Chảy máu ồ ạt là một trong những trường hợp mất máu nặng cần phải tiến hành cầm máu và cấp cứu kịp thời để tránh ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Để hiểu hơn về mức độ nguy hiểm và nguyên nhân gây chảy máu ồ ạt, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo bài viết sau.
Bạn đang đọc: Chảy máu ồ ạt có nguy hiểm không? Nguyên nhân và dấu hiệu khi chảy máu ồ ạt
Chảy máu ồ ạt có thể do nhiều nguyên nhân, tình trạng này khiến vết thương hở không cầm được máu, máu chảy liên tục và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu sâu hơn về tình trạng này.
Chảy máu ồ ạt có nguy hiểm không?
Tình trạng xuất huyết bất thường có rất nhiều loại và hình thái thể hiện với mức độ khác nhau. Người bệnh có thể xuất hiện thể nhẹ như chảy máu cam không rõ nguyên nhân, rối loạn kinh nguyệt, ra máu âm đạo, rong kinh, chảy máu kéo dài ở vết thương nhỏ, chảy máu chân răng hoặc khi dùng chỉ nha khoa,… Tình trạng xuất huyết nặng hơn được gọi là chảy máu ồ ạt, thường xuất hiện với các chấn thương nặng.
Một số bệnh nhân bị xuất huyết hoặc chảy máu ồ ạt có thể liên quan đến tổn thương da không rõ nguyên nhân như xuất hiện các nốt phát ban, các chấm hoặc ban xuất huyết do chảy máu dưới da hoặc dưới vùng niêm mạc, các vết bầm tím ở nhiều vị trí hoặc bị giãn tĩnh mạch.
Trong khi đó cũng có những bệnh nhân nhập viện có thể chảy máu ồ ạt đột ngột tại vị trí tiêm truyền hoặc đôi khi là chảy máu trầm trọng như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết qua đường tiết niệu hoặc nhiều vị trí khác trên cơ thể.
Tuy nhiên cũng có một số trường hợp bị xuất huyết nhưng không biểu hiện ra ngoài và chỉ được phát hiện khi người bệnh khám sức khỏe định kỳ hoặc thực hiện xét nghiệm máu, bao gồm cả tình trạng chảy máu ồ ạt dẫn đến giảm đột ngột lượng hemoglobin trong máu hoặc rối loạn đông máu.
Tình trạng xuất huyết nặng hoặc chảy máu ồ ạt được định nghĩa là hiện tượng xuất huyết có thể dẫn đến tử vong, tại những vị trí nguy hiểm như nội sọ, nội nhãn, trong ống sống hoặc sau phúc mạc, nội khớp, màng ngoài tim, bên trong cơ,… cà xét nghiệm cho thấy chỉ số hemoglobin giảm nhiều hơn 2g/dl thì người bệnh cần phải tiến hành cấp cứu, cầm máu và truyền máu kịp thời để cứu chữa.
Nguyên nhân dẫn đến chảy máu ồ ạt
Hiện tượng chảy máu ồ ạt có thể do nhiều nguyên nhân gây nên với các cơ chế khác nhau nhưng nhìn chung đều là hậu quả của các vấn đề sức khỏe như:
- Rối loạn chức năng tiểu cầu: Dẫn đến rối loạn khả năng cầm máu của cơ thể, giảm lượng tiểu cầu nghiêm trọng.
- Rối loạn đông máu: Có thể do nguyên nhân di truyền hoặc bị bệnh, trong đó, trường hợp thường gặp nhất là người bệnh sử dụng thuốc kháng đông máu để điều trị bệnh hoặc đang chữa trị bệnh gan nên giảm khả năng cầm máu của cơ thể, gián tiếp dẫn đến chảy máu ồ ạt.
- Rối loạn chức năng của thành mạch máu.
Những dấu hiệu đi kèm khi bị chảy máu ồ ạt
Trong quá trình tìm hiểu và khai thác bệnh sử của người bị chảy máu ồ ạt, bác sĩ xác định vị trí, số lượng và thời gian bắt đầu xuất huyết, đồng thời tìm hiểu nguyên nhân gây chảy máu. Ví dụ bệnh nhân nhận thấy những dấu bầm tím bất thường trên cơ thể thì bác sĩ sẽ tiến hành xác định xem họ có bị chảy máu cam, chảy máu chân răng hoặc tiêu tiểu có máu, ho ra máu,… hay không.
Sau khi kiểm tra lâm sàng và tiền sử bệnh trước đây của bệnh nhân, bác sĩ cũng sẽ quan tâm đến các bệnh lý dẫn đến rối loạn chức năng tiểu cầu hoặc đông máu, cụ thể là:
- Nhiễm khuẩn nặng hoặc các bệnh lý như ung thư, xơ gan, nhiễm HIV, mang thai,…
- Tiền sử bệnh nhân bị xuất huyết, chảy máu ồ ạt cần phải tiến hành truyền máu.
- Tiền sử gia đình bệnh nhân từng có người bị chảy máu ồ ạt, mất nhiều máu trước đây.
- Tiền sử uống thuốc, đặc biệt là các loại thuốc kháng đông máu như heparin, warfarin, thuốc ức chế thrombin hoặc yếu tố Xa, thuốc aspirin và các loại thuốc NSAID.
Tìm hiểu thêm: Tinh bột là gì? Tinh bột có trong thực phẩm nào?
Sau khi tìm hiểu thông qua bệnh án và tiền sử gia đình bệnh nhân, bác sĩ sẽ bắt đầu thăm khám để xác định nguyên nhân gây chảy máu ồ ạt cũng như các triệu chứng như:
- Các dấu hiệu khi bị chảy máu ồ ạt bao gồm tăng nhịp tim, hạ huyết áp, da tái xanh, niêm mạc nhạt màu hoặc có triệu chứng nhiễm trùng nặng.
- Xác định các dấu hiệu xuất huyết như xuất huyết dưới da, xuất huyết dưới niêm mạc vùng mũi, miệng hoặc âm đạo, xuất huyết tiêu hóa như tiêu phân đen, nôn ra máu,… xuất huyết trong các mô sâu của cơ thể dẫn đến đau khi vận động, sưng phù, máu tụ trong cơ,… và cuối cùng là xuất huyết não khiến người bệnh lơ mơ, có triệu chứng thần kinh định vị.
- Các dấu hiệu gợi ý đến bệnh lý về gan như xơ gan cổ chướng, lách to, tăng áp lực lên tĩnh mạch cửa, vàng da,…
Bên cạnh đó bác sĩ cũng sẽ quan tâm đến các dấu hiệu liên quan đến chảy máu ồ ạt gồm:
- Mất nhiều máu dẫn đến giảm thể tích tuần hoàn hoặc gây choáng.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc phụ nữ vừa sinh con xong.
- Dấu hiệu cơ thể bị nhiễm trùng tại một vị trí, cơ quan nào đó, có thể là nhiễm trùng nặng hoặc nhiễm khuẩn huyết.
Những hình thái chảy máu ồ ạt đặc biệt cần quan tâm
Một số hình thái chảy máu ồ ạt được xếp vào mục đặc biệt và cần chú ý theo dõi liên tục gồm:
- Xuất huyết hoặc chảy máu ồ ạt bất thường ở bệnh nhân có dùng thuốc kháng đông máu warfarin với nguy cơ chảy máu ồ ạt cao hơn người dùng thuốc khác hoặc kết hợp nhiều loại thuốc chữa bệnh.
- Người bệnh có dấu hiệu bị giãn các mạch máu trên mặt, môi, niêm mạch mũi, miệng hoặc ở các đầu ngón tay, ngón chân,… kết hợp với tiền sử bệnh lý của gia đình, người thân từng bị chảy máu ồ ạt có thể gợi ý đến bệnh lý giãn tĩnh mạch xuất huyết di truyền.
- Xuất huyết dưới da hoặc dưới niêm mạc, đa số là do rối loạn chức năng tiểu cầu, bao gồm rối loạn cả về số lượng và chất lượng tiểu cầu.
- Bệnh nhân bị chảy máu ồ ạt có tiền sử gia đình từng gặp tình trạng tương tự có thể gợi ý đến nguyên nhân gồm rối loạn đông máu có tính di truyền (ví dụ như bệnh hemophilia), tình trạng rối loạn chất lượng tiểu cầu, giãn mạch xuất huyết di truyền,…
>>>>>Xem thêm: Hợp chất PAHS là gì mà có thể gây ung thư?
Trên đây là một số thông tin về tình trạng chảy máu ồ ạt mà Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến bạn đọc, hy vọng có thể giúp ích cho bạn. Khi có các dấu hiệu chảy máu bất thường, xuất huyết gây bầm tím dưới da, chảy máu cam liên tục,… bạn nên đến bệnh viện để xét nghiệm và kiểm tra sức khỏe.
Xem thêm:
- Cách phân loại nhóm máu và các nhóm máu phổ biến hiện nay
- Truyền máu khối lượng lớn là gì? Có gây tai biến nguy hiểm không?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm