Niềng răng bằng mắc cài tự buộc: Nên hay không nên?

Niềng răng bằng mắc cài tự buộc: Nên hay không nên?

Mắc cài tự buộc là khí cụ niềng răng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay với chi phí vừa tầm, hiệu quả chỉnh nha cao và an toàn. Và nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp đặc biệt này thì đừng bỏ lỡ bài viết sau của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Bạn đang đọc: Niềng răng bằng mắc cài tự buộc: Nên hay không nên?

Niềng răng mắc cài tự buộc sở hữu nhiều điểm cộng vượt trội hơn hẳn so với cách thức chỉnh nha bằng mắc cài chun truyền thống. Phương pháp này sử dụng dây cung bằng inox và phần nắp cài đóng mở linh hoạt để kết nối và điều hướng răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm.

Niềng răng mắc cài tự buộc là gì?

Niềng răng mắc cài tự buộc (tự đóng) được hiểu là phương pháp niềng răng mà trong đó mỗi nắp trượt tự động hoạt động như một cửa sổ thông minh với khả năng đóng mở nhanh nhạy để gia cố dây cung và giúp cho chi tiết này có thể trượt linh động trong rãnh của mắc cài.

Niềng răng bằng mắc cài tự buộc: Nên hay không nên?

Mắc cài tự buộc là lựa chọn ưu tiên của nhiều người có nhu cầu chỉnh răng

Nắp trượt tự động có vai trò tương tự chun buộc trong mắc cài truyền thống nhưng độ ma sát thấp hơn, độ chắc chắn và tính linh động lại cao hơn. Sự kết hợp nhịp nhàng của mắc cài tự đóng và dây cung đã sinh ra lực kéo cực ổn định, giúp răng dịch chuyển dần dần theo đúng hướng đã vạch sẵn. Vậy nên vừa không gây đau đớn cho người sử dụng, vừa nâng cao hiệu quả niềng răng.

Phân loại

Hiện nay dựa vào bản chất vật liệu, mắc cài tự buộc được phân làm 2 loại cơ bản, đó là mắc cài kim loại tự buộc và mắc cài sứ tự buộc.

Mắc cài kim loại tự buộc

Là loại mắc cài được làm từ chất liệu hợp kim chống gỉ, chống oxy hóa cực tốt nên không biến tính, không phát sinh chất độc hại và hoàn toàn thân thiện với con người. Ưu điểm của chúng là có khả năng chỉnh nha rất nhanh và hiệu quả, không gây kích ứng cho người can thiệp, vệ sinh răng miệng dễ dàng. Đặc biệt, niềng răng mắc cài kim loại có chi phí khá thấp và phù hợp với năng lực tài chính của số đông.

Niềng răng bằng mắc cài tự buộc: Nên hay không nên?

Mắc cài kim loại tự buộc

Tuy vậy, tính thẩm mĩ trong giai đoạn niềng răng là vấn đề bất cập của loại mắc cài này. Thêm nữa, độ nhô cao của mắc cài có thể khiến người dùng cảm thấy bị cộm, khó chịu, nhất là trong thời gian đầu mới làm quen với chúng.

Mắc cài sứ tự buộc

Loại mắc cài này được làm từ chất liệu sứ (porcelain) với độ bền ấn tượng. Đặc biệt chúng có tính thẩm mĩ cao hơn hẳn so với mắc cài kim loại tự buộc vì màu của sứ tương đồng và tiệp vào nền răng nên khi nhìn trực diện, đối phương khó nhận ra khí cụ trên cung hàm người can thiệp.

Tìm hiểu thêm: Conventional và Sumo khác nhau như thế nào?

Niềng răng bằng mắc cài tự buộc: Nên hay không nên?
Mắc cài sứ tự buộc

Không chỉ vậy, mắc cài sứ cũng có thiết kế mỏng hơn, bề mặt trơn nhẵn, không có các chi tiết gồ ghề nên không tiềm ẩn nguy cơ gây thương tổn niêm mạc khoang miệng, môi. Cảm giác vướng víu cũng được tiết chế đáng kể so với mắc cài kim loại tự buộc. Chưa hết, hiệu quả dàn răng, chỉnh nha của loại khí cụ này cũng không hề tầm thường chút nào nên trong nhiều trường hợp, sử dụng mắc cài sứ sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian can thiệp.

Hạn chế duy nhất của niềng răng mắc cài sứ là giá thành cao. Vậy nên đây sẽ là một trở ngại lớn đối với những người có thu nhập thấp.

Niềng răng mắc cài tự buộc có tốt không?

Để biết niềng răng mắc tự buộc có tốt không, trước tiên bạn cần phải phân tích những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này. Sau đó dựa vào thông tin thu thập được để đưa ra đánh giá chính xác.

Ưu điểm

  • Tính thẩm mĩ cao hơn phương pháp niềng răng mắc cài cổ điển vì không tích hợp phần chun buộc lổn nhổn trên bề mặt răng.
  • Hiệu quả chỉnh nha cực tốt nhờ lực nắn chỉnh răng ổn định, mang tính định hướng cao. Thời gian niềng răng được tối ưu triệt để và kết quả của liệu trình được giữ ổn định, không phải lệ thuộc quá nhiều vào việc đeo hàm duy trì.
  • Giảm tối đa lực ma sát lên lớp niêm mạc và các mô lân cận nên không gây đau, trầy xước, chảy máu ở khoang miệng.
  • Bề mặt phẳng, ít các khe rãnh, không có chi tiết thừa nên rất dễ vệ sinh, làm sạch bề mặt.
  • Nói không với tình trạng chuyển vàng, ố màu trên dây cung và thân mắc cài. Có khả năng giữ nguyên trạng thái trong suốt quá trình chỉnh nha.
  • Mắc cài đóng mở dễ dàng nên tạo điều kiện thuận lợi cho các thao tác tháo lắp.

Nhược điểm

  • Dù là mắc cài sứ hay mắc cài tự buộc thì kết cấu của chúng vẫn nhô cao hơn so với nền răng nên cảm giác khó chịu do phần mềm bị độn lên là điều khó tránh khỏi.
  • Kể cả với mắc cài sứ thì dây cung chỉnh nha vẫn là dây inox có màu sắc khác biệt hoàn toàn so với răng thật nên vẫn lộ rõ khuyết điểm trên cung hàm. Do đó, tính thẩm mĩ của phương pháp này chỉ ở mức tương đối, không được đánh giá cao như phương pháp niềng răng trong suốt.
  • Ăn uống khá bất tiện, làm giảm hiệu quả nhai, nghiền nát thức ăn. Thời gian vệ sinh răng miệng lâu hơn so với bình thường do phải chải sạch mọi ngóc ngách của từng mắc cài và dây cung.
  • Chi phí nhìn chung cao hơn so với việc can thiệp bằng mắc cài truyền thống.

Niềng răng bằng mắc cài tự buộc: Nên hay không nên?

>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị bệnh lỗ hoàng điểm

Niềng răng mắc cài tự đóng sở hữu nhiều điểm cộng nhưng có cả những mặt trái

Như vậy, xét trên nhiều khía cạnh thì phương pháp niềng răng bằng mắc cài tự buộc tồn tại cả những ưu điểm và hạn chế. Tuy nhiên, ưu điểm của chúng đều đáp ứng tốt những yêu cầu quan trọng nhất trong liệu trình chỉnh nha, đó là dàn đều và đưa răng về đúng vị trí theo giải phẫu học. Thêm nữa đây lại là phương pháp can thiệp an toàn, có chi phí không quá cao nên về cơ bản bạn hoàn toàn có thể “chọn mặt gửi vàng” ở liệu pháp thẩm mĩ này.

Chi phí niềng răng mắc cài tự buộc khoảng bao nhiêu?

Như đã nhắc qua ở trên, niềng răng mắc cài tự buộc là phương pháp chỉnh nha được nhiều người tin dùng nhất hiện nay. Và một trong những lý do biến chúng thành lựa chọn xu hướng chính là mức giá vừa tầm với biên độ dao động lớn từ 30 – 60 triệu đồng. Giá thành thực tế tùy thuộc vào đơn vị cung ứng dịch vụ, loại mắc cài sử dụng và từng trường hợp can thiệp cụ thể.

Đặc biệt để hỗ trợ khách hàng, ngày nay có nhiều phòng khám còn đưa ra chính sách niềng răng trả góp để giảm nhẹ gánh nặng tài chính cho mỗi ca can thiệp. Vậy nên nếu đang quan tâm tới phương pháp chỉnh nha này thì bạn hoàn toàn có thể bắt đầu ngay chỉ với số tiền trả trước từ 5 – 15 triệu đồng.

Trên đây là nội dung chi tiết xoay quanh chủ đề mắc cài tự buộc. Mong rằng những thông tin mà Nhà thuốc Long Châu vừa chia sẻ có tính ứng dụng cao đối với bạn và xin chân thành cảm ơn vì đã tham khảo bài viết của chúng tôi! Trân trọng!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *