Đau mắt đỏ là trong năm vừa qua đã trở thành dịch lớn ở cả người lớn và trẻ em. Đối với bé bị đau mắt đỏ dùng thuốc gì thì an toàn và điều trị hiệu quả vẫn là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh.
Bạn đang đọc: Giải đáp: Bé bị đau mắt đỏ dùng thuốc gì để điều trị hiệu quả?
Bé bị đau mắt đỏ dùng thuốc gì để cải thiện tình trạng của bé là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh. Trong bài viết dưới đây nhà thuốc Long Châu sẽ đề xuất những loại thuốc phù hợp cho trẻ khi bị đau mắt đỏ.
Nguyên nhân và triệu chứng đau mắt đỏ ở trẻ
Trước khi giải đáp thắc mắc bé bị đau mắt đỏ dùng thuốc gì để điều trị hiệu quả, hãy cùng tìm hiểu một số thông tin về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh để có thể phòng ngừa cũng như nhận biết bệnh sớm nếu trẻ không may mắc phải. Đau mắt đỏ là bệnh viêm kết mạc, gây ra bởi một số siêu vi đã tác động lên lớp màng nhãn cầu. Từ đó gây viêm và xung huyết mắt. Bệnh thường bùng phát vào mùa hè, kéo dài tới cuối mùa thu.
Vào đầu tháng 9 năm 2023, đã có tới 71.000 người mắc bệnh đau mắt đỏ tại thành phố Hồ Chí Minh. Với tần suất nhiễm bệnh tăng gấp 3 – 4 lần so với cùng thời điểm ở năm 2022, nên dịch bệnh đau mắt đỏ cũng có tại các tỉnh thành khác như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Phước. Đáng lưu ý tại dịch đau mắt đỏ năm 2023, 50% số lượng bệnh nhân là trẻ em. Các bệnh viện nhi tại thành phố Hồ Chí Minh liên tục ghi nhận số lượng bệnh nhân đến khám do đau mắt đỏ.
Nguyên nhân đau mắt đỏ thường gặp ở trẻ em
Tác nhân gây đau mắt đỏ là siêu vi bao gồm Enterovirus và Adenovirus. Trong đó, chiếm 86% nguyên nhân là Enterovirus. Nhưng Adenovirus lại mang nguy cơ dẫn đến bệnh mãn tính. Ngoài ra, đau mắt đỏ còn có thể từ các nguyên nhân khác nữa như: Vi khuẩn, virus herpes, người bệnh kích ứng với thành phần của thuốc nhỏ mắt, dị ứng với tác nhân trong không khí.
Triệu chứng đau mắt đỏ ở trẻ em
Phần lớn, trẻ sẽ có những triệu chứng đau mắt đỏ như sau:
- Trẻ bị đau mắt, mắt trẻ có tình trạng xung huyết, mắt đỏ lên.
- Trẻ thấy ngứa mắt, cộm mắt. Vì vậy nên trẻ thường dụi mắt nhiều hơn, làm mắt đỏ nhiều hơn.
- Trẻ có nhiều ghèn mắt khi mới ngủ dậy.
- Đôi khi có kèm thêm triệu chứng sốt nhẹ, đau họng,…
Tìm hiểu thêm: Hút chân không là gì? Hút chân không thực phẩm có tác dụng gì?
Triệu chứng dễ dàng nhận thấy nhất ở trẻ nhỏ là mắt đỏ lên, trẻ hay dụi mắt và ghèn mắt nhiều vào buổi sáng. Phụ huynh lưu ý từ những triệu chứng này để kịp thời đưa trẻ đi khám.
Khi nào trẻ có nguy cơ bị đau mắt đỏ?
Bệnh đau mắt đỏ có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào của trẻ. Khi trẻ có các yếu tố dưới đây, nguy cơ mắc bệnh của trẻ sẽ tăng cao, cần có biện pháp ngăn ngừa từ sớm:
- Trẻ có tiếp xúc với người đang mắc bệnh đau mắt đỏ.
- Hệ miễn dịch của trẻ đang suy giảm.
- Trẻ có thói quen dụi mắt, đưa tay lên mắt và không thường xuyên vệ sinh mắt đúng cách.
- Trẻ sống trong vùng có dịch đau mắt đỏ.
Khi trẻ có nguy cơ mắc bệnh, nên lưu ý có biện pháp phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ cho trẻ. Vậy khi bé bị đau mắt đỏ dùng thuốc gì và chăm sóc như thế nào?
Bé bị đau mắt đỏ dùng thuốc gì để điều trị hiệu quả?
Khi trẻ bị đau mắt đỏ, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể sẽ cho bé dùng một số loại thuốc dưới đây để bé nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.
- Natri clorid 0,9% (nước muối sinh lý): Là loại nhỏ mắt đơn giản và an toàn nhất khi dùng cho trẻ. Nước muối sinh lý có tác dụng làm mềm ghèn mắt khi mới ngủ dậy, loại bỏ bớt virus và chống khô mắt cho trẻ.
- Thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh: Tobrex là thuốc nhỏ mắt cho trẻ em bị đau mắt đỏ thường được bác sĩ khuyên dùng nhất, có chứa kháng sinh tobramycin. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng các loại kháng sinh khác, tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Lưu ý: Kháng sinh nhỏ mắt chủ yếu để phòng bội nhiễm ở mắt cho trẻ, không có tác dụng tiêu diệt virus. Vậy nên trẻ đau mắt đỏ tuyệt đối không nên tự ý sử dụng,
- Thuốc nhỏ mắt chứa corticoid: Đây là loại thuốc có tác dụng chống viêm, giảm dịch nhầy làm mờ mắt, nhưng cũng là nhóm thuốc có nhiều nguy cơ đáng lưu ý. Chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ và tuân thủ tuyệt đối tần suất, cách dùng mà bác sĩ hướng dẫn.
- Nước mắt nhân tạo: Loại nhỏ mắt này có tác dụng duy trì độ ẩm cho mắt, tránh khô mắt khi đau mắt đỏ. Trên thị trường có khá nhiều loại nước mắt nhân tạo, nhưng đối với trẻ em, cần có chỉ định của bác sĩ để sử dụng.
Phối hợp sử dụng các loại nhỏ mắt trên cần có lời khuyên, hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân tiểu đường và các biến chứng cần lưu ý
Phòng bệnh đau mắt đỏ cho trẻ
Phụ huynh nên chủ động phòng bệnh đau mắt đỏ cho trẻ, nhất là trong thời điểm dịch đau mắt đỏ bùng phát:
- Không dùng chung các vật dụng với người bệnh đau mắt đỏ.
- Trẻ mắc bệnh, không nên đưa trẻ đến nơi đông người và cần có biện pháp khử trùng thích hợp.
- Vệ sinh môi trường sống thường xuyên.
- Không để trẻ đưa tay lên mắt, dụi mắt.
- Vệ sinh mắt và tay đúng cách cho trẻ.
- Hạn chế cho trẻ đến các khu vực đông người trong mùa dịch đau mắt đỏ.
- Tiêm vaccine định kỳ và đầy đủ cho trẻ, giúp trẻ nâng cao sức đề kháng.
Bé bị đau mắt đỏ dùng thuốc gì để điều trị hiệu quả đã được liệt kê đầy đủ trong bài trên đây. Lưu ý, không tự ý sử dụng những loại nhỏ mắt trên cho trẻ khi không có chỉ định của bác sĩ. Chủ động phòng ngừa đau mắt đỏ cho trẻ là phương pháp cần thiết khi dịch bùng phát.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm