Thuốc Decolgen thường được dùng để cải thiện các triệu chứng cảm sốt. Nhưng thuốc Decolgen có phải kháng sinh không là điều mà không phải ai cũng biết. Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Thuốc Decolgen có phải kháng sinh không?
Decolgen hay được khuyên dùng để cải thiện triệu chứng cảm sốt như ho, hắt hơi, sổ mũi,… Người bệnh thường xuyên sử dụng kháng sinh để điều trị các bệnh đơn giản, thông thường sẽ tăng tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn sau này. Vậy nên Decolgen có phải kháng sinh không?
Decolgen là thuốc gì?
Thuốc Decolgen là dạng kết hợp của nhiều thành phần, được dùng khá nhiều trong điều trị cảm cúm và viêm mũi dị ứng. Có nhiều dạng bào chế của Decolgen nhưng mỗi dạng sẽ có những điểm nổi bật riêng biệt. Decolgen được sử dụng khá nhiều trong cuộc sống hàng ngày với công dụng:
- Trị cảm cúm, cải thiện các triệu chứng của cảm cúm như nhức đầu, nghẹt mũi, sổ mũi.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng của viêm mũi dị ứng, viêm màng nhầy do cảm cúm gây ra, viêm mũi vận mạch.
- Cải thiện viêm mũi xoang dị ứng, triệu chứng rối loạn đường hô hấp trên.
Decolgen trên thị trường có khá nhiều loại, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Có 3 loại Decolgen chính, có điểm khác nhau cơ bản về bảng thành phần của các loại như sau:
- Decolgen Forte: Dạng bào chế viên nén, mỗi viên nén chứa 3 thành phần gồm: 500 mg paracetamol, 10 mg phenylephrine hydrochloride và 2 mg chlorpheniramine maleate.
- Decolgen ND: Cùng dạng bào chế viên nén, mỗi viên nén chứa 2 thành phần gồm: 500 mg paracetamol, 10 mg phenylephrine hydrochloride.
- Decolgen siro: Dạng bào chế là siro, cứ mỗi 5ml decolgen có chứa 3 thành phần: 100 mg paracetamol, 2.5 mg phenylephrine hydrochloride và 0.33 mg chlorpheniramine maleate.
Trong bảng thành phần của Decolgen, từng hoạt chất đều có vai trò riêng biệt đối với tình trạng của người bệnh:
- Paracetamol: Hoạt chất được dùng thường xuyên để giảm đau và hạ sốt cho người bệnh. Khá hiệu quả với các triệu chứng nhức đầu, đau khớp, triệu chứng của cảm sốt.
- Phenylephrine: Giúp giảm phù nề, sưng nề, xung huyết mũi, xung huyết tại mô. Kết quả là tăng thông khí qua mũi, giảm nghẹt mũi hiệu quả.
- Chlorpheniramine: Hoạt chất được dùng cải thiện triệu chứng của dị ứng như: Sổ mũi, chảy nước mũi nhiều, chảy nước mắt,… Từ đó, cải thiện nghẹt mũi, dịch tiết được thoát ra ngoài, ngăn ngừa ứ đọng trong cơ thể, dẫn đến các biến chứng khác. Giúp giảm xung huyết hiệu quả hơn khi kết hợp với phenylephrine.
Tìm hiểu thêm: Rối loạn hệ thần kinh thực vật: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Bạn có thể tự mua Decolgen tại các nhà thuốc, tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Dưới đây là liều dùng khuyến cáo mà bạn có thể tham khảo:
- Trẻ trên 12 tuổi và người lớn: Mỗi ngày dùng từ 3-4 lần, mỗi lần 1-2 viên nén hoặc 30ml Decolgen siro.
- Trẻ từ 7 – 12 tuổi: Mỗi ngày dùng từ 3-4 lần, mỗi lần 1 nửa viên hoặc 1 viên nén hoặc 15ml Decolgen siro.
- Trẻ từ 2 – 6 tuổi: Mỗi ngày dùng từ 3-4 lần, mỗi lần 1 nửa viên nén hoặc 5-10ml Decolgen siro.
- Đối với trẻ dưới 2 tuổi: Cần có chỉ định và hướng dẫn chi tiết về liều dùng từ bác sĩ.
Vậy Decolgen có phải kháng sinh không?
Việc đưa ra các triệu chứng hiện có và tự ý mua thuốc tại nhà thuốc, không có chỉ định của bác sĩ là tình trạng phổ biến ở nước ta. Khi dân trí được nâng cao, kết hợp với thông tin từ báo đài, người bệnh đã hiểu hơn về tình trạng sử dụng kháng sinh ở Việt Nam. Với những triệu chứng cảm sốt thông thường, khi mua trực tiếp tại nhà thuốc thường được kê kháng sinh. Vậy nên, khả năng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn ngày càng tăng cao, khiến cho việc điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn. Vậy Decolgen cũng được chỉ định với bệnh cảm sốt thông thường thì Decolgen có phải kháng sinh không?
Câu trả lời cụ thể là Decolgen không phải kháng sinh. Dù ở bất kì dạng bào chế nào, trong bảng thành phần của Decolgen đều không có kháng sinh. Các hoạt chất có trong Decolgen thuộc nhóm giảm đau, hạ sốt, kháng histamin, ngừa dị ứng. Không có thành phần nào là kháng sinh trong bảng thành phần này. Và khi có các triệu chứng của cảm cúm, không có bằng chứng đã nhiễm khuẩn thì người bệnh không nên dùng kháng sinh, chỉ nên dùng các thuốc để kiểm soát triệu chứng như Decolgen. Đó là lý do tại sao Decolgen thường được sử dụng hiện nay.
>>>>>Xem thêm: Chữa bệnh rối loạn lo âu lan tỏa như thế nào?
Lưu ý khi sử dụng Decolgen
Sử dụng thuốc nào cũng sẽ có một số lưu ý nhất định, đối với Decolgen người bệnh cần lưu ý:
- Lưu ý không nên dùng quá liều dùng tối đa trong một ngày của từng dạng bào chế.
- Nêu rõ với dược sĩ về tình trạng của bạn. Lưu ý nếu bạn cần tập trung, làm việc, vận hành máy móc hay lái xe nên chủ động thông báo với dược sĩ để được tư vấn Decolgen phù hợp.
- Decolgen chưa được chứng minh an toàn với phụ nữ mang thai và đang cho con bú, với đối tượng này nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về Decolgen trước khi sử dụng.
- Khi uống rượu quá nhiều, sử dụng Decolgen và có triệu chứng như: Vàng da, chán ăn,… Cần ngưng dùng Decolgen và gặp bác sĩ để được hỗ trợ.
- Ngưng dùng Decolgen nếu nhận thấy các triệu chứng như: Khó thở, phát ban trên da, mệt mỏi, vàng da, nhịp tim tăng nhanh,… Và đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ về tình trạng này.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi để giải đáp cho thắc mắc Decolgen có phải kháng sinh không. Việc tự ý sử dụng thuốc có thể gây ra nhiều hậu quả như lờn thuốc, lệ thuộc thuốc, dị ứng, uống thuốc không đúng bệnh,… Chính vì thế nên bạn cần thăm khám tại bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm