Một trong các hợp chất gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng với sức khỏe khi tiếp xúc là PAHs. Vậy PAHs là gì, nguy hiểm như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu.
Bạn đang đọc: Hợp chất PAHS là gì mà có thể gây ung thư?
Hiện nay, nhiều hợp chất phát sinh từ nguồn tự nhiên hoặc nhân tạo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người trong đó có PAHs. Vậy PAHs là gì, nguy hiểm như thế nào?
PAHs là gì?
Nhiều người đặt ra câu hỏi các hydrocacbon thơm đa vòng PAHs là gì. Thực tế, PAHs là viết tắt của cụm từ Polycyclic Aromatic Hydrocarbons, là nhóm các hợp chất hóa học có cấu trúc bao gồm các vòng thơm không chứa các dị vật hoặc nhóm thế và thường có hai hoặc nhiều vòng thơm gắn với nhau tạo thành các hợp chất hữu cơ bền.
Theo cấu trúc, các hydrocacbon thơm đa vòng thường được phân thành hai nhóm:
- Nhóm PAHs phân tử nhỏ có số vòng thơm nhỏ hơn hoặc bằng sáu.
- Nhóm PAHs phân tử lớn có số vòng thơm lớn hơn sáu.
Các hydrocacbon thơm đa vòng thường tồn tại dưới dạng không màu, hoặc có thể màu trắng hoặc vàng nhạt. Chúng thường ở dạng rắn ở nhiệt độ phòng, có mùi thơm đặc trưng và mỗi loại có thể có mùi khác nhau. Các hợp chất này ít hoặc không tan trong nước, nhưng tan trong các dung môi hữu cơ. Chúng tham gia vào nhiều phản ứng hoá học như phản ứng thế, phản ứng oxy hóa.
Khi tồn tại trong môi trường, các hydrocacbon thơm đa vòng có thể tạo ra nhiều sản phẩm oxy hóa và có thể phản ứng với ozon và các gốc hydroxyl trong không khí.
Một số loại PAHs có thể gây hại trực tiếp cho cơ thể, hoặc các sản phẩm oxy hóa của chúng có độc tính cao đối với cơ thể.
Các nguồn phát sinh hydrocarbon thơm đa vòng
Hai nguồn phát sinh phổ biến nhất của PAHs là gì? Đó chính là nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo.
- Nguồn tự nhiên: Chất này chủ yếu xuất hiện trong tự nhiên thông qua quá trình biến đổi từ nhựa đường hoặc thông qua các quá trình tự nhiên như trầm tích, phun trào núi lửa. Ngoài ra, PAH có thể phát sinh từ việc đốt cháy không hoàn toàn các chất hữu cơ trong các vụ cháy rừng tự nhiên.
- Nguồn nhân tạo: PAH được tạo ra từ quá trình đốt cháy hàng ngày như rơm, rạ, củi, than, hút thuốc lá; các quá trình công nghiệp và khai thác, sử dụng các nhiên liệu hóa thạch; sản xuất nông nghiệp và sử dụng các chất bảo vệ thực vật; khói từ phương tiện giao thông và bụi từ các công trình xây dựng.
Trong thực phẩm, các lượng PAH cũng có thể tồn tại tùy thuộc vào từng loại và khu vực. Các khu vực với mức độ ô nhiễm cao thì các thực phẩm như lương thực, cây trồng có nguy cơ bị nhiễm cao. Hoạt động của các khu công nghiệp và giao thông cũng tăng nguy cơ nhiễm PAH.
Các loại thực phẩm có thể bị nhiễm PAH trực tiếp thông qua chất thải môi trường hoặc bề mặt rau củ. Cũng có thể thực phẩm được phơi khô trên bề mặt đường nhựa hoặc chứa nhiều PAH như thịt nướng và thịt hun khói.
PAHs có thể gây ung thư không?
Khi các chất hydrocacbon thơm đa vòng nhập vào cơ thể, chúng thường trải qua quá trình chuyển hóa và tạo thành các hợp chất PAHs. Các hợp chất này có thể tương tác với một số enzyme như aryl hydrocarbon hydroxylase để tạo ra các dẫn xuất PAHs dihydrodiol. Những dẫn xuất này có thể tạo ra liên kết hóa học với protein và acid nucleic, gây ra đột biến gen và có thể dẫn đến sự phát triển của ung thư.
PAH có khả năng xâm nhập vào cơ thể thông qua nhiều con đường khác nhau như tiêu hóa, da, hoặc hô hấp. Độc tính của chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng vòng thơm trong cấu trúc, con đường vào cơ thể và số lượng tiếp xúc với cơ thể.
Theo cơ quan nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC), một số loại PAHs được xem là gây ung thư đối với con người và động vật. Ví dụ, chất naphtalen được phân loại như một chất gây ung thư nhóm B và có thể gây hại cho nhiều cơ quan như phổi, thận và có thể gây khó thở. Ở một số quốc gia như châu Âu và Trung Quốc, việc sử dụng băng phiến và các sản phẩm chứa naphtalen đã bị cấm từ năm 2008. Ngoài ra, các loại PAHs khác như acenaphthylene, fluoranthene, Phenanthrene, Fluorene cũng có khả năng gây hại cho sức khỏe của con người.
Trong thực phẩm như thịt nướng, thịt quay và các loại thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao, có thể chứa PAH từ môi trường. Việc tiêu thụ thường xuyên các loại thực phẩm này có thể dẫn đến sự tích tụ PAH trong cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư và các bệnh lý khác.
Mặc dù thịt nướng và các món ăn có gia vị có vẻ hấp dẫn, nhưng việc tiêu thụ lượng lớn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư và các bệnh lý nghiêm trọng khác do tăng lượng PAH trong cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Phác đồ điều trị nhiễm trùng đường ruột bệnh nhân cần nắm
Mức độ phơi nhiễm PAHs nào có hại cho sức khỏe?
Bên cạnh việc tìm hiểu tác hại của PAHs là gì thì nồng độ PAHs bao nhiêu gây hại cũng được mọi người quan tâm. Hiện chưa có thông tin chính xác từ các nghiên cứu trên con người về những hậu quả cụ thể có thể xảy ra do tiếp xúc với các PAHs ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, có dấu hiệu cho thấy việc hít thở PAHs và tiếp xúc da có thể liên quan đến tăng nguy cơ mắc ung thư ở con người. Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng, chuột phơi nhiễm với 308 ppm PAHs (chủ yếu là benzo (a) pyrene) trong thực phẩm trong 10 ngày (phơi nhiễm ngắn hạn) đã gây ra các vấn đề bẩm sinh. Trong khi đó, chuột phơi nhiễm với 923 ppm benzo (a) pyrene trong thực phẩm trong nhiều tháng đã gây ra các vấn đề liên quan đến gan và máu.
>>>>>Xem thêm: Thực hư về tác hại của nong hàm trong chỉnh nha
Bài viết trên đã cung cấp các thông tin cần thiết nhằm giúp bạn đọc hiểu được PAHs là gì. Hy vọng qua đây, bạn đã có thêm kiến thức để hạn chế sử dụng cũng như tiếp xúc với PAHs để tránh những tác hại khó lường xảy ra.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm