Chân thấp chân cao bẩm sinh có điều trị được không?

Chân thấp chân cao bẩm sinh có điều trị được không?

Chân thấp chân cao bẩm sinh là một dị tật ở chi dưới mà ảnh hưởng khá nhiều đến thẩm mỹ cũng như sức khỏe xương khớp. Đây có lẽ là một nỗi lo của các bậc cha mẹ trong việc lựa chọn phương pháp điều trị. Để hiểu rõ hơn về tật chân thấp chân cao, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Chân thấp chân cao bẩm sinh có điều trị được không?

Trong cuộc sống, đôi khi bạn sẽ gặp một số người có dáng đi khập khiễng. Nguyên nhân có thể đến từ tật chân thấp chân cao bẩm sinh. Bài viết dưới đây có thể giúp bạn hiểu hơn về dị tật này.

Chân thấp chân cao là gì?

Chân thấp chân cao hay chênh lệch chiều dài chân là tình trạng một bên chân ngắn hơn chân còn lại, có thể xảy ra khi thai nhi còn trong bụng mẹ hoặc do sự phát triển bất thường khi còn nhỏ. Chân thấp chân cao có thể chia thành hai loại, bao gồm:

Chân thấp chân cao cấu trúc

Chân thấp chân cao do cấu trúc là khi có sự khác biệt thực sự về chiều dài của xương đùi hoặc xương chày hay xương mác.

Chân thấp chân cao chức năng

Chân thấp chân cao do chức năng là khi hai chân của một người có chiều dài thực tế của các xương bằng nhau nhưng dáng đứng hoặc đi lại bị chênh. Điều này thường xảy ra do sự sai lệch về cấu trúc của cơ thể, chẳng hạn như vẹo cột sống hoặc mất cân bằng cơ, khiến hông bị lệch.

Chân thấp chân cao bẩm sinh có điều trị được không?

Chân thấp chân cao là tình trạng một bên chân ngắn hơn chân còn lại

Nguyên nhân gây chân thấp chân cao

Sự khác biệt về chiều dài chân giải phẫu là tình trạng phổ biến với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Chân thấp chân cao bẩm sinh

Chân thấp chân cao có thể xảy ra do bẩm sinh hoặc không rõ nguyên nhân, chân bị ảnh hưởng sẽ phát triển chậm hơn so với chân bình thường. Ở những bệnh nhân có sự chênh lệch chiều dài chân có thể mắc các bệnh bẩm sinh từ trong bụng mẹ như loạn sản xương hông, bệnh Blount, chứng loạn sản khớp háng,…

Chân thấp chân cao bẩm sinh có điều trị được không?

Loạn sản khớp háng là một trong các nguyên nhân gây chân thấp chân cao bẩm sinh

Chân thấp chân cao mắc phải

Sự khác biệt chiều dài hai chân mắc phải không phải do bẩm sinh mà bắt nguồn từ các yếu tố trong thời kỳ tăng trưởng của xương, có thể xảy ra chủ yếu do mất xương hoặc do chấn thương hay nhiễm trùng phần sụn đầu xương ở bệnh nhân đang lớn và nhiều yếu tố chi phối như:

  • Tiền sử nhiễm trùng xương: Viêm tủy xương có thể làm tổn thương sụn tăng trưởng và gây ra sự bất cân đối về chiều dài chi.
  • Tiền sử gãy xương chân: Gãy xương đùi, xương chày hoặc xương mác hay chấn thương xương có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương. Cụ thể, khi bệnh nhân đã từng có nhiều vết gãy và tổn thương nghiêm trọng ở da và cơ chi dưới, khi lành lại, xương chân có thể bị rút ngắn chiều dài. Hoặc ngược lại, trẻ bị gãy xương chân đôi khi sẽ tăng trưởng nhanh hơn, khiến chân được chữa lành sẽ dài hơn xương chân còn lại. Điều này phổ biến hơn ở trẻ nhỏ bị gãy xương đùi.
  • Khối u xương hoặc ung thư xương: Sự xuất hiện các khối u xương và phương pháp điều trị chúng có thể ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của xương, dẫn đến chiều dài không đồng đều.
  • Rối loạn cấu trúc: Vẹo cột sống, bàn chân bẹt, mất cân bằng cơ có thể khiến bệnh nhân đi khập khiễng, chân cao chân thấp.
  • Rối loạn cơ xương: Bệnh Legg-Calve-Perthes, hoại tử chỏm xương đùi – ức chế sự phát triển của xương.
  • Bệnh thần kinh cơ: Các tình trạng liệt như bại não, bại liệt có thể ảnh hưởng đến sự liên kết và tư thế cũng như gây ra sự khác biệt về chiều dài chân.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật thay khớp háng, khớp gối, phẫu thuật tái tạo bàn chân và mắt cá chân cũng có thể là yếu tố góp phần hình thành chân cao chân thấp.

Tìm hiểu thêm: Cười nhiều là dấu hiệu của bệnh gì? Có phải bị rối loạn tâm thần rồi không?

Chân thấp chân cao bẩm sinh có điều trị được không?
Gãy xương có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều dài của xương

Ảnh hưởng của chân thấp chân cao bẩm sinh

Triệu chứng của chân thấp chân cao bẩm sinh

Hầu hết các trường hợp chênh lệch chiều dài chân nhẹ đều không có triệu chứng vì cơ thể có thể bù đắp cho sự chênh lệch. Các triệu chứng của sự chênh lệch chiều dài chân bẩm sinh thường được phát hiện khi trẻ bắt đầu biết đi, bao gồm đứng nhón chân, đầu gối uốn cong về phía trước hoặc uốn cong về phía sau quá mức, nghiêng hông, vai dốc một bên.

Biến chứng của chân thấp chân cao bẩm sinh

Sự chênh lệch về chiều dài chân về lâu dài có thể dẫn đến tình trạng căng và chèn ép một bên của chi dưới hoặc cơ thể và là yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiều chứng rối loạn cơ xương chi dưới. Sự chênh lệch về chiều dài chân được coi là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng lâu dài bao gồm:

  • Đi khập khiễng: Đây là đặc điểm dễ nhận thấy nhất của người chân thấp chân cao bẩm sinh hay mắc phải. Sự chênh lệch về chiều dài chân lớn hơn 1 cm có thể dẫn đến dáng đi không cân xứng. Khi sự chênh lệch tăng lên, sự bất đối xứng cũng tăng lên và tình trạng khập khiễng trở nên nặng hơn. Điều này ảnh hưởng đến việc đi lại và chơi một số môn thể thao.
  • Đau và viêm xương khớp: Chiều dài chân không cân xứng sẽ làm tăng áp lực lên chân có chiều dài ngắn hơn và có thể gây ra các triệu chứng bao gồm đau bàn chân, đau mắt cá chân, đau đầu gối, đau hông và phổ biến nhất là đau lưng. Hầu hết các triệu chứng đều liên quan đến tình trạng cơ xương do sự chênh lệch về chiều dài chân.
  • Vẹo cột sống: Người bình thường khi đứng thì trọng lượng cơ thể sẽ phân bố đều lên cả hai chân. Nhưng những bệnh nhân có chiều dài hai chân chênh lệch sẽ có xương chậu và xương cùng nghiêng sang một bên của chân ngắn, dẫn đến khả năng giữ chỏm xương đùi bị suy giảm tương đối và cột sống bị cong sang một bên.

Chân thấp chân cao bẩm sinh có điều trị được không?

Đau và viêm xương khớp là một trong các biến chứng của chân thấp chân cao

Điều trị chân thấp chân cao như thế nào?

Việc điều trị chênh lệch chiều dài chân thường phải được chẩn đoán kỹ càng bởi các chuyên gia xương khớp và đồng ý lựa chọn phương pháp từ bệnh nhân.

Phương pháp bảo tồn

Phương pháp bảo tồn là phương pháp không xâm lấn, phù hợp cho các bệnh nhân có độ chênh lệch chiều dài chân nhỏ.

Đế lót giày hoặc nâng đế giày

Ở trẻ nhỏ chân cao chân thấp chênh lệch 2 – 2.5 cm hay bàn chân bẹt có thể sử dụng đế lót giày vào gót chân hoặc nâng đế giày bên chân thấp để cân bằng chiều dài chân. Tuy nhiên, nhược điểm của cách này là chỉ dùng được ở một số loại giày nhất định.

Chỉnh hình

Khi độ dày của đế lót hay đế nâng cao hơn 5 cm có thể khiến tình trạng mất ổn định ngày càng tăng nên việc sử dụng nẹp chỉnh hình trở nên tất yếu. Nhược điểm của điều trị chỉnh hình là luôn dẫn đến tình trạng nhón gót tương đối, mất chức năng của khớp mắt cá chân và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật cân bằng độ dài chân là một lựa chọn điều trị cho những bệnh nhân có sự chênh lệch về chiều dài chân lớn. Phẫu thuật chỉ được khuyến nghị nếu các phương pháp điều trị khác không điều chỉnh thành công sự chênh lệch về chiều dài chân. Trước khi đề nghị phẫu thuật, bác sĩ sẽ xem xét mọi rủi ro và biến chứng tiềm ẩn có thể xảy ra.

Có hai phương hướng phẫu thuật để cân bằng chiều dài chân là rút ngắn và/hoặc kéo dài xương sau khi cắt bỏ xương. Nhược điểm của phương pháp này là tạo thành vết mổ và sẹo tương đối lớn. Hơn nữa, việc xương bị rút ngắn hoặc dài ra đột ngột luôn gây áp lực đáng kể lên mô mềm:

  • Sau khi xương bị rút ngắn, mô mềm tương đối dài, dẫn đến suy cơ thụ động và mất sức. Tập luyện chuyên sâu có thể bù đắp cho sự mất sức này, nhưng phải mất rất nhiều thời gian, có thể mất nhiều năm, tùy thuộc vào mức độ kéo dài.
  • Kéo dài chi có liên quan đến nguy cơ chấn thương do căng cơ đáng kể và kéo dài mạch máu. Ngoài ra, việc lấp đầy vào khoảng trống của xương do quy trình kéo dài tạo ra có thể rất khó khăn và mất thời gian.

Chân thấp chân cao bẩm sinh có điều trị được không?

>>>>>Xem thêm: Cách giảm hôi miệng bằng thảo dược mà bạn nên biết

Các rất nhiều phương pháp để lấy lại sự cân bằng chiều dài chân nhưng điều có rủi ro nhất định

Chân thấp chân cao là một tật của chi dưới ảnh hưởng khá nhiều đến dáng vóc và sức khỏe con người. Việc điều trị có thể liên quan đến việc sử dụng các thiết bị để giúp thu hẹp chênh lệch chiều dài. Bất kỳ phương pháp nào cũng đều có rủi ro rất lớn nên quyết định lựa chọn phương án nào đều nằm trong quyết định của bệnh nhân dưới sự giải thích, hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân phải trải qua các bài tập kéo giãn và tăng cường sức mạnh để giảm bớt sự bù đắp và thích ứng xảy ra theo thời gian.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *