Châm cứu là phương pháp điều trị bắt đầu từ y học cổ truyền Trung Quốc. Đây là phương pháp thường dùng để điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy châm cứu có đau không? Hãy xem bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Châm cứu có đau không? Một số vấn đề có thể gặp phải khi châm cứu
Châm cứu có nhiều hiệu quả điều trị trong các bệnh lý khác nhau. Điều này đã được thể hiện ở nhiều bài báo cáo. Hiện nay, châm cứu vẫn có giá trị trong điều trị nhiều bệnh. Vì vậy nhiều người thắc mắc rằng châm cứu có đau không? Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
Châm cứu là gì?
Theo y học cổ truyền, châm có nghĩa là dùng vật nhọn, mỏng, xuyên qua da vào các huyệt đạo. Cứu nghĩa là dùng nhiệt tác động lên huyệt để kích hoạt các huyệt đạo. Như vậy châm và cứu là hai phương pháp chữa bệnh đã có từ rất lâu.
Khi dùng kim nhọn châm vào da, bác sĩ sẽ dùng các thủ pháp khác nhau để thông kinh hoạt lạc. Cách dùng thủ pháp nào sẽ tùy thuộc vào tình hình sức khỏe của người bệnh. Đây gọi là phương pháp châm.
Cứu nghĩa là dùng lá ngải khô tạo thành ngải nhung. Từ ngải nhung sẽ vo thành các viên nhỏ như mồi ngải hoặc quấn tròn thành điếu ngải. Ngải nhung sẽ được đốt lửa rồi hơ lên các huyệt vị của người bệnh bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Phương pháp này chủ yếu dùng hơi nóng kích thích các huyệt đạo, làm thông kinh lạc để điều trị bệnh.
Châm cứu có đau không?
Có nhiều loại kim châm cứu, trong đó có một số kim châm mỏng như sợi tóc. Vậy khi châm cứu có đau không?
Khi thực hiện châm cứu, bác sĩ sẽ thao tác châm kim qua da thật nhanh và chính xác. Thêm nữa là kim có đường kính rất nhỏ và mỏng. Do đó hầu như người bệnh không cảm thấy đau. Tuy nhiên một số người nhạy cảm hơn bình thường sẽ có cảm giác nhói nhẹ lúc kim qua da. Khi kim đã vào trong da thì sẽ mất cảm giác nhói này.
Khi người bệnh cảm thấy stress, lo lắng thì cảm giác đau sẽ tăng lên. Bởi vì do các cơ co thắt, khi kim châm vào sẽ gây đau. Bởi vậy khi châm cứu, bạn nên thả lỏng cơ thể, bình tĩnh hít thở đều để bác sĩ làm việc. Lo lắng, căng thẳng có thể khiến bạn cảm thấy đau hoặc thậm chí là gặp tai biến trong châm cứu.
Một số vấn đề gặp phải khi châm cứu
Châm cứu có thể điều trị một số vấn đề về sức khoẻ như: Đau khớp, đau lưng, viêm khớp, thoái hoá khớp, hồi phục sau chấn thương,… Vậy, châm cứu có đau không? Theo thông tin ở trên thì khi châm cứu bạn cần bình tĩnh, thả lỏng cơ thể. Mặc dù châm cứu chỉ có cảm giác nhói nhẹ nhưng nếu bạn căng thẳng sẽ gây đau hơn.
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý một số biến chứng có thể gặp khi châm cứu, bao gồm:
- Đau sau châm cứu: Có thể bạn sẽ thấy khó chịu và đau nhức sau châm cứu. Tuy nhiên các triệu chứng này sẽ biến mất trong khoảng 24 giờ. Bạn nên đến bệnh viện để thăm khám nếu các triệu chứng này không thuyên giảm.
- Xảy ra tình trạng hoa mắt chóng mặt, lạnh tay chân, toát mồ hôi, ngất xỉu: Khi thực hiện châm cứu đối với người đang mắc các bệnh lý về tim mạch; người có tinh thần nhạy cảm, quá lo lắng, hay sợ hãi; người có thể chất yếu, đang mệt mỏi, đuối sức,… dễ gặp phải những tình huống này. Đây gọi là vựng châm. Đối với những trường hợp lo lắng, sợ hãi, bác sĩ nên giải thích rõ ràng để người bệnh yên tâm châm cứu. Khi đó người bệnh sẽ không còn lo lắng châm cứu có đau không.
- Chảy máu, bầm tím da: Khi người bệnh có vấn đề về đông máu, cần thông báo ngay cho bác sĩ biết. Khi châm cứu cũng sẽ có trường hợp có máu hoặc các vết bầm tại vị trí châm. Tuy nhiên bác sĩ sẽ cầm máu ngay lập tức, cũng như chườm nóng để tan máu bầm.
Tìm hiểu thêm: Da mặt bị ngứa châm chích có nguy hiểm không? Cách xử lý thế nào?
Một số trường hợp không nên châm cứu
Châm cứu giải quyết được một số vấn đề sức khỏe nhưng có một số trường hợp không nên châm cứu:
- Phụ nữ mang thai: Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu nào cho thấy việc thực hiện châm cứu sẽ mang lại lợi ích cho phụ nữ mang thai. Do đó phụ nữ mang thai không cần thiết phải thực hiện châm cứu.
- Người đang có thể trạng yếu: Những người suy nhược cơ thể, mới ốm dậy, người có sức khỏe yếu thì không nên châm cứu.
- Người đang mắc các bệnh lý liên quan đến thần kinh và tim mạch: Khi mắc các bệnh này, bạn nên thông báo ngay cho bác sĩ để bác sĩ quyết định phương pháp điều trị khác phù hợp cho bạn.
- Không nên châm cứu cho người lao động đang mệt mỏi, đuối sức.
- Không nên thực hiện phương pháp châm cứu đối với người ăn quá no hoặc đang quá đói.
Đồng thời cũng tuyệt đối không châm cứu ở một số vùng trên cơ thể như: Núm vú, rốn và không được châm sâu vào vùng ngực bụng.
Một số vấn đề khác cần lưu ý khi thực hiện châm cứu
Ngoài các yếu tố về sức khỏe của chính mình mà bạn cần lưu ý khi thực hiện châm cứu thì trong bài viết này Nhà thuốc Long Châu cũng sẽ cung cấp một số thông tin khác về phương pháp châm cứu để trả lời cho câu hỏi: Châm cứu có đau không?
Thời gian châm cứu là khoảng từ 15 – 20 phút. Mỗi bệnh sẽ có liệu trình châm cứu riêng biệt, được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Bạn không được tự ý tăng hoặc giảm liệu trình châm cứu mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
Trung bình một liệu trình châm cứu kéo dài khoảng 15 – 20 ngày. Bởi vì, các huyệt đạo được phân bố khắp cơ thể, để có hiệu quả điều trị thì cần phải có thời gian kích thích. Bác sĩ cũng sẽ theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn để điều chỉnh thời gian phù hợp.
Vậy khi kéo dài thời gian điều trị thì châm cứu có gây đau không? Bạn không nên lo lắng vấn đề này. Bởi vì, khi châm cứu thì bác sĩ luân phiên châm vào các huyệt đạo khác nhau để bạn không cảm thấy đau, khó chịu.
>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm HER2 có ý nghĩa gì trong ung thư vú?
Kỹ thuật châm cứu tùy thuộc vào tay nghề chuyên môn của bác sĩ. Khi châm không đúng kỹ thuật sẽ chạm vào các mạch máu gây đau, chảy máu. Hay thậm chí có thể châm trúng các dây thần kinh làm tê liệt vị trí chỗ châm. Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khi châm cứu phải thông báo ngay cho bác sĩ. Tốt nhất là bạn nên chọn cơ sở châm cứu được cấp phép hoạt động để đảm bảo hiệu quả điều trị, không bị tiền mất tật mang.
Qua bài viết trên, bạn đã biết được châm cứu có đau không. Bạn nên chọn được cơ sở châm cứu uy tín, được cấp phép hoạt động, bác sĩ có đủ chứng chỉ hành nghề. Bởi vì việc châm cứu có gây đau hay không còn phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ. Bạn cũng nên thả lỏng, bình tĩnh khi châm cứu, đồng thời thông báo ngay cho bác sĩ tình trạng sức khỏe của mình. Trong quá trình châm cứu và sau châm cứu, nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn phải báo cho bác sĩ hoặc đến ngay bệnh viện để xử lý kịp thời. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm