Cấy máu trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết là một thủ thuật hỗ trợ hiệu quả việc xác định nguy cơ, mức độ và tình trạng nguy hiểm cho bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết. Để hiểu hơn về thủ thuật này, Nhà thuốc Long Châu mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Cấy máu trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết và những thông tin bạn nên biết
Nhiễm khuẩn huyết là bệnh lý nghiêm trọng và có thể gây tử vong nếu không có biện pháp can thiệp đúng cách và kịp thời. Khi tiến hành thăm khám, kĩ thuật cấy máu trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết được sử dụng phổ biến cho hầu hết người bệnh có dấu hiệu nhiễm khuẩn huyết và cho kết quả khá chính xác.
Cấy máu trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết là gì?
Trước khi tìm hiểu về kĩ thuật cấy máu trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, bạn cũng cần hiểu rõ cấy máu là gì. Cấy máu là một loại xét nghiệm để kiểm tra sự hiện diện của các tác nhân ngoại lai có trong máu như vi khuẩn, vi rút hoặc nấm,… Sự hiện diện của các yếu tố này trong máu có thể là dấu hiệu của bệnh du khuẩn máu hoặc nhiễm khuẩn huyết. Cấy máu dương tính là kết quả cho thấy bạn có vi khuẩn trong máu và cần kiểm tra thêm để xác định nguyên nhân và mức độ.
Du khuẩn máu và nhiễm khuẩn huyết là 2 tình trạng khác nhau, trong đó, nhiễm khuẩn huyết là hội chứng lâm sàng bắt nguồn từ phản ứng miễn dịch quá mức đối với sự xuất hiện của vi khuẩn trong máu và những vi khuẩn này chưa bị tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể còn du khuẩn huyết lại không dẫn đến bất cứ dấu hiệu lâm sàng nào.
Vi khuẩn xuất hiện trong máu người có thể đến từ da, phổi, đường tiêu hóa, đường tiết niệu,… và dẫn đến nhiễm khuẩn huyết. Việc thực hiện cấy máu trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết có ý nghĩa rất lớn, giúp bác sĩ phát hiện vi khuẩn và tình trạng nhiễm khuẩn trong máu người bệnh, từ đó có phương án điều trị kịp thời, phù hợp.
Xét nghiệm cấy máu chỉ đơn giản là thực hiện lấy một mẫu máu của người bệnh, sau đó phòng thí nghiệm sẽ tiến hành xét nghiệm máu và gửi lại kết quả cho bác sĩ để chẩn đoán hoặc xác định mức độ đáp ứng điều trị nhiễm khuẩn huyết.
Vì sao cần phải cấy máu?
Cấy máu trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết chỉ được thực hiện trong các trường hợp nhất định, cụ thể là bệnh nhân nghi ngờ bị du khuẩn huyết hoặc nhiễm khuẩn huyết. Việc cấy máu là cần thiết để chẩn đoán và điều trị kịp thời vì cả du khuẩn huyết hay nhiễm khuẩn huyết đều dẫn đến biến chứng vô cùng nghiêm trọng với sức khỏe. Một trong số những biến chứng của vi khuẩn máu chính là nhiễm khuẩn huyết.
Đối với kĩ thuật cấy máu trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, tác nhân bệnh lý gây bệnh sẽ phản ứng với các yếu tố đề kháng của cơ thể và ngăn không cho hệ thống miễn dịch hoạt động hữu hiệu để tiêu diệt vi khuẩn, tác nhân lạ. Tác nhân bệnh lý cũng có thể tạo nên các độc tố gây tổn thương đến các cơ quan nội tạng của người bệnh.
Kết quả cấy máu trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết sẽ giúp bác sĩ xác định trong máu của bạn có tác nhân bệnh lý, cụ thể là vi khuẩn hay không. Ngoài ra kết quả này cũng cho thấy tình trạng nhiễm khuẩn và hỗ trợ xác định cách điều trị thích hợp.
Triệu chứng du khuẩn huyết và nhiễm khuẩn huyết
Nếu nhận thấy những dấu hiệu dưới đây bạn nên đến bệnh viện sớm nhất có thể để thăm khám, xét nghiệm cấy máu trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết và du khuẩn huyết.
- Người lạnh run không rõ lý do;
- Sốt cao hoặc trung bình kéo dài;
- Thở nhanh, thở gấp;
- Tăng nhịp tim hoặc đánh trống ngực;
- Người luôn trong trạng thái mệt quá mức;
- Nhức mỏi cơ toàn thân;
- Nhức đầu dữ dội.
Tìm hiểu thêm: Tác dụng của siêu âm cổ họng và những điều cần lưu ý
Bệnh lý nhiễm khuẩn huyết nếu không tiến hành điều trị có thể tiến triển nặng hơn và ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Một số triệu chứng bổ sung khi bị nhiễm khuẩn huyết bao gồm:
- Lú lẫn;
- Đi tiểu ít;
- Hoa mắt chóng mặt;
- Buồn nôn và nôn mửa;
- Da nổi bông.
- Khi bệnh tiến triển nặng hơn gây nên biến chứng nguy hiểm như:
- Đáp ứng viêm trên phạm vi toàn thân;
- Tạo lập các điểm đông máu nhỏ nằm trong hệ thống các mạch máu nhỏ;
- Hạ huyết áp ở mức độ nguy hiểm;
- Suy một hoặc nhiều cơ quan.
Những trường hợp nào có nguy cơ bị nhiễm khuẩn huyết?
Ngoài giải đáp về xét nghiệm cấy máu trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, các chuyên gia cũng cho biết thêm việc cấy máu thực hiện thường xuyên trên các đối tượng có nguy cơ cao nhiễm khuẩn trong máu. Những người này bao gồm bệnh nhân tiểu đường, bệnh nhân HIV/AIDS, người bị ung thư hoặc mắc bệnh tự miễn.
Một số tình huống làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn huyết như:
- Nhiễm trùng;
- Can thiệp phẫu thuật;
- Đặt van tim nhân tạo;
- Điều trị ức chế miễn dịch.
Cấy máu cũng thường được ứng dụng trên nhũ nhi và trẻ em bị sốt kéo dài nghi ngờ bị nhiễm khuẩn huyết dù chưa có dấu hiệu lâm sàng của bệnh.
>>>>>Xem thêm: Xương đòn là gì? Xương đòn có chức năng như thế nào?
Làm thế nào để cấy máu diễn ra hiệu quả?
Lấy mẫu để cấy máu trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết được thực hiện trong các bệnh viện uy tín, tại khoa cấp cứu hoặc các khoa lâm sàng chuyên biệt. Thực hiện cấy máu rất hiếm khi được thực hiện với bệnh nhân ngoại trú. Bắt đầu cấy máu bác sĩ sẽ làm sạch vùng da cần lấy máu để tránh vi khuẩn xâm nhập ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Sau đó bác sĩ sẽ buộc xung quanh cánh tay lấy mẫu máu bằng băng nẹp thun để tĩnh mạch căng máu và có thể nhìn thấy rõ.
Đa mẫu máu thường được lấy từ các vị trí tĩnh mạch khác nhau để tiến hành cấy máu cho kết quả với độ chính xác cao, tăng cơ hội phát hiện vi khuẩn trong máu và nguy cơ, mức độ nhiễm khuẩn huyết. Nếu bệnh nhân là người lớn sẽ cần lấy 2 – 3 mẫu máu vào nhiều thời điểm khác nhau.
Quy tắc cần tuân thủ khi cấy máu trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết là phải thực hiện cấy máu trước khi người bệnh dùng thuốc kháng sinh hệ thống. Tuy vậy nhưng trong một số trường hợp bệnh nhân đang điều trị bằng kháng sinh nhưng vẫn có các triệu chứng bị nhiễm khuẩn huyết hoặc du khuẩn huyết thì vẫn cần cấy máu để chẩn đoán, kiểm tra máu.
Mong rằng những thông tin trên đây mà Nhà thuốc Long Châu chia sẻ đã giúp bạn hiểu hơn thế nào là cấy máu trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết cũng như một số thông tin liên quan. Khi có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn huyết hoặc du khuẩn huyết bạn cần đến bệnh viện gần nhất để tiến hành khám lâm sàng, xét nghiệm và xác định phương pháp điều trị.
Xem thêm:
- Chi phí xét nghiệm máu bao nhiêu tiền?
- Các chỉ số trong xét nghiệm máu gồm những gì?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm