Hồng cầu nghèo bạch cầu là gì? Khi nào cần sử dụng hồng cầu nghèo bạch cầu?

Hồng cầu nghèo bạch cầu là gì? Khi nào cần sử dụng hồng cầu nghèo bạch cầu?

Không giống hồng cầu lắng, hồng cầu nghèo bạch cầu là một dạng hồng cầu có số lượng bạch cầu rất thấp hoặc thậm chí không có, được sử dụng trong một số trường hợp nhất định. Để hiểu hơn về hồng cầu nghèo bạch cầu, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo bài viết sau.

Bạn đang đọc: Hồng cầu nghèo bạch cầu là gì? Khi nào cần sử dụng hồng cầu nghèo bạch cầu?

Hồng cầu nghèo bạch cầu được sử dụng để giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng truyền máu, đặc biệt là với các trường hợp bệnh nhân cần truyền máu nhiều lần kèm cơ địa đặc biệt. Trong bài viết sau, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu thêm về hồng cầu nghèo bạch cầu.

Thế nào là hồng cầu nghèo bạch cầu?

Sau khi các nguyên lí truyền máu an toàn được ra đời, hàng loạt bệnh nhân đã được cứu sống khỏi tình trạng mất máu cấp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy vậy, với các trường hợp có bệnh lý huyết học, dòng hồng cầu có thể bị ức chế và bệnh nhân cần được truyền máu kéo dài, truyền máu nhiều lần để duy trì hoặc kéo dài sự sống. Việc tiến hành truyền máu nhiều lần có thể làm tăng nguy cơ biến chứng, ẩn chứa nhiều nguy hiểm đối với người bệnh, càng truyền nhiều thì rủi ro càng cao.

Một số giả thuyết cho rằng việc thực hiện truyền máu nhiều lần và liên tục có chứa các tế bào bạch cầu sẽ dẫn đến tác dụng phụ thông qua rất nhiều cơ chế tự nhiên của cơ thể.

Hồng cầu nghèo bạch cầu là gì? Khi nào cần sử dụng hồng cầu nghèo bạch cầu?

Hồng cầu nghèo bạch cầu là chế phẩm máu đã được lọc bỏ 70 – 80% tế bào bạch cầu

Cũng có giả thuyết rằng các tế bào bạch cầu của người hiến máu có thể gây ức chế hệ thống miễn dịch của người nhận máu thông qua việc tương tác với chúng. Chính vì vậy mà ý tưởng giúp đảm bảo nhu cầu truyền máu nhiều được ra đời, lúc này chỉ cần hồng cầu, không có hay hạn chế tối đa số lượng bạch cầu sẽ giúp người nhận giảm thiểu biến chứng không mong muốn. Đây là sự ra đời của hồng cầu nghèo bạch cầu.

Để đáp ứng được nhu cầu này, các chuyên gia huyết học đã nghiên cứu và hồng cầu nghèo bạch cầu được ra đời. Có thể hiểu đây là những khối hồng cầu đậm đặc và được loại bỏ bạch cầu thông qua bộ lọc bạch cầu. Việc lọc bạch cầu ra khỏi máu của người hiến máu sẽ được thực hiện trong 72 giờ kể từ khi lấy máu từ người hiến. Hồng cầu nghèo bạch cầu sau khi hoàn thành sẽ được đóng gói dưới dạng túi với thể tích 120ml mỗi đơn vị, điều kiện bắt buộc là số lượng bạch cầu phải rất ít hoặc không có, cụ thể là dưới 1 triệu tế bào trong mỗi đơn vị. Tỷ lệ tế bào hemoglobin trung bình trong hồng cầu nghèo bạch cầu có thể lên đến 60%, thậm chí là 70%.

Hồng cầu nghèo bạch cầu là gì? Khi nào cần sử dụng hồng cầu nghèo bạch cầu?

Chế phẩm máu hồng cầu nghèo bạch cầu có tỷ lệ hồng cầu cao

Khi nào cần truyền hồng cầu nghèo bạch cầu?

Không phải tất cả các trường hợp cần truyền máu đều được truyền hồng cầu nghèo bạch cầu. Đây là loại hồng cầu được chỉ định truyền cho người có cơ địa đặc biệt hoặc tình trạng khẩn cấp cần truyền số lượng lớn hồng cầu. Hồng cầu nghèo bạch cầu ra đời giúp việc truyền máu an toàn hơn. Những ưu điểm của hồng cầu nghèo bạch cầu gồm:

  • Ngăn chặn quá trình miễn dịch hóa với kháng nguyên HLA.
  • Phòng ngừa trường hợp tạo thành các phản ứng truyền máu không tan huyết với các trường hợp cần truyền máu nhiều lần.
  • Hạn chế tình trạng phản ứng do bạch cầu gây nên.
  • Có nhu cầu truyền máu cho thai nhi trong tử cung, truyền máu cho trẻ sơ sinh hoặc người bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh.
  • Ngăn ngừa nguy cơ lây truyền CMV hoặc nguy cơ lây bệnh mà tác nhân cư trú trong bạch cầu.

Trong thực tế, hồng cầu nghèo bạch cầu thường được truyền cho bệnh nhân thực hiện ghép tủy, ghép các cơ quan nội tạng hoặc chuẩn bị ghép nội tạng nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ phản ứng miễn dịch gây nguy hiểm cho người bệnh. Bên cạnh đó, những bệnh nhân sốc do truyền máu trên 2 lần cũng được khuyến khích sử dụng hồng cầu nghèo bạch cầu khi cần cải thiện hemoglobin.

Ngoài ra, khi cần tiến hành truyền hồng cầu với số lượng lớn, truyền nhiều lần hoặc truyền liên tục, theo quy tắc cần phải sử dụng hồng cầu nghèo bạch cầu cho các bệnh nhân mắc bệnh thalassemia thể nặng hoặc một số bệnh lý thiếu máu bẩm sinh, thiếu máu hồng cầu hình liềm, suy tủy, bệnh bạch cầu,…

Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật miệng cười: Trào lưu thẩm mỹ được ưa chuộng

Hồng cầu nghèo bạch cầu là gì? Khi nào cần sử dụng hồng cầu nghèo bạch cầu?
Các trường hợp thiếu máu bẩm sinh thường được chỉ định truyền hồng cầu nghèo bạch cầu

Điều chế và sử dụng hồng cầu nghèo bạch cầu như thế nào?

Hồng cầu nghèo bạch cầu được điều chế bằng cách tách khoảng 60 – 70% bạch cầu ra khỏi máu theo phương pháp tách ly tâm, lọc hoặc chiếu tia cực tím. Hiệu quả của mỗi cách tách bạch cầu sẽ khác nhau và cho hiệu quả tách bạch cầu khác nhau.

Trong đó, lọc bạch cầu là phương án tốt để giảm số lượng bạch cầu trong máu người hiến. Hiện nay, trên thị trường đã có rất nhiều bộ lọc tân tiến để lọc bạch cầu với nguyên lý chung là kết hợp giữa lọc vật lý và lọc hấp thụ để có hiệu quả tốt nhất. Để thực hiện cách tách bạch cầu này bác sĩ sẽ cho toàn bộ đơn vị máu đi qua bộ lọc, bên trong bộ lọc sẽ được thiết kế rất nhiều sợi được đóng gói dày đặc để khi lọc máu, bạch cầu sẽ vướng lại và chỉ có tế bào hồng cầu đi qua được. Kết quả thu được qua cách lọc này là hồng cầu nghèo bạch cầu, số lượng bạch cầu còn sót lại rất thấp.

Sau khi lọc qua bộ lọc, các đơn vị hồng cầu nghèo bạch cầu sẽ được đem đi dự trữ để sẵn sàng truyền máu cho bệnh nhân cần đến. Quy trình cấp phát máu và xét nghiệm nhóm máu, mức độ tương hợp máu giữa túi hồng cầu nghèo bạch cầu và máu của người nhận luôn phải đảm bảo yêu cầu cao nhất.

Hồng cầu nghèo bạch cầu là gì? Khi nào cần sử dụng hồng cầu nghèo bạch cầu?

>>>>>Xem thêm: Lipoprotein: “Chìa khóa vàng” cho sức khỏe tim mạch

Máu của người hiến sẽ được lọc bỏ bạch cầu trước khi truyền cho người nhận

Với những trường hợp bệnh viện không trữ sẵn hồng cầu nghèo bạch cầu đã điều chế trước nhưng lại có bệnh nhân cần chỉ định truyền máu gấp, đơn vị có thể chủ động điều chế hồng cầu nghèo bạch cầu ngay tại giường bệnh bằng cách sử dụng hồng cầu đậm đặc đi qua rây chuyên dụng lọc bạch cầu. Bên cạnh đó, các khoa phòng luôn phải trong tâm thế sẵn sàng, chuẩn bị sẵn phương tiện để xử trí những tai biến truyền máu phòng khi cần.

Nhìn chung, hồng cầu nghèo bạch cầu là một chế phẩm đa phần là hồng cầu, có rất ít hoặc không có bạch cầu. Chế phẩm máu này được chỉ định truyền trong một số trường hợp nhất định nhằm giảm tối đa biến chứng truyền máu nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, đặc biệt là bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo cần phải truyền máu suốt đời.

Xem thêm: Tìm hiểu hồng cầu lắng là gì?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *