Nước mũi màu xanh có mùi hôi là bệnh gì?

Nước mũi màu xanh có mùi hôi là bệnh gì?

Dịch mũi đặc, có màu, có mùi gây bất tiện trong sinh hoạt và đặc biệt mùi hôi khiến người bệnh thiếu tự tin. Vậy nước mũi màu xanh có mùi hôi có thể là triệu chứng của những bệnh gì?

Bạn đang đọc: Nước mũi màu xanh có mùi hôi là bệnh gì?

Dịch mũi là một loại chất nhầy sinh lý luôn tồn tại trong cơ thể. Mỗi ngày, cơ thể tiết ra khoảng 300ml dịch nhầy. Thông thường, dịch nhầy này không màu, không mùi, sẽ được đưa xuống dạ dày và được hòa tan ở đây. Tuy nhiên, nếu có bất thường nào đó trong cơ thể, dịch mũi có thể bị biến đổi màu sắc, mùi hương và tính chất. Vậy nước mũi màu xanh có mùi hôi là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Nước mũi màu xanh có mùi hôi là dấu hiệu bệnh gì?

Chúng ta khó có thể kết luận nước mũi màu xanh và có mùi hôi là đang bị bệnh gì. Bởi đây chỉ là một trong rất nhiều triệu chứng của các bệnh khác nhau. Thông thường, khi mắc bệnh sau, người bệnh đều có thể xuất hiện triệu chứng chảy dịch mũi xanh:

Bệnh viêm xoang

Viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở lớp niêm mạc xoang. Ban đầu, lớp niêm mạc lót trong hốc xoang bị sưng viêm, phù nề. Giữa các xoang và mũi có lỗ dẫn lưu dịch mũi. Nhưng khi các hốc xoang bị phù nề sẽ làm nghẹt đường dẫn lưu dịch khiến dịch mũi bị tích tụ trong các hốc xoang.

Dịch mũi vốn có nhiệm vụ ngăn chặn vi khuẩn, virus, phấn hoa, bụi bẩn cùng các tác nhân gây hại xâm nhập đường hô hấp. Khi dịch mũi bị ứ đọng, các vi khuẩn, virus sẽ có môi trường thuận lợi để sinh sôi phát triển khiến viêm càng nghiêm trọng. Đó là lý do ban đầu dịch mũi trong, không màu, không mùi nhưng khi viêm xoang, dịch mũi đặc hơn, chuyển màu vàng hoặc xanh và có mùi hôi tanh.

Nước mũi màu xanh có mùi hôi là bệnh gì?

Màu sắc, tính chất của dịch mũi phản ánh tình trạng sức khỏe

Sỏi amidan

Sỏi amidan hình thành do amidan xuất hiện các đường nứt và nếp gấp làm ứ đọng các hạt thức ăn, tế bào chết, chất nhầy,… Các mảnh vụ này tích tụ thành các hạt sỏi nhỏ. Vi khuẩn trong khoang miệng ăn sỏi amidan gây ra mùi hôi khó chịu trong miệng và mũi. Những vi khuẩn này sẽ từ họng di chuyển lên mũi khiến nước mũi màu xanh có mùi hôi.

Bệnh ung thư mũi xoang

Ung thư mũi xoang là bệnh xảy ra khi có sự xuất hiện của khối u ác tính xuất hiện ở niêm mạc mũi hay trong xoang mũi. Đây là bệnh lý ung thư có tỷ lệ đứng thứ 3 trong ung thư đầu mặt cổ, chỉ đứng sau ung thư hạ thanh quản và ung thư vòm. Các khối u ác tính lớn dần lên làm tắc nghẽn dịch mũi xoang. Dịch ứ đọng trong xoang mũi, không được dẫn lưu tốt nên đặc lại, chuyển màu xanh, vàng và có mùi hôi tanh khó chịu.

Ở người bị ung thư mũi xoang còn có các triệu chứng như: Nghẹt mũi thường xuyên, dịch mũi có thể chảy ra cửa mũi hoặc chảy xuống họng, đau ở mũi, trán, má, hốc mắt và tai. Bệnh nhân cũng thường bị giảm thị lực, mất vị giác, phù nề mặt nghiêm trọng, khó cử động miệng,…

Polyp mũi

Polyp mũi là một dạng khối u lành tính, hình thành do phản ứng viêm mãn tính. Phản ứng viêm làm tăng tính thấm của các mạch máu trong niêm mạc mũi, khiến nước tích tụ trong tế bào dẫn đến việc hình thành các u nhỏ, mềm. Phản ứng viêm mãn tính gây polyp mũi có thể bắt nguồn từ viêm mũi xoang mạn tính, hen suyễn, bệnh xơ nang,… Theo thống kê, có khoảng 1 – 4% dân số từng bị polyp mũi.

Khi kích thước polyp còn nhỏ, chúng ta khó nhận ra dấu hiệu bệnh lý. Nhưng khi chúng lớn dần sẽ gây tắc nghẽn đường dẫn lưu của xoang mũi. Khi đó, dịch mũi bị ứ đọng sẽ đặc quánh, đồng thời nước mũi màu xanh có mùi hôi. Thậm chí dịch mũi đặc còn là nguyên nhân hình thành các u nhầy làm ảnh hưởng đến khứu giác và thị giác.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu kỹ thuật đo BNP là gì? Trường hợp nào cần thực hiện đo BNP?

Nước mũi màu xanh có mùi hôi là bệnh gì?
Polyp mũi có thể hình thành ở bất cứ vị trí nào của mũi

Viêm tiền đình mũi

Trong số các bệnh về tai mũi họng, viêm tiền đình mũi là bệnh còn khá lạ tai với nhiều người. Bệnh là một dạng nhiễm trùng ở tiền đình mũi, thường do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra. Vi khuẩn xâm nhập qua vết xước hay các tổn thương ở mũi. Người bị viêm tiền đình mũi ngoài chảy dịch mũi hôi còn có các triệu chứng như nghẹt mũi, sưng đau mũi, quanh mũi nóng đỏ,…

Trĩ mũi hay viêm mũi teo

Bệnh gây ra do tình trạng viêm nhiễm kéo dài ở niêm mạc mũi. Người mắc bệnh lý này thường bị chảy mủ xanh hoặc vàng ở mũi kèm mùi hôi tanh rất khó chịu. Người bệnh cũng sẽ thấy nhiều vảy động ở hốc mũi do niêm mạc mũi bị teo nên khô lại và chúng có thể rơi ra bất cứ lúc nào.

Làm gì khi nước mũi màu xanh có mùi hôi?

Nước mũi màu xanh có mùi hôi không chỉ khiến người bệnh gặp khó khăn trong hô hấp. Tình trạng này gây nhiều bất tiện trong cuộc sống và khiến họ mất tự tin khi giao tiếp với người đối diện.

Như đã nói ở trên, có quá nhiều nguyên nhân dẫn đến dịch mũi màu xanh và có mùi hôi thối. Nếu tình trạng này lần đầu tiên xuất hiện và mới khởi phát, bạn có thể theo dõi trong vòng 5 ngày. Trong 5 ngày đó, bạn tích cực rửa mũi bằng nước muối sinh lý nhiều lần. Nước muối có đặc tính sát trùng, kháng khuẩn sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn trong mũi, làm sạch mũi và giảm triệu chứng khó chịu. Nếu thấy tình trạng được cải thiện, bạn có thể tiếp tục rửa mũi tại nhà đến khi khỏi hoàn toàn.

Tuy nhiên, sau theo dõi 5 ngày không nhận thấy tình trạng thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, khai thác tiền sử bệnh hoặc chỉ định làm các xét nghiệm, chụp X-quang nếu cần thiết. Đôi khi, dịch mũi có mùi và có màu là triệu chứng của những bệnh lý xuất phát từ các cơ quan xa mũi. Ví dụ, dịch mũi có mùi amoniac có thể là triệu chứng của bệnh thận, dịch mũi mùi mốc mạnh có thể là triệu chứng của bệnh gan,…

Nước mũi màu xanh có mùi hôi là bệnh gì?

>>>>>Xem thêm: Bạn đã biết cách vệ sinh tai khi bị chảy mủ chưa?

Thăm khám sớm giúp phát hiện nguyên nhân nước mũi có màu và có mùi hôi

Điều trị nước mũi màu xanh có mùi hôi thế nào?

Việc điều trị nước mũi màu xanh có mùi hôi phụ thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể:

Nếu chảy dịch mũi màu xanh và hôi do các nhiễm trùng ở tai – mũi – họng, các bác sĩ có thể chỉ định điều trị kháng sinh để tiêu diệt tác nhân gây viêm nhiễm. Các loại thuốc giảm triệu chứng như thuốc giảm viêm, giảm đau, giảm phù nề,… cũng giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Xử lý dịch mũi bằng nước muối sinh lý hoặc các loại dung dịch rửa mũi và thuốc mũi phù hợp cũng là việc vô cùng quan trọng. Việc này không chỉ giúp giảm tác nhân gây viêm nhiễm mà còn giúp người bệnh giảm triệu chứng khó chịu; làm thông thoáng đường thở và giảm tình trạng lỗ mũi có mùi hôi.

Nếu nguyên nhân gây chảy dịch mũi xanh và hôi do một bệnh lý nào đó, các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị bệnh tận gốc. Chỉ khi đó tình trạng chảy dịch mũi mới không tái phát và sức khỏe tổng thể của người bệnh được cải thiện. Trong bất cứ trường hợp nào, người bệnh không được tự ý dùng thuốc để tránh các trường hợp kháng thuốc kháng sinh hoặc điều trị sai bệnh khiến triệu chứng bệnh thêm nghiêm trọng.

Nước mũi màu xanh có mùi hôi có thể xuất phát từ những nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có thể được gây ra do bệnh lý phức tạp. Tùy từng nguyên nhân, bệnh nhân cần được điều trị bằng thuốc xịt, thuốc uống hay phẫu thuật,… Việc tìm ra nguyên nhân sớm, điều trị kịp thời sẽ mang lại hiệu quả cao và phòng ngừa được biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *