Hồng cầu khối là một chế phẩm từ máu được điều chế từ máu toàn phần do người khỏe mạnh hiến tặng, có thể lưu giữa dài ngày để sử dụng cho người bệnh. Vậy truyền hồng cầu khối là gì và được chỉ định sử dụng trong trường hợp nào?
Bạn đang đọc: Truyền hồng cầu khối là gì? Được chỉ định khi nào?
Máu là tổ chức lỏng bao gồm nhiều thành phần và có các chức năng khác nhau. Hồng cầu khối là một trong những chế phẩm của máu. Truyền hồng cầu khối được chỉ định trong các trường hợp nào?
Hồng cầu khối là gì?
Hồng cầu chứa huyết sắc tố – chất làm cho máu có màu đỏ. Các tế bào hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển oxy (O2) từ phổi đến các mô và nhận carbon dioxide (CO2) từ các mô vào phổi để loại bỏ. Tuổi thọ trung bình của hồng cầu là 120 ngày, hồng cầu già bị phá hủy chủ yếu ở lá lách và gan.
Hồng cầu khối là một sản phẩm của máu được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau. Các tế bào hồng cầu được phân tách từ máu toàn phần do những người khỏe mạnh hiến tặng và được kiểm tra, sàng lọc để đảm bảo chúng sẵn sàng sử dụng cho bệnh nhân.
Sau khi nhận máu từ tình nguyện viên, các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp tách ly tâm để tách được 80 – 90% huyết tương. Sau khi hoàn thành bước này, kỹ thuật viên sẽ bổ sung dung dịch nuôi dưỡng chứa glucose, adenine và mannitol. Thời hạn sử dụng của hồng cầu cô đặc là khoảng 42 ngày, bảo quản ở nhiệt độ 4 độ C.
Có những loại hồng cầu khối nào?
Khối hồng cầu đậm đặc: Khối hồng cầu đậm đặc được tách ra từ máu toàn phần sau khi đã loại bỏ hết huyết tương. Trong đó chứa khoảng 150 – 250ml hồng cầu, 65% – 85% hematocrit. Khối hồng cầu đậm đặc thường được điều chế theo đơn đặt hàng, được sử dụng truyền hồng cầu khối ngay chứ không bảo quản dài ngày.
Khối hồng cầu có dung dịch bảo quản: Được điều chế bằng cách loại bỏ huyết tương từ máu toàn phần, cho thêm dung dịch bảo quản từ 50 – 110ml. Thể tích thực từ 180 – 300ml, lượng hematocrit khoảng 50 – 70%. Loại hồng cầu này có thời hạn sử dụng trong vòng 42 ngày, thường được cung cấp dùng trong thời gian bảo quản dưới 20 ngày.
Khối hồng cầu lọc bạch cầu/chiếu xạ/xét nghiệm CMV (-): Lọc bạch cầu giúp giảm lượng tồn dư trong đơn vị hồng cầu từ 1×109 BC xuống còn dưới 1×106 BC/1 đơn vị máu. Truyền hồng cầu khối loại này giúp giảm nguy cơ miễn dịch do bạch cầu và nguy cơ nhiễm cytomegalo virus (CMV).
Khối hồng cầu rửa: Là khối hồng cầu được loại bỏ huyết tương tối đa bằng cách rửa nhiều lần bằng dung dịch muối đẳng trương và pha loãng trong dung dịch bảo quản. Số lần rửa tối thiếu là 3 lần. Loại này cần được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 – 6 độ C không quá 24 giờ từ khi điều chế bởi nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
Khối hồng cầu hòa hợp nhóm máu ngoài hệ ABO: Là khối hồng cầu được xác định các kháng nguyên nhóm máu ngoài hệ ABO. Những hệ nhóm máu này thường xuất hiện kháng thể bất thường ở bệnh nhân phải thường xuyên truyền máu.
Khối hồng cầu đông lạnh (Frozen red cells): Là khối hồng cầu được xử lý và bảo quản ở nhiệt độ dưới -60 độ C trong dung dịch bảo vệ có glycerol. Thời gian bảo quản của loại này lên đến gần 10 năm. Thường các nhóm máu hiếm gặp sẽ được đông lạnh để dự trữ và sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp.
Truyền hồng cầu khối được chỉ định khi nào?
Máu và các sản phẩm từ máu có nguồn gốc thông qua việc hiến tặng sẽ được sử dụng để thay thế lượng máu đã mất trong cơ thể người nhận và điều chỉnh những bất thường về máu mà không giải pháp nào khác có thể thay thế được. Hiện nay, máu và các chế phẩm từ máu được sử dụng rộng rãi trong hồi sức tích cực, cấp cứu, nội khoa, phẫu thuật, sản, nhi, ghép tạng,… Truyền hồng cầu khối được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Người mắc bệnh thiếu máu mãn tính: Truyền hồng cầu khối giúp tăng tế bào hồng cầu vận chuyển oxy nhưng không làm tăng thể tích tuần hoàn.
- Truyền máu cấp cứu: Các trường hợp tai nạn, phẫu thuật, cấp cứu cho sản phụ thường gặp tình trạng thiếu máu cấp tính sẽ được chỉ định truyền hồng cầu khối giúp vận chuyển oxy nhanh chóng và bù nhanh thể tích tuần hoàn.
Tìm hiểu thêm: Nên tiêm vắc xin sởi, quai bị, rubella của Mỹ hay Ấn Độ?
Truyền hồng cầu khối có gây ra ảnh hưởng gì không?
Mặc dù truyền hồng cầu khối có thể giúp nhanh chóng cứu sống những bệnh nhân bị mất máu, thiếu máu hoặc cần thay máu nhưng phương pháp này có thể gây ra phản ứng bất lợi ở bệnh nhân. Phản ứng này có thể liên quan đến sản phẩm máu, lượng máu nhận được, thành phần của máu hoặc bản thân bệnh nhân.
Vì vậy, ngoài việc truyền hồng cầu khối để cứu sống người bệnh, cũng cần có các biện pháp khắc phục nhằm giảm các biến chứng không đáng có, tránh nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Hầu hết các bệnh nhân được truyền hồng cầu khối đều gặp phải những biến chứng không đáng có. Vì vậy, chỉ truyền hồng cầu khối khi thực sự cần thiết.
Biến chứng do truyền hồng cầu khối có thể do cơ thể không có khả năng thích ứng với việc truyền máu, nhiễm trùng hoặc do sự khác biệt về miễn dịch. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và loại biến chứng sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Rối loạn thần kinh: Hiểu rõ hơn về căn bệnh để có biện pháp phòng ngừa
Khi truyền máu, người bệnh có thể gặp phải các phản ứng cấp tính không mong muốn như nhiễm khuẩn, sốc phản vệ, tổn thương phổi, dị ứng, sốt, tan máu cấp,… Ngoài ra, một số bệnh cũng có thể gặp sau khi truyền máu như các bệnh lây qua đường truyền máu (viêm gan B, giang mai, sốt rét, HIV,…), nhiễm độc citrat, hạ thân nhiệt, rối loạn huyết động,…
Những biến chứng nặng thường xảy ra muộn hơn sau khi truyền hồng cầu khối. Vì vậy người bệnh cần chú ý những dấu hiệu của tình trạng này như mẩn ngứa, đau bụng, buồn nôn, chảy máu nhiều ở vết thương, mất tri giác,… Khi có những dấu hiệu trên, hãy thông báo cho bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Như vậy, truyền hồng cầu khối là phương pháp quan trọng giúp cấp cứu bù lại lượng máu đã mất do các nguyên nhân tai nạn, chấn thương, bệnh lý hoặc những vấn đề về máu không thể khắc phục bằng các cách khác. Hiện nay, truyền hồng cầu khối đã được thực hiện tại nhiều bệnh viện, dưới sự quan sát và chăm sóc bởi bác sĩ có kinh nghiệm, chuyên môn cao.
Xem thêm: Quá trình sản xuất hồng cầu trong cơ thể người
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm