Rau tần ô là loại rau rất quen thuộc trong nhiều bữa ăn của gia đình Việt, được chế biến thành nhiều món ăn như rau tần ô xào, rau tần ô nấu canh, rau tần ô nhúng lẩu,… Tuy nhiên bà bầu ăn rau tần ô được không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây từ Nhà thuốc Long Châu.
Bạn đang đọc: Bầu ăn rau tần ô được không? Một số món ngon từ rau tần ô
Rau tần ô còn được gọi là rau cải cúc, là một loại rau thuộc họ rau cải và khá phổ biến tại Việt Nam. Nhiều tài liệu y học cổ truyền ghi nhận hiệu quả của rau tần ô trong phòng và chữa bệnh, đây cũng là loại rau khá bổ dưỡng. Bầu ăn rau tần ô được không là câu hỏi được quan tâm, chú ý bởi dinh dưỡng rất quan trọng với bà bầu.
Giá trị dinh dưỡng của rau tần ô
Trước khi đi sâu hơn để khám phá bầu ăn rau tần ô được không, bạn cũng cần biết về thành phần dinh dưỡng có trong rau tần ô để phân tích tác dụng, tác dụng phụ của rau tần ô rõ hơn. Rau tần ô (rau cải cúc) là thực phẩm được chứng minh có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi đối với sức khỏe, thích hợp cho hầu hết mọi đối tượng.
Các phân tích về giá trị dinh dưỡng của rau tần ô cho thấy, loại rau này chứa rất nhiều các vitamin, điển hình có thể kể đến như hàm lượng vitamin A, B6, vitamin K, B3, B5, B1, vitamin C, protein, canxi, kali, kẽm, đồng, sắt, chất xơ,… Dựa trên những thành phần dinh dưỡng này có thể thấy rau tần ô có nhiều giá trị, cả về mặt dinh dưỡng và dược tính.
Trong Đông y, rau tần ô có tính mát, vị hơi tê nhẹ, tác dụng đến tỳ vị, lợi tiểu, an tâm khí, tiêu đờm, giải nhiệt, thanh mát cơ thể. Một vài nghiên cứu cho thấy rau tần ô có nhiều chất tính kiềm, thích hợp để giảm nồng độ axit dạ dày, giảm tần suất các cơn đau dạ dày và hỗ trợ nhiều vấn đề về tiêu hóa. Người bị táo bón cũng sẽ cải thiện nhanh chóng khi bổ sung thêm rau tần ô vào thực đơn đấy.
Góc giải đáp: Bầu ăn rau tần ô được không?
Một trong những vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc, đặc biệt là chị em phụ nữ đang mang thai, đó là bà bầu ăn rau tần ô được không. Sở dĩ nhiều người lo lắng tác động của rau tần ô đến thai phụ là do một số trường hợp ăn rau tần ô có dấu hiệu chóng mặt, choáng. Tuy nhiên, theo giải đáp từ chuyên gia, tình trạng này có thể do dị ứng với rau tần ô hoặc nguyên liệu nấu với rau tần ô, hoàn toàn không ảnh hưởng đến việc bầu ăn rau tần ô được không.
Trả lời về vấn đề bầu ăn rau tần ô được không, các bác sĩ dinh dưỡng đưa ra nhận định rằng có thể, bà bầu hoàn toàn có thể thêm rau tần ô vào bữa ăn như một loại rau bình thường, có nhiều tác dụng tốt cho bà bầu và thai nhi. Một số bác sĩ cũng cho biết, đây là loại rau được khuyến nghị dùng cho nhiều bà bầu nhằm tăng cường chất dinh dưỡng, bổ cơ thể. Mẹ bầu sinh xong cũng nên ăn thêm rau tần ô để nhận được nhiều lợi ích từ loại rau này.
Chỉ số GI của rau tần ô thuộc hàng thấp nhất trong các loại rau quả nên người bị tiểu đường thai kỳ rất nên bổ sung đều đặn, hỗ trợ kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả, tránh lượng đường trong máu tăng nhiều và tăng quá cao đều không tốt cho sức khỏe. Bà bầu ăn rau tần ô được không? Câu trả lời là được, rau tần ô có nhiều tác dụng cho mẹ bầu như:
Giảm tình trạng mất sữa sau sinh: Một trong những lý do khiến mẹ bầu những tháng cuối nên ăn thêm rau tần ô, đó là hạn chế nguy cơ bị mất sữa, tắc sữa hoặc ít sữa sau sinh. Phụ nữ sau sinh cũng nên tăng cường rau tần ô để kích thích sữa tăng cả về số lượng và chất lượng. Mỗi bữa ăn 1 chén canh rau tần ô hoặc ăn 1 nắm rau tần ô hấp/luộc mỗi ngày đều là cách chữa tắc sữa hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Top những sản phẩm sữa tăng cân cho bé 4 tuổi
Hỗ trợ giảm đau đầu: Khảo sát cho thấy, rất nhiều bà bầu thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt trong thời gian mang thai và thời gian đầu sau sinh. Điều này có thể đến từ việc nội tiết tố, hormone thay đổi nhanh chóng. Trong khi đó, ăn rau tần ô có thể giúp bạn ít gặp tình trạng trên hơn do trong loại rau này có rất nhiều axit amin, chất chống oxy hóa glycin, vitamin,… góp phần ổn định thần kinh, an thần và hỗ trợ não bộ, thần kinh.
Chữa ho khan, ho có đờm: Nói đến tác dụng của rau tần ô đối với bà bầu thì không thể nào bỏ qua hiệu quả trong việc chữa ho khan, ho có đờm. Khi mang thai bạn cần hạn chế uống thuốc thì uống nước rau tần ô hoặc ăn rau tần ô là lựa chọn tốt để kháng viêm, kháng khuẩn và giảm thiểu các cơn ho đấy.
Hạ huyết áp: Bầu ăn rau tần ô được không? Có đến 60% bà bầu bị huyết áp cao, điều này kéo dài có thể dẫn đến nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Trong khi đó, rau tần ô với hàm lượng vitamin, axit amin dồi dào sẽ giúp ổn định huyết áp, hạ huyết áp, tránh đau đầu, chóng mặt, hoa mắt,…
Hạ sốt: Nếu bạn bị sốt trong lúc mang thai và không muốn dùng thuốc gây ảnh hưởng đến thai nhi, hãy áp dụng cách hạ sốt từ rau tần ô. Theo dân gian, cách hạ sốt này khá hiệu quả và cũng rất an toàn, lành tính cho bà bầu.
Gợi ý một vào món ăn ngon từ rau tần ô cho bà bầu
Sau khi giải đáp câu hỏi bầu ăn rau tần ô được không, mẹ bầu cũng nên bổ sung rau tần ô đúng cách để bảo vệ sức khỏe. Tuy rau tần ô khá tốt nhưng không nên ăn quá 3 bữa/tuần, thay vào đó cần đa dạng nhiều loại rau khác. Ngoài ra, chú ý đến cách chế biến cũng giúp rau tần ô dễ ăn hơn, kích thích cảm giác ngon miệng.
Canh rau tần ô nấu cá thác lác: Món canh này rất bổ dưỡng khi vừa bổ sung vitamin, chất khoáng từ rau tần ô và protein từ cá thác lác. Rau tần ô nhặt rửa sạch rồi thái nhỏ, cá thác lác mua về bạn nên nhào một lúc để tăng độ dai. Phi thơm hành tỏi băm, cho lượng nước thích hợp vào nồi, nặn cá thác lác thành viên vừa ăn thả vào, nước sôi lại bạn nêm nếm và cho rau tần ô vào là xong.
Rau tần ô xào tỏi: Món ăn này có mùi thơm của tỏi, rau tần ô giòn ngọt tự nhiên rất hấp dẫn, chế biến cũng khá nhanh chóng. Rau tần ô mua về bạn nhặt rửa sạch bằng nước muối loãng và để ráo, đập dập tỏi, phi thơm tỏi và cho rau tần ô vào xào trong 5 – 7 phút và nêm nếm gia vị là có thể ăn được.
>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm HER2 có ý nghĩa gì trong ung thư vú?
Bầu ăn rau tần ô được không? Bà bầu nên ăn thêm rau tần ô để đa dạng các loại rau xanh trong bữa ăn, đồng thời hỗ trợ tăng đề kháng, chống viêm nhiễm và ngừa bệnh cảm lạnh, ho khan, ho có đờm, sốt,… Lưu ý khi mua rau tần ô nên chọn mua loại rau xanh non, không có lá úa, lá bị sâu hoặc dập nát.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm