Hiện nay với sự phát triển của y học, các bệnh nhân mắc bệnh tim đã được hỗ trợ điều trị bằng cách đặt máy tạo nhịp tim. Sau khi thực hiện đặt máy tạo nhịp tim, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt phù hợp để thích nghi và sống chung với nó. Vậy cách chăm sóc bệnh nhân sau đặt máy tạo nhịp như thế nào?
Bạn đang đọc: Cách chăm sóc bệnh nhân sau đặt máy tạo nhịp tim
Máy tạo nhịp tim là thiết bị y tế quan trọng được sử dụng để điều chỉnh nhịp tim của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn của các y bác sĩ nhằm đảm bảo quá trình hoạt động cũng như sức khỏe người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu cách chăm sóc bệnh nhân sau đặt máy tạo nhịp tim.
Tìm hiểu về máy tạo nhịp tim
Máy tạo nhịp tim là một thiết bị nhỏ được đặt vào vùng ngực nhằm kiểm soát nhịp tim bất thường (rối loạn nhịp tim). Máy tạo nhịp tim cấu tạo gồm 2 phần bao gồm bộ điều khiển và hai dây điện cực. Đầu dây điện cực thứ nhất nối với bộ điều khiển, đầu dây còn lại được cắm vào thành tim. Dây điện cực thứ hai có một đầu gắn với buồng nhĩ, đầu còn lại gắn ở buồng thất. Bộ điều khiển bao gồm một cục pin và mạch điện, giúp truyền các xung điện nhỏ xuống dây dẫn và đi vào tim. Những xung điện này sẽ giúp tim đập bình thường.
Những bệnh nhân mắc bệnh rối loạn nhịp tim chậm, nghẽn dẫn truyền tim thì máy tạo nhịp sẽ giúp tăng nhịp tim, hoạt động điện ở buồng nhĩ và buồng thất được đồng bộ nhằm tránh các bệnh rối loạn nhịp tim nguy hiểm.
Trường hợp cần đặt máy tạo nhịp tim
Máy tạo nhịp tim giúp người mắc bệnh rối loạn nhịp tim có thể điều khiển nhịp tim. Máy giúp làm tăng nhịp tim khi nhịp tim chậm hoặc làm giảm nhịp tim khi nhịp tim quá nhanh. Máy tạo nhịp tim giúp đồng bộ hoạt động điện giữa buồng nhĩ và buồng thất, hỗ trợ buồng thất co bóp tốt hơn đối với trường hợp rối loạn nhịp tim như bị rung nhĩ.
Những bệnh nhân mắc các bệnh nhịp tim chậm, tình trạng xung điện truyền trong tim chậm hơn bình thường hoặc bị tắc nghẽn đều được chỉ định đặt máy tạo nhịp tim. Máy tạo nhịp tim có thể được lắp tạm thời hoặc vĩnh viễn tùy trường hợp cụ thể. Đặt máy tạo nhịp tim tạm thời nhằm khắc phục các vấn đề tạm thời về nhịp tim bao gồm sau phẫu thuật tim, nhịp tim chậm sau nhồi máu cơ tim hoặc dùng thuốc quá liều,… Trường hợp các vấn đề nhịp tim kéo đài không hồi phục cần thực hiện đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.
Một số biến chứng sau khi đặt máy tạo nhịp tim
Để tìm hiểu cách chăm sóc bệnh nhân sau đặt máy tạo nhịp thì trước tiên chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua một số biến chứng có thể gặp phải sau khi đặt máy tạo nhịp trước nhé. Một số biến chứng sau khi đặt máy tạo nhịp bao gồm:
Tụ máu
Tụ máu là biến chứng thường gặp sau khi thực hiện đặt máy tạo nhịp tim. Máu tụ hình thành trong quá trình bóc tách các mạc, cân cơ để tạo khoảng trống chứa máy hoặc do máu thoát ra từ các tĩnh mạch hoặc động mạch bị vỡ. Tình trạng tụ máu nhẹ sẽ hết sau một thời gian, tuy nhiên nếu bệnh nhân bị tụ máu nặng thì cần phải điều trị.
Bong vết thương tại chỗ
Đây là một trong những biến chứng hiếm gặp có thể xuất hiện sau một vài ngày sau khi đặt máy. Nguyên nhân dẫn đến việc bong vết thương tại chỗ là do đặt máy có kích thước không phù hợp làm căng da, căng cơ khiến vết thương lâu lành và thiếu máu. Không những vậy, biến chứng này có thể gây nhiễm trùng, ảnh hưởng sức khỏe người bệnh.Lạc chỗ máy tạo nhịp và ăn mòn da
Lạc chỗ máy tạo nhịp và ăn mòn da
Lạc chỗ máy tạo nhịp là sự dịch chuyển máy so với vị trí ban đầu gây ảnh hưởng đến hoạt động của máy, làm bào mòn lớp da bên trên, máy bị lòi ra ngoài và dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.
Tìm hiểu thêm: Top địa điểm khám mắt cho trẻ em ở Hà Nội uy tín
Cách chăm sóc bệnh nhân sau đặt máy tạo nhịp tim
Để hạn chế những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, dưới đây là một số cách chăm sóc bệnh nhân sau đặt máy tạo nhịp tim mà mọi người có thể tham khảo như sau:
- Uống thuốc theo toa: Người bệnh nên chủ động uống thuốc theo toa của bác sĩ hoặc người nhà nên theo dõi chặt chẽ việc uống thuốc của bệnh nhân. Thuốc có tác dụng phối hợp cùng máy tạo nhịp giúp hoạt động của tim tốt hơn.
- Khám bệnh theo lịch hẹn của bác sĩ: Người bệnh cần tuân thủ tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để được khám, tư vấn và điều chỉnh chế độ máy cho phù hợp với sức khỏe. Ngoài ra, bác sĩ sẽ có thể đánh giá hệ thống dẫn cũng như pin của máy qua những lần tái khám, đảm bảo máy hoạt động tốt.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh: Người bệnh cần ăn theo nguyên tắc ít muối, ít mỡ và ít tinh bột. Lưu ý rằng người bệnh không nên ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin K như các loại rau họ rau cải, các loại rau màu xanh đậm, quả mận, dưa leo,… Người bệnh tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá,…
- Tránh cho bệnh nhân vận động mạnh: Sau khi lắp máy tạo nhịp tim thì chúng cần 8 tuần để điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với cơ thể người bệnh. Chính vì vậy, người bệnh cần tránh hoạt động mạnh, vung tay cao, bê vác vật nặng, tập các bài tập thể dục nặng, chạy bộ,…
- Khác: Không cho bệnh nhân tiếp xúc lâu với các thiết bị bao gồm điện thoại, máy nghe nhạc, máy phát điện, dây điện cao thế, máy chụp cộng hưởng từ, điều trị bằng sóng cao tần,… Bởi những thiết bị này có thể gây ảnh hưởng các tín hiệu của máy tạo nhịp khiến máy hoạt động không chính xác.
>>>>>Xem thêm: Chọn mua vitamin giúp bé ăn ngon ngủ ngon cần lưu ý điều gì?
Có thể thấy, máy tạo nhịp tim có thể giúp điều trị rối loạn nhịp tim và từng trường hợp mà bệnh nhân có thể lắp tạm thời hoặc vĩnh viễn. Tuy nhiên đối với trường hợp nào thì cũng cần biết cách chăm sóc bệnh nhân sau đặt máy tạo nhịp để đảm bảo sức khỏe bệnh nhân ổn định, hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Nếu xuất hiện các biểu hiện bất thường khác, hãy đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời nhé.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm