Phẫu thuật cắt gan là quá trình cắt bỏ một phần của gan. Thường thì phẫu thuật này được thực hiện để loại bỏ các khối bướu của gan, bao gồm u gan nguyên phát (phát triển trực tiếp trong gan) hoặc u gan thứ phát (lan từ các khu vực khác đến gan). Mục tiêu chính của quá trình này là loại bỏ hoàn toàn các khối u, đồng thời không để sót lại bất kỳ phần nào gây nguy cơ cho sức khỏe của bệnh nhân đều được loại bỏ hoàn toàn.
Bạn đang đọc: Phẫu thuật cắt gan là gì? Sau phẫu thuật có biến chứng không?
Phẫu thuật cắt gan là một quá trình y khoa quan trọng được thực hiện để giải quyết các vấn đề liên quan đến cơ quan gan. Gan là tuyến tiêu hóa lớn nhất trong cơ thể con người và là trung tâm trao đổi chất trong cơ thể, đảm nhận nhiều vai trò từ quá trình tiêu hóa đến việc lọc máu và duy trì hàm lượng đường trong máu.
Vị trí và chức năng của gan
Gan nằm ở đâu trong cơ thể?
Gan – cơ quan nội tạng đặc lớn nhất trong cơ thể, nằm ở phía trên vùng hạ sườn phải của bụng và dưới lồng ngực, đóng vai trò quan trọng, thiết yếu đối với sự sống còn của con người.
Chức năng của gan
Chức năng tổng hợp
Gan đảm nhận chức năng cung cấp protein chủ yếu cho cơ thể, tham gia quá trình xử lý phần lớn lượng thức ăn mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày. Sau khi thức ăn đi vào cơ thể, chúng sẽ được phân hủy và chuyển hóa thành glucose được ruột hấp thụ và sử dụng làm năng lượng cho cơ thể hoạt động. Một phần glucose sẽ được lưu trữ dưới dạng glycogen trong gan để sử dụng sau này. Ngoài ra, gan còn đảm nhận chức năng tổng hợp các yếu tố trong quá trình đông máu, hormone angiotensinogen,… Nếu chức năng tổng hợp của gan gặp vấn đề có thể gây ra bệnh tiểu đường, rối loạn tiêu hóa,…
Sản xuất mật
Gan sản xuất mật, một chất cần thiết được dự trữ trong túi mật và sau đó bơm vào đường mật chính. Chất này tiếp tục đi xuống ruột, hỗ trợ quá trình hấp thu chất béo từ thức ăn, đồng thời tham gia vào quá trình tiêu hóa tổng hợp. Một khi chức năng gan bị rối loạn có thể làm tăng nguy cơ sỏi mật.
Chức năng giải độc
Gan là cơ quan giải độc chính của cơ thể, nó hoạt động như một “bộ lọc” quan trọng, bảo vệ cơ thể khỏi bị hư hại. Một số chất thải trao đổi chất trong cơ thể hoặc các sản phẩm của vi khuẩn đường ruột và thuốc dùng vào sẽ được gan xử lý, biến các chất độc hại thành chất không độc, ít độc hơn hoặc dễ hòa tan và được đào thải ra khỏi cơ thể. Quá trình này được gọi là giải độc. Ngoài ra, chức năng ngăn chặn nhiễm trùng của gan cũng đóng vai trò lớn trong việc bảo vệ sức khỏe. Nếu chức năng giải độc của gan có vấn đề, bạn có thể xuất hiện triệu chứng ngứa, ngứa ở các chi cho đến toàn thân.
Chức năng lưu trữ
Gan có thể lưu trữ các vitamin tan trong chất béo và 95% vitamin A của cơ thể được lưu trữ ở gan. Gan còn là nơi lưu trữ và chuyển hóa các vitamin C, D, E, K, B1, B6,… Sắt là thành phần quan trọng của huyết sắc tố và lượng sắt được lưu trữ trong gan nhiều hơn toàn bộ máu trong cơ thể.
Phẫu thuật cắt gan là gì?
Phẫu thuật cắt gan là quá trình loại bỏ một phần của gan, có thể là gan trái hoặc gan phải. Thông thường, phẫu thuật này được tiến hành để loại bỏ các khối u ác tính trong gan và mô xung quanh, nhằm đạt được mục tiêu chính là điều trị ung thư gan. Đây là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự chính xác và kỹ thuật cao từ phía đội ngũ y bác sĩ và nhóm y tế tham gia. Phẫu thuật cắt gan thường được lựa chọn khi không thể áp dụng các phương pháp điều trị khác hoặc khi khối u đã phát triển quá lớn hoặc nằm ở vị trí khó tiếp cận bằng các phương pháp khác. Quá trình này nhằm mục đích giảm bớt sự lây lan của tế bào ung thư và cải thiện khả năng sống sót và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Tìm hiểu thêm: Vì sao rung nhĩ gây huyết khối? Các loại thuốc chống đông dùng trong rung nhĩ
Phương pháp cắt gan tiến hành như thế nào?
Quy trình phẫu thuật cắt gan thường được thực hiện dưới tình trạng gây mê toàn thân, thời gian kéo dài từ 3 đến 6 giờ, đôi khi có thể lâu hơn. Hầu hết các trường hợp cắt gan thực hiện thông qua phẫu thuật mở bụng, trong đó một đường rạch da được tạo ra ở khu vực bụng. Tuy nhiên, có những trường hợp phẫu thuật nội soi (phẫu thuật ít xâm lấn) cũng được sử dụng cho việc cắt bỏ gan. Lựa chọn giữa phẫu thuật mở và phẫu thuật nội soi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kích thước và số lượng khối u cần loại bỏ. Phẫu thuật nội soi thường mang lại lợi ích cho bệnh nhân bằng cách giảm thời gian nằm viện và giảm đau sau phẫu thuật. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đều thích hợp cho phương pháp này.
Các biến chứng sau phẫu thuật cắt gan
Phẫu thuật cắt gan mang theo những nguy cơ rủi ro đáng kể cho bệnh nhân, bao gồm:
- Xuất huyết: Rủi ro xuất huyết là một trong những vấn đề phổ biến sau phẫu thuật cắt gan.
- Hình thành cục máu đông: Sự hình thành cục máu đông có thể xảy ra và gây nguy cơ cho sức khỏe của bệnh nhân như nhồi máu cơ tim, thuyên tắc tĩnh mạch,…
- Tổn thương gan: Phẫu thuật gây tổn thương cho cấu trúc gan, làm tăng nguy cơ xuất huyết tại vùng cắt.
- Nhiễm trùng: Nguy cơ nhiễm trùng là một rủi ro tiềm ẩn sau mọi phẫu thuật, bao gồm cả phẫu thuật cắt gan.
- Viêm phổi: Có thể xuất hiện tình trạng viêm phổi, đặc biệt nếu bệnh nhân không thực hiện các biện pháp hỗ trợ hô hấp sau phẫu thuật.
- Tác dụng phụ do gây mê: Một số tác dụng phụ từ chất gây mê có thể xảy ra và ảnh hưởng đến quá trình phục hồi.
- Nguy cơ tái phát ung thư gan: Có nguy cơ tái phát ung thư từ những tế bào ung thư tiềm ẩn trong phần còn lại của gan.
Để giảm thiểu những rủi ro này, quá trình chăm sóc sau mổ cắt gan cũng đóng vai trò quan trọng. Theo dõi đều đặn và điều trị kịp thời sau phẫu thuật là quan trọng để hỗ trợ bệnh nhân hồi phục một cách an toàn và hiệu quả.
>>>>>Xem thêm: Ngủ sớm có hết thâm mắt không? Tiết lộ bất ngờ dành cho bạn
Bài viết trên đây đã chia sẻ về khái niệm phẫu thuật cắt gan, quy trình thực hiện và các biến chứng có thể xảy ra. Trong khi phẫu thuật cắt gan mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị các bệnh lý gan, nhưng cũng không tránh khỏi những rủi ro và thách thức. Quá trình theo dõi và chăm sóc sau cắt gan đóng vai trò quan trọng, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng và khỏe mạnh.
Xem thêm: Chụp cắt lớp gan là gì? Lưu ý trong quá trình thực hiện
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm