Tỷ lệ bệnh nhân nhập viện vì nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, đột quỵ,… Ngày càng tăng lên phần lớn đều bắt nguồn từ căn bệnh cao huyết áp – “kẻ giết người thầm lặng” vì những dấu hiệu không rõ ràng.
Bạn đang đọc: Những nguy hiểm phải đối mặt khi chỉ số huyết áp tăng thất thường
Hiện nay nhiều người vẫn chưa biết rõ ý nghĩa thật sự của chỉ số huyết áp đối với cơ thể, thậm chí cả những bệnh nhân mắc chứng huyết áp cao hoặc huyết áp thấp cũng trong tình trạng tương tự. Vì lẽ đó mà mọi người luôn có sự chủ quan đối với việc kiểm soát tăng giảm huyết áp bất ngờ, đến khi phát hiện thì nhiều trường hợp đã tử vong do đột quỵ. Để góp phần cải thiện tỷ lệ tai biến mạch máu não và đột quỵ do huyết áp, bài viết dưới đây sẽ có những chia sẻ cụ thể đến mọi người về vấn đề này.
Chỉ số huyết áp tăng biểu thị điều gì đối với cơ thể?
Việc đo huyết áp thường xuyên có thể kiểm soát và phát hiện sớm những bất thường về nhịp tim, huyết áp và có cách xử lý kịp thời. Vì khi cao huyết áp sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đe dọa trực tiếp tới tính mạng con người cần phải theo dõi thường xuyên, cụ thể như:
- Suy yếu mạch máu: Tình trạng huyết áp tăng kéo dài sẽ làm mạch máu phình ra và suy yếu.
- Xơ vữa động mạch: Cao huyết áp đột ngột có thể gây xơ vữa động mạch dẫn đến đau và suy tim dẫn đến tỷ lệ tử vong cao.
- Thị lực suy giảm: Huyết áp cao gây tổn thương cho các mạch máu trong mắt, ngăn cản tầm nhìn và suy giảm thị lực.
- Suy tim: Cao huyết áp làm cản trở quá trình lưu thông máu, dẫn đến suy tim.
- Suy thận: Tăng huyết áp làm suy yếu mạch máu ở thận, làm suy giảm chức năng thận gây suy thận.
- Hệ thần kinh bị ảnh hưởng: Huyết áp cao khó kiểm soát sớm làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tư duy và ghi nhớ.
Sự ảnh hưởng của huyết áp cao đến với sức khỏe con người rất lớn, cần phải kiểm tra huyết áp thường xuyên để phát hiện những bất thường và xác định các yếu tố làm tăng huyết áp để kịp thời ngăn chặn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Chỉ số huyết áp tăng giảm sẽ phụ thuộc nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, dưới đây là một số yếu tố làm ảnh hưởng đến việc tăng giảm huyết áp:
- Yếu tố tuổi tác: Tuổi càng cao thì tính đàn hồi của mạch máu càng giảm vì lòng mạch dần bị hẹp lại tạo sức cản cho mạch máu, khiến chỉ số huyết áp tăng giảm thất thường.
- Tâm lý không ổn định: Thường xuyên lo lắng, bồn chồn hoặc bị kích động mạnh cũng là nguyên nhân phổ biến làm thay đổi chỉ số huyết áp.
- Cơ thể bị mất máu nhiều: Do chấn thương khiến huyết áp giảm.
- Vận động mạnh: Khi tập thể dục quá sức, chạy bộ thì nhịp tim sẽ tăng làm chỉ số huyết áp tăng nên lúc này chỉ số huyết áp sẽ không phản ánh đúng tình trạng sức khỏe.
Thói quen tốt giữ huyết áp luôn ổn định
Huyết áp ổn định là cơ sở để biết được sức khỏe của bạn đang tốt cũng là điều mà tất cả chúng ta đều mong muốn, vậy làm sao để kiểm soát huyết áp tăng giảm thất thường và giữ cho huyết áp ổn định? Để kiểm soát tốt huyết áp, mọi người có thể tham khảo các thói quen cần thực hiện dưới đây:
Tập thể dục đều đặn
Luyện tập đều đặn với các bài tập có cường độ nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng sức khỏe từng người để tăng cường sự dẻo dai cho cơ bắp và giữ huyết áp ổn định. Thêm nữa tránh để cơ thể rơi vào căng thẳng kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp.
Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm mũi không dị ứng là gì? Có triệu chứng nào?
Ăn uống khoa học
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học giúp ngăn ngừa hình thành cholesterol duy trì cân nặng ổn định và béo phì. Bổ sung các nhóm vitamin, khoáng chất, hạn chế rượu bia, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya để bảo vệ sức khỏe.
Kiểm soát chỉ số huyết áp thường xuyên
Việc thường xuyên kiểm tra huyết áp là cách giúp bạn phòng ngừa hiệu quả các bệnh nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim vì huyết áp tăng đột ngột, và giải pháp tối ưu được nhiều khách hàng lựa chọn đó là mua sẵn máy đo huyết áp tại nhà. Điển hình là dòng máy đo huyết áp AND UA-651 Plus AFIB được sản xuất theo tiêu chuẩn Nhật Bản với thiết kế tiện lợi có màn hình lớn hiển thị 3 thông số và dễ thao tác chỉ với 1 nút chạm.
Thêm nữa dòng máy AND UA-651 Plus AFIB còn được trang bị công nghệ cảnh báo nhịp tim không đều/rung nhĩ hàng đầu thế giới (IHB/AFib) và chức năng báo hiệu huyết áp cao, cảnh báo đột quỵ theo WHO nhanh chóng, chính xác giúp người bệnh kịp thời có phương pháp cải thiện sức khỏe phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Các phương pháp xét nghiệm ADN cha con khi mang thai
Khám sức khỏe định kỳ
Với nhiều bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tim mạch, thừa cân béo phì, đái tháo đường thì cần phải đo huyết áp thường xuyên cũng như khám sức khỏe định kỳ để theo dõi, phát hiện sớm bất thường và điều trị kịp thời.
Hy vọng bài viết trên đã có những chia sẻ chi tiết đến những nguy hiểm phải đối mặt khi chỉ số huyết áp tăng thất thường. Qua đó, mọi người sẽ hiểu rõ hơn về ý nghĩa của huyết áp qua các con số hiển thị bên cạnh các yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng giảm huyết áp để chủ động phòng tránh tốt nhất.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm