Như thế nào là nghén nặng? Nghén nặng phải làm sao?

Như thế nào là nghén nặng? Nghén nặng phải làm sao?

Không ít thai phụ bị nghén nặng gây nôn và buồn nôn liên tục, không thể ăn uống hay sinh hoạt bình thường. Bài viết sau đây mời bạn cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân gây nghén nặng cũng như mách các mẹ bầu cách xử lý khi bị nghén nặng để cải thiện triệu chứng.

Bạn đang đọc: Như thế nào là nghén nặng? Nghén nặng phải làm sao?

Nghén là triệu chứng mẹ bầu nào cũng gặp phải với nhiều biểu hiện khác nhau. Nôn, buồn nôn liên tục là triệu chứng của nghén nặng ở mẹ bầu. Điều lo lắng là nếu nôn nhiều, khó ăn kéo dài chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi. Nhiều trường hợp nghén nặng phải can thiệp y tế và sử dụng thuốc mới giúp ngăn chặn các cơn nôn không kiểm soát.

Triệu chứng nghén nặng thai kỳ

Thống kê cho thấy có đến khoảng 85% thai phụ bị ốm nghén với biểu hiện điển hình như nôn, buồn nôn kéo dài khoảng từ tuần thứ 9 đến tuần thứ 14 thai kỳ (có mẹ bầu muộn hơn). Tùy cơ địa mỗi người mà mức độ nghén nặng, nghén nhẹ khác nhau.

Như thế nào là nghén nặng? Nghén nặng phải làm sao?

Đa số phụ nữ thường bị ốm nghén nặng ở giai đoạn đầu của thai kì

Vậy khi nào là nghén nhẹ, khi nào là nghén nặng? Nghén nhẹ là khi mẹ bầu chỉ bị nôn/buồn nôn với tần số thấp, khoảng 2 lần/ngày cũng như cảm giác buồn nôn ít hơn 1 giờ/lần.

Còn trường hợp mẹ bầu nghén nặng thì cơn buồn nôn sẽ kéo dài liên tục nhiều giờ, xảy ra trên 5 lần/ngày. Nghén nặng khiến mẹ bầu khó ăn uống và sinh hoạt được như bình thường. Tỷ lệ nghén nặng trong thai kỳ khá thấp (khoảng 2% các trường hợp ốm nghén thai kỳ), bên cạnh nôn/buồn nôn thì người mẹ còn gặp phải các biểu hiện như cơ thể mất nước và mệt mỏi, sụt cân mất kiểm soát, rối loạn điện giải/kiềm toan cũng như không kiểm soát được những cơn nôn…

Mẹ bầu bị nghén nặng sẽ xuất hiện triệu chứng khá sớm, vào khoảng tuần thứ 5 hoặc 6 của thai kỳ, nhưng thường sẽ nghén nặng nhất là vào tuần thứ 9, sau đó giảm dần khi chuẩn bị sinh (cũng có thể kéo dài hết thai kỳ).

Nhiều người cho rằng mức độ nghén báo hiệu sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên, theo bác sĩ chuyên khoa, quan niệm này là không đúng và triệu chứng nghén nặng không phải là dấu hiệu cho biết thai yếu hay gặp vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, nếu thai phụ bị nghén nặng kéo dài mà không có biện pháp can thiệp sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe của cả mẹ và con. Thậm chí theo nghiên cứu, mẹ bầu bị nghén nặng kéo dài có nguy cơ dẫn tới biến chứng bệnh não Wernicke nghiêm trọng.

Như thế nào là nghén nặng? Nghén nặng phải làm sao?

Khi có dấu hiệu nghén nặng và kéo dài, mẹ bầu nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa

Nguyên nhân gây nghén nặng

Khi mang thai, cơ thể của phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi, dẫn đến triệu chứng nghén. Với trường hợp nghén nặng thường là do kết hợp của nhiều nguyên nhân.

Tăng hormone hCG

Ở phụ nữ mang thai, hormone hCG thường sẽ cao gấp đôi so với bình thường. Tùy theo tuổi thai lẫn vấn đề sức khỏe liên quan đến thai nhi mà có mức tăng hCG khác nhau. Tăng hormone hCG là nguyên nhân chính khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng ốm nghén nặng.

Khứu giác nhạy cảm

Mẹ bầu thường sẽ có khứu giác nhạy cảm và khó tính hơn nên khi ngửi thấy mùi hương mạnh, mùi lạ từ thức ăn, xăng dầu, nước hoa,… họ sẽ có cảm giác buồn nôn, thậm chí nôn. Sở dĩ có tình trạng này là do có liên quan đến tăng tiết hormone estrogen ở phụ nữ, nhất là vào giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên.

Hệ tiêu hóa thay đổi

Phụ nữ mang thai thường gặp những thay đổi ở hệ tiêu hóa, bắt nguồn từ sự thay đổi hormone và nội tiết tố cơ thể. Những điều này càng khiến triệu chứng ốm nghén nặng hơn. Sự tăng tiết hormone progesterone tác động, làm chậm tiêu hóa khiến mẹ bầu luôn có cảm giác khó chịu, buồn nôn/nôn kéo dài.

Nghén nặng sẽ khiến mẹ bầu vô cùng mệt mỏi, thậm chí suy nhược cơ thể. Do đó, nếu chị em bị nghén nặng kèm triệu chứng khác thường thì phải nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được kiểm tra xác định chính xác nguyên nhân và có hướng khắc phục kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Các kiểu mắt phổ biến hiện nay và tầm quan trọng của kiểu mắt

Như thế nào là nghén nặng? Nghén nặng phải làm sao?
Nghén nặng làm suy nhược cơ thể và gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn thai nhi

Mẹ bầu cần làm gì khi nghén nặng?

Như đã đề cập bên trên, nghén nặng không đại diện cho tình hình sức khỏe thai nhi trong bụng mẹ. Song nếu nghén nặng kéo dài, cơ thể mẹ mệt mỏi, kiệt sức, thiếu dưỡng chất về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn con.

Vậy mẹ bầu nên làm gì trước tình trạng nghén nặng? Dưới đây là một số cách có thể giúp mẹ bầu nhanh chóng giảm thiểu tình trạng nghén nặng:

Thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý

Mẹ bầu ăn uống, sinh hoạt hàng ngày nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Tránh ăn quá no, thay vào đó nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày;
  • Không tiếp xúc, ngửi cũng như không ăn những thức ăn có mùi vị nặng, điều này sẽ giúp tránh cảm giác buồn nôn, khó chịu;
  • Tránh bắt ép bản thân ăn vào thời điểm đang bị buồn nôn;
  • Ưu tiên ăn nhiều bánh mì, trái cây, những thực phẩm khô;
  • Uống nhiều nước mỗi ngày;
  • Kiêng/hạn chế ăn thực phẩm có hàm lượng protein và carbohydrates cao;
  • Kiêng các hoạt động mạnh.
  • Luôn giữ tâm lý được thoải mái, nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng, áp lực.

Như thế nào là nghén nặng? Nghén nặng phải làm sao?

Cung cấp đủ vitamin giúp ngăn ngừa ốm nghén cho mẹ bầu

Mặt khác, mẹ bầu cần chú ý tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ, cụ thể như

  • Acid Folic: Mẹ bầu nhất định phải bổ sung acid folic với liều lượng khoảng 400 mcg acid folic, nhất là vào 3 tháng đầu thai kỳ. Dưỡng chất này có nhiều trong các loại thực phẩm như bánh mì, ngũ cốc, rau súp lơ,… Ngoài ra mẹ bầu có thể bổ sung qua các viên uống thực phẩm chức năng bổ sung.
  • Vitamin B1: Đây là loại vitamin được khuyến cáo rất nên uống đối với mẹ bầu ốm nghén vì tác dụng giúp ngăn ngừa nôn và buồn nôn. Tuy nhiên, mẹ bầu phải bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ, có thể qua đường uống hoặc truyền tĩnh mạch.
  • Bổ sung dịch truyền: Các loại như dịch truyền chứa Natri Clorid 0,9% hoặc tiêm Hartmann có công dụng hạn chế triệu chứng nghén nặng. Lưu ý mẹ bầu không truyền dịch chứa Glucose, ngoài ra nên truyền dịch từ từ để bổ sung nước khi mẹ bầu bị nôn nhiều.

Sử dụng thuốc có chỉ định

Triệu chứng buồn nôn thai kỳ có thể áp dụng phương pháp dùng thuốc rất hiệu quả, giúp giảm nhanh triệu chứng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc không được tự ý mà phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Chỉ dùng loại thuốc an toàn cho mẹ và thai nhi.

Như thế nào là nghén nặng? Nghén nặng phải làm sao?

>>>>>Xem thêm: Mụn ở mông xuất hiện là do đâu? Cách để xử lý mụn ở mông tại nhà

Phụ nữ mang thai nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc

Các biện pháp không dùng thuốc

Ngoài dùng thuốc, ăn uống lẫn nghỉ ngơi hợp lý, mẹ bầu có thể áp dụng các phương pháp không dùng thuốc để cải thiện triệu chứng nghén nặng. Phương pháp không dùng thuốc có thể áp dụng bao gồm châm cứu, bấm huyệt, thư giãn cơ liên tục,… Tuy nhiên, điều quan trọng là mẹ bầu cần tìm hiểu kỹ và lựa chọn địa chỉ thực hiện uy tín để không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi.

Tóm lại, nghén là triệu chứng phổ biến khi mang thai nhưng nghén nặng thì chiếm tỷ lệ thấp nên nếu mẹ bầu nghén nặng cần phải theo dõi và can thiệp kịp thời khi cần thiết. Bởi khi mẹ bị nghén mức độ nặng có thể gây ngộ độc thai nghén vô cùng nguy hiểm. Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng, mẹ có sức khỏe tốt sẽ giúp thai nhi phát triển ổn định và khỏe mạnh toàn diện.

Xem thêm:

  • Các kiểu nghén khi mang thai mà mẹ bầu cần biết
  • Nghén về chiều là hiện tượng gì? Làm cách nào để khắc phục?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *