Cơ thể chúng ta liên tục tạo ra các tế bào máu mới để thay thế những tế bào cũ. Quá trình sản xuất hồng cầu đảm bảo cơ thể có nguồn tế bào máu khỏe mạnh để cung cấp oxy cho mô, chống nhiễm trùng và đông máu khi bị thương (tiểu cầu). Vậy quy trình này diễn ra như thế nào?
Bạn đang đọc: Quá trình sản xuất hồng cầu trong cơ thể người
Quá trình sản xuất hồng cầu trong cơ thể người được diễn ra ở đâu và như thế nào? Theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về cách máu được sản xuất và vai trò của việc tạo máu mới đối với sức khỏe con người.
Hồng cầu là gì?
Máu được gọi là dòng sông của sự sống, giúp vận chuyển oxy và các dưỡng chất cần thiết đưa đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Máu được tạo thành từ cả thành phần tế bào và chất lỏng. Nếu một mẫu máu được quay trong máy ly tâm, các thành phần hình thành và chất lỏng của máu có thể được tách ra khỏi nhau. Máu bao gồm 45% tế bào hồng cầu, ít hơn 1% bạch cầu và tiểu cầu và 55% là huyết tương.
Các tế bào hồng cầu là một thành phần quan trọng trong máu. Công việc của chúng là vận chuyển oxy đến các mô của cơ thể để đổi lấy carbon dioxide sau đó mang đến phổi để đào thải ra ngoài. Nếu một tế bào gốc cam kết trở thành một tế bào gọi là nguyên hồng cầu, nó sẽ phát triển thành một tế bào hồng cầu mới.
Hồng cầu trưởng thành không có nhân, các kháng nguyên trên bề mặt của nó giúp xác định nhóm máu. Dưới kính hiển vi, hồng cầu có dạng hình đĩa lõm hai mặt với đường kính khoảng 7,8 μm, thể tích khoảng 85 – 95fL. Số lượng hồng cầu trong máu của mỗi người có sự khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, giới tính, chủng tộc, nơi sinh sống,…
Quá trình sản xuất hồng cầu xảy ra ở đâu?
Các tế bào hồng cầu được hình thành trong tủy xương, tế bào gốc tạo máu trong tủy xương được gọi là tế bào nguyên thủy. Tuy nhiên có một số trường hợp máu được tạo ra ở bộ phận khác của cơ thể như ở gan hoặc lá lách, được gọi là tạo máu ngoài khung. Quá trình sản xuất hồng cầu sẽ diễn ra ở những vị trí khác nhau tùy thuộc vào thời điểm trước và sau khi sinh:
Trước khi sinh
Quá trình sản xuất hồng cầu bắt đầu khi chúng ta vẫn đang ở giai đoạn bào thai, diễn ra trong tử cung của người mẹ. Quá trình này bắt đầu trong túi noãn hoàng, một cấu trúc bao quanh phôi thai khi phụ nữ bắt đầu mang thai. Các mốc quan trọng trong quá trình sản xuất hồng cầu khi mang thai là:
- Tuần 3: Một loại tế bào hồng cầu kém phát triển hơn một chút so với các tế bào hồng cầu được tạo ra khi trưởng thành được tạo ra trong túi noãn hoàng.
- Tháng 2 & 3: Các tế bào hồng cầu và tiểu cầu được tạo ra ở gan và lá lách của thai nhi.
- Tháng thứ 5: Hầu hết quá trình sản xuất tế bào máu diễn ra ở tủy xương. Tuyến ức, lá lách và các mô bạch huyết khác cũng tạo ra một số loại tế bào bạch cầu.
Sau khi sinh
Hầu hết quá trình sản xuất hồng cầu diễn ra trong tủy xương của chúng ta từ khi còn nhỏ cho đến khi trưởng thành. Nếu chúng ta mắc phải một tình trạng bệnh lý ngăn cản tủy xương tạo ra đủ tế bào máu, quá trình sản xuất hồng cầu có thể chuyển sang nơi khác như gan hoặc lá lách hoặc hạch bạch huyết.
Điều gì xảy ra trong quá trình sản xuất hồng cầu?
Vòng đời của hồng cầu là 90 đến 120 ngày. Sau 120 ngày, hồng cầu mất màng tế bào và được giải phóng khỏi hệ tuần hoàn do thực bào ở tủy xương, lá lách và gan. Sau khi bị thực bào, huyết sắc tố bị phân hủy và sản phẩm cuối cùng là bilirubin, sắt và protein được tái sử dụng. Trung bình mỗi ngày có khoảng 200 – 400 tỷ tế bào hồng cầu chết đi. Để duy trì số lượng hồng cầu ổn định, tủy xương sẽ sản xuất ra tế bào hồng cầu mới để thay thế cho những tế bào đã chết đi.
Nhiều yếu tố và tình trạng cơ thể có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất hồng cầu, với các tác động từ nhẹ đến nặng. Ví dụ, khi bạn già đi, chất béo có thể tích tụ trong tủy xương nên sẽ có ít chỗ cho quá trình tạo máu hơn.
Mắc các bệnh lý về máu như ung thư máu, bệnh bạch cầu, ung thư hạch và u tủy,… có thể cản trở quá trình sản xuất hồng cầu. Những căn bệnh này có thể khiến cơ thể gia tăng tế bào máu bị bệnh, không hoạt động bình thường, không đáp ứng được nhu cầu cho hoạt động sống của cơ thể hoặc gây ra những ảnh hưởng khác.
Tìm hiểu thêm: Bé mấy tháng ăn được củ dền? Cần lưu ý gì khi cho trẻ ăn củ dền?
Ngoài ra, một số loại thuốc có thể cản trở quá trình sản xuất hồng cầu dẫn đến số lượng tế bào máu thấp. Ví dụ như quá trình hóa trị để tiêu diệt tế bào ung thư, nhưng nó cũng có thể làm giảm số lượng bạch cầu của bạn (giảm bạch cầu). Số lượng tế bào máu thấp cũng có thể là tác dụng phụ của việc dùng một số loại thuốc.
Ăn gì để quá trình sản xuất hồng cầu diễn ra thuận lợi?
Tăng cường thực phẩm giàu chất sắt mỗi ngày có thể giúp tăng số lượng hồng cầu trong cơ thể. Sắt là thành phần quan trọng của hồng cầu và huyết sắc tố vì nó giúp vận chuyển oxy đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Sắt cũng giúp loại bỏ carbon dioxide khi bạn thở ra. Có nhiều thực phẩm rất giàu sắt, bạn có thể tham khảo một số loại sau:
- Đậu/cây họ đậu;
- Động vật có vỏ như trai, sò ốc;
- Rau bina;
- Trái cây sấy khô;
- Các cơ quan nội tạng của động vật, chẳng hạn như gan;
- Lòng đỏ trứng gà;
- Gà tây;
- Các loại thịt đỏ.
>>>>>Xem thêm: Đau dạ dày uống gì để nhanh chóng cải thiện triệu chứng?
Ngoài ra nạp đủ axit folic giúp hỗ trợ sản xuất hồng cầu bình thường. Thiếu axit folic nghiêm trọng có thể dẫn đến thiếu máu. Bổ sung vitamin A hỗ trợ sự phát triển của tế bào gốc trong tủy xương, đảm bảo rằng các tế bào hồng cầu đang phát triển nhận đủ chất sắt để tạo ra huyết sắc tố. Bổ sung vitamin C có thể giúp mang lại tác dụng kép. Lý do là vì vitamin C giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt của cơ thể, từ đó làm tăng sản xuất hồng cầu.
Quá trình sản xuất hồng cầu diễn ra ở tủy xương và liên tục từ khi chúng ta còn ở giai đoạn bào thai cho đến khi chúng ta ra đi. Hồng cầu có vai trò quan trọng với hoạt động sống, vì vậy, bất cứ lý do gì gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất chúng đều gây ra những ảnh hưởng nhất định với sức khỏe.
Xem thêm: Truyền hồng cầu khối là gì? Được chỉ định khi nào?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm