Thức ăn giắt vào kẽ răng do đâu?

Thức ăn giắt vào kẽ răng do đâu?

Việc thức ăn mắc trong kẽ răng chắc chắn có thể xảy ra với bất kỳ ai. Vấn đề này tuy phổ biến nhưng ở một số người, việc này xảy ra thường xuyên hơn. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu câu hỏi: “Thức ăn giắt vào kẽ răng do đâu?” qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Thức ăn giắt vào kẽ răng do đâu?

Thức ăn giắt kẽ răng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc này gây ra ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống. Để ngăn ngừa chúng ta cần tìm ra nguyên nhân tại sao thức ăn mắc ở kẽ răng. Vậy, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về câu hỏi: “Thức ăn giắt vào kẽ răng do đâu?” qua bài viết dưới đây.

Thức ăn giắt vào kẽ răng do đâu?

Khoảng kẽ răng lớn

Những khoảng kẽ răng thường thu hút nhiều mảnh vụn thức ăn hơn vì có nhiều không gian hơn để thức ăn bám vào bên trong. Khi thức ăn mắc kẹt giữa các khoảng trống trên răng, việc này không chỉ gây đau mà còn gây mất thẩm mỹ. Những người niềng răng thường gặp phải vấn đề này khi thức ăn mắc kẹt trong răng dụng cụ niềng.

Thức ăn giắt vào kẽ răng do đâu?

Thức ăn giắt vào kẽ răng do đâu?

Bệnh về nướu và nha chu

Thức ăn giắt vào kẽ răng do đâu? Bệnh về nướu có thể xuất hiện nếu thức ăn liên tục bị mắc kẹt giữa các kẽ răng. Khi đó, nướu có thể bị tụt đi và khiến răng dễ bị sâu răng và các vi khuẩn khác tấn công. Nướu thường bắt đầu tụt xuống khi chân răng bị suy yếu do vệ sinh kém hoặc một số loại bệnh viêm nhiễm khoang miệng

Bệnh nha chu bao gồm tình trạng mất xương, nướu hoặc răng, răng không đều… Tất cả những nguyên nhân này kết hợp lại có thể dẫn đến kẹt thức ăn và làm tăng khoảng cách kẽ răng, sâu răng.

Sâu răng

Khi bị sâu răng, điều này có thể làm mở rộng khoảng kẽ giữa các chân răng và để lại đó những khoảng trống. Từ đó hình thành nên các “bẫy” thức ăn, gây khó chịu và đau đớn trong miệng mà chỉ khi lấy thức ăn ra hoặc gặp nha sĩ để điều trị sâu răng thì mới có thể giảm bớt.

Nếu bắt đầu có các dấu hiệu sâu răng, hãy xem xét lại chế độ ăn uống và cách chăm sóc răng miệng của mình.

Thức ăn giắt vào kẽ răng do đâu?

Sâu răng vừa là nguyên nhân và hậu quả của giắt thức ăn vào kẽ răng

Dùng tăm và chỉ nha khoa không đúng cách

Ngay cả khi dùng chỉ nha khoa, nếu sử dụng không đúng kỹ thuật thì cũng không có tác dụng. Dùng chỉ nha khoa giúp ngăn chặn các mảnh thức ăn dính vào răng, là một cách vệ sinh tốt và duy trì một hàm răng luôn trắng sạch. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách có thể khiến thức ăn bị mắc kẹt nhiều hơn bằng cách đẩy và đào sâu thức ăn vào trong các kẽ răng. Điều tương tự này cũng xảy ra khi sử dụng tăm, hơn nữa, việc sử dụng tăm cứng với kích thước lớn hơn nhiều sợi chỉ nha khoa còn làm cho các kẽ răng ngày càng thưa.

Ngoài ra, việc ăn nhiều các thực phẩm như thịt và rau làm tăng nguy cơ thịt mắc vào răng hơn bình thường.

Ảnh hưởng khi thức ăn giắt vào kẽ răng

Ngay cả khi đánh răng 2 lần một ngày, các mảnh vụn thức ăn vẫn có thể sót lại trong kẽ răng suốt cả ngày. Mảng bám, carbohydrate tích tụ cung cấp nguồn nguyên liệu nuôi dưỡng các vi khuẩn trong miệng và làm tăng nguy cơ sâu răng, bệnh răng miệng cũng như vấn đề khác. Theo thời gian, tại những vị trí bị mắc thức ăn sẽ bị sưng tấy, đau và thậm chí là mất răng nếu không được điều trị.

Vi khuẩn tập trung về những nơi có nguồn chất dinh dưỡng dồi dào và bắt đầu nhân rộng. Từ đó gây tổn thương nhanh chóng cho nướu và răng, tổn thương này có thể hình thành nhanh chóng các lỗ sâu răng lớn. Sâu răng có thể gây ra bệnh nướu và nha chu như mất xương, tụt nướu…

Tìm hiểu thêm: Liệu canxi có thể giúp ngăn ngừa rối loạn nội tiết tố hay không?

Thức ăn giắt vào kẽ răng do đâu?
Sử dụng chỉ nha khoa giúp lấy mảnh thức ăn thừa khỏi kẽ răng

Cách xử lý khi thức ăn giắt kẽ răng

Bên cạnh thắc mắc “Thức ăn giắt vào kẽ răng do đâu?” thì cách xử lý khi gặp tình trạng này cũng rất được quan tâm.

  • Súc miệng: Nghe có vẻ đơn giản nhưng súc miệng thường là đủ để đánh bật thức ăn ra khỏi răng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa: Chỉ nha khoa được sử dụng để loại bỏ thức ăn, mảnh vụn không mong muốn ở giữa các kẽ răng.
  • Đánh răng sau mỗi bữa ăn: Các mảnh thức ăn cứng đầu có thể cần thêm chút lực để đẩy ra khỏi răng. Nếu việc súc miệng không hiệu quả, hãy đánh răng nhẹ nhàng sau khi ăn.

Làm thế nào để ngăn ngừa thức ăn giắt kẽ răng?

  • Hạn chế ăn một số thức ăn dễ gây giắt kẽ răng như các hoa quả có hạt nhỏ như quả việt quất, mâm xôi, dâu tây hay những loại thịt dai cứng.
  • Mang theo một số dụng cụ đơn giản có thể làm sạch răng miệng như chỉ nha khoa, bàn chải đánh răng hay tăm nước.
  • Cân nhắc việc chỉnh nha: Khi thức ăn luôn bị mắc kẹt ở vị trí giống nhau giữa các lần, việc chỉnh nha là một lựa chọn nên được suy nghĩ đến. Giữa các răng có khoảng kẽ nên thức ăn có thể dễ dàng mắc vào, sau đó, những chiếc răng này dễ bị sâu hơn vì quá khó để làm sạch. Vì vậy, việc chỉnh nha làm chính là khiến cho các răng sát lại hơn hay làm hẹp lại khoảng kẽ giữa các răng thưa, điều này làm giảm nguy cơ giắt thức ăn và còn giúp khớp cắn trở nên chắc khỏe hơn
  • Điều trị sâu răng và răng nứt. Một khi răng đã được sửa chữa và bịt kín lại thì thức ăn không thể lọt qua những lỗ nhỏ này nữa.

Thức ăn giắt vào kẽ răng do đâu?

>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh thở nhanh thoáng qua và những điều cha mẹ cần lưu ý

Kiểm tra răng miệng thường xuyên giúp tìm ra nguyên nhân khiến thức ăn giắt vào kẽ răng

Bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu đã cung cấp rất nhiều thông tin cho các độc giả và trả lời câu hỏi: “Thức ăn giắt vào kẽ răng do đâu?”. Hy vọng mọi người đã biết cách chăm sóc răng miệng tốt hơn qua bài viết này.

Xem thêm: Di xa toàn hàm là gì? Di xa toàn hàm bằng mini vít

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *