Mặt nạ ngủ là loại mặt nạ được dùng vào buổi tối, sau các bước dưỡng da cơ bản. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc đắp mặt nạ ngủ qua đêm có tốt không bởi hầu hết các loại mặt nạ khác đều được khuyên chỉ nên đắp 15 – 20 phút?
Bạn đang đọc: Đắp mặt nạ ngủ qua đêm có tốt không?
Đắp mặt nạ là một bước quan trọng trong quy trình chăm sóc da hàng tuần. Có nhiều loại mặt nạ khác nhau như mặt nạ giấy, mặt nạ đất sét và cả mặt nạ ngủ. Trong khi các loại mặt nạ khác chỉ nên đắp từ 15 – 20 phút thì mặt nạ ngủ lại được hướng dẫn để lưu trên mặt qua đêm đến sáng. Vậy đắp mặt nạ ngủ qua đêm có tốt không?
Mặt nạ ngủ là loại mặt nạ gì?
Giống như tên gọi của nó, mặt nạ ngủ là mặt nạ dùng khi chúng ta đi ngủ. Loại mặt nạ này thường có kết cấu dạng gel hoặc kem lỏng, mịn, nhẹ, dễ thẩm thấu vào da. Khi đắp mặt nạ ngủ lên da bạn sẽ cảm nhận được ngay cảm giác mát dịu, nhẹ bẫng, khô nhanh, không gây bết dính, nhờn rít, bí bách cho da.
Công dụng chính của mặt nạ ngủ là cấp nước, tăng cường độ ẩm cho da. Ngoài ra, sản phẩm cũng có một số công dụng khác như kiểm soát dầu nhờn, trị mụn, chống lão hóa, tái tạo da,… Công dụng của sản phẩm sẽ phụ thuộc vào từng loại mặt nạ ngủ. Đồng thời, bạn cũng cần căn cứ vào loại da, tình trạng da của mình để chọn loại mặt nạ ngủ phù hợp.
Mọi loại da đều có thể dùng mặt nạ ngủ, đặc biệt là da khô, da thiếu nước. Chúng ta cũng nên đắp mặt nạ ngủ vào thời tiết hanh khô làm da mất đi nhiều độ ẩm tự nhiên. Bạn có thể đắp mặt nạ ngủ khoảng 10 phút trước khi đi ngủ. Khi đó, mặt nạ sẽ kịp khô để bạn đi ngủ trong tâm thế thoải mái nhất, không sợ mặt nạ sẽ dính ra tóc hay chăn gối. Mặt nạ ngủ sẽ được lưu lại trên da qua đêm và bạn sẽ rửa sạch mặt vào sáng hôm sau khi thức dậy.
Đắp mặt nạ ngủ qua đêm có tốt không?
Một số người lo lắng đắp mặt nạ ngủ qua đêm có tốt không? Sử dụng mặt nạ ngủ qua đêm có gây bít tắc lỗ chân lông hay làm khô da không? Nỗi băn khoăn này không phải vô cớ vì các loại mặt nạ khác như mặt nạ giấy, mặt nạ đất sét đều được khuyên không nên đắp quá 20 phút vì sẽ khiến độ ẩm trong da bị thẩm thấu ngược ra ngoài khi mặt nạ khô đi. Tuy nhiên, bạn hãy cứ yên tâm đắp mặt nạ ngủ qua đêm, vì nó được thiết kế chuyên biệt để làm việc đó.
Khi mặt nạ ngủ khô lại, nó sẽ tạo một lớp màng bảo vệ đặc biệt bên ngoài da để các dưỡng chất trong mặt nạ thẩm thấu vào da nhưng không hút ngược độ ẩm từ da ra bên ngoài.
Mặt nạ ngủ cần đắp qua đêm bạn mới cảm nhận được tối đa hiệu quả. Sau một đêm, bạn thức dậy rửa sạch mặt và sẽ ngay lập tức cảm nhận được làn da mát mịn. Bạn nên rửa mặt để loại bỏ lớp mặt nạ ngay sáng hôm sau mà không nên để lâu hơn. Nếu lưu mặt nạ trên da quá lâu, khi da bài tiết dầu nhờn, lỗ chân lông tắc nghẽn sẽ làm tăng nguy cơ bị mụn.
Đắp mặt nạ ngủ qua đêm mang đến những lợi ích gì?
Việc đắp mặt nạ ngủ qua đêm là đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Việc này mang đến nhiều lợi ích cho làn da như:
- Các thành phần dưỡng ẩm của mặt nạ ngủ có đủ thời gian để được da hấp thụ, giúp nâng cao hiệu quả cấp ẩm của mặt nạ. Ban đêm là khoảng thời gian làn da của chúng ta tái tạo, phục hồi mạnh mẽ nhất. Vì vậy, đắp mặt nạ ngủ xuyên đêm là cách thông minh để chúng ta tận dụng khoảng thời gian này, bổ sung dưỡng chất cho da.
- Tạo lớp màng bảo vệ da: Đắp mặt nạ ngủ qua đêm cũng sẽ tạo được một lớp màng bảo vệ da, giúp bụi bẩn, vi khuẩn trong không khí nếu có cũng không xâm nhập được vào lỗ chân lông.
- Mỗi loại mặt nạ ngủ sẽ được bổ sung những vitamin và khoáng chất nhất định, phù hợp với từng mục đích chăm sóc da. Vì vậy, đắp mặt nạ ngủ ngoài mục đích bổ sung độ ẩm cho da còn giúp khắc phục các vấn đề về da mà bạn đang gặp phải như: Da tiết nhiều dầu nhờn, da mụn, da không đều màu, da lão hóa,…
Cách đắp mặt nạ ngủ qua đêm tốt nhất cho da
Để mặt nạ ngủ phát huy tối đa tác dụng, bạn cần biết đắp mặt nạ ngủ đúng cách. Cụ thể là:
Lựa chọn loại mặt nạ ngủ phù hợp với tình trạng da của mình
Mỗi chúng ta sở hữu một làn da có đặc điểm khác nhau như da khô, da hỗn hợp, da mụn, da lão hóa,… Nếu sở hữu da khô, da xỉn màu, bạn nên chọn mặt nạ ngủ có kết cấu dạng gel, thấm nhanh, có chứa các thành phần như: Glycerin, ceramide, hyaluronic acid, aloe vera,… Với da lão hóa, bạn nên chọn loại mặt nạ ngủ giàu thành phần chống oxy hóa, vitamin C, vitamin E,… Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn có thể nhờ nhân viên bán mỹ phẩm tư vấn chọn sản phẩm phù hợp.
Đắp mặt nạ ngủ đúng quy trình
Trước khi đắp mặt nạ ngủ, bạn cần đảm bảo đã tẩy trang và rửa mặt bằng sữa rửa mặt để làm sạch da sạch sẽ. Hãy dùng toner hoặc nước hoa hồng để cân bằng lại độ pH của da. Nếu muốn, bạn có thể dùng loại serum, kem dưỡng quen thuộc hàng ngày. Sau khi thoa lớp serum, kem dưỡng khoảng 3 phút bạn có thể đắp mặt nạ ngủ. Vậy, đắp mặt nạ ngủ qua đêm có tốt không? Câu trả lời chắc chắn là có rồi.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Bị ung thư có nên ăn thịt bò không?
Đắp mặt nạ ngủ vào lúc nào?
Bạn có thể đắp mặt nạ ngủ trước khi đi ngủ khoảng 15 phút để mặt nạ đủ thời gian khô lại, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Mặt nạ ngủ thẩm thấu nhanh, rất nhanh khô, khi khô sẽ không gây cảm giác căng cứng da hay nhờn dính nên bạn hoàn toàn không thấy khó chịu.
Đắp mặt nạ ngủ mấy lần một tuần?
Thông thường, chúng ta chỉ cần đắp mặt nạ ngủ để cung cấp nước cho da khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần là đủ. Một số người có thể tăng tần suất đắp mặt nạ nếu thấy da đáp ứng được, không bị kích ứng. Tuy nhiên, cũng không nên đắp mặt nạ ngủ vào tất cả các ngày trong tuần.
Dùng mặt nạ ngủ thay kem dưỡng ẩm được không?
Mặt nạ ngủ và kem dưỡng ẩm đều có chung công dụng là cung cấp độ ẩm cho da. Tuy nhiên, kem dưỡng ẩm còn có thêm nhiều công dụng khác ngoài dưỡng ẩm vì có thành phần phức tạp và phong phú hơn. Như đã nói ở trên, bạn không nên dùng mặt nạ ngủ tất cả các ngày trong tuần. Nhưng bạn hoàn toàn có thể dùng kem dưỡng ẩm vào tất cả các ngày trong tuần.
>>>>>Xem thêm: Chi phí mổ lông quặm bao nhiêu?
Đắp mặt nạ ngủ qua đêm có tốt không đến đây bạn đã có câu trả lời. Mặt nạ ngủ là loại mặt nạ duy nhất được sử dụng theo cách đắp qua đêm. Tuy nhiên, nếu đang điều trị da bằng acid hay retinol, bạn không nên đắp mặt nạ ngủ qua đêm. Nếu có ý định dùng mặt nạ ngủ, đừng quên lựa chọn sản phẩm của thương hiệu uy tín, nguồn gốc rõ ràng và địa chỉ bán hàng tin cậy.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm