Hồng cầu rửa và những thông tin bạn nên biết

Hồng cầu rửa và những thông tin bạn nên biết

Hồng cầu rửa là một loại chế phẩm máu đặc biệt được chỉ định sử dụng trong một số trường hợp nhất định để cứu chữa bệnh nhân. Loại chế phẩm máu này được chế tạo bằng việc rửa các tế bào hồng cầu 2 lần với nước muối sinh lý bằng kĩ thuật đặc thù.

Bạn đang đọc: Hồng cầu rửa và những thông tin bạn nên biết

Có rất nhiều loại chế phẩm máu khác nhau và trong đó, hồng cầu rửa là một trong những loại chế phẩm đặc biệt và được sử dụng khi bác sĩ chỉ định. Tác dụng chính của hồng cầu rửa là hạn chế nguy cơ biến chứng trong quá trình truyền máu, đặc biệt là đối với các đối tượng từng có tiền căn.

Truyền máu và những điều cần biết

Trước khi tìm hiểu hồng cầu rửa bạn cũng cần nắm rõ về phương pháp truyền máu trong huyết học bởi hồng cầu rửa cũng là một chế phẩm để truyền cho bệnh nhân trong một số trường hợp cụ thể. Thiếu máu, mất máu có nhiều phương án để khắc phục nhưng với trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng, khả năng sống sót của bệnh nhân thì truyền máu là phương án cấp cứu an toàn, hiệu quả nhất.

Đối tượng truyền máu thường là người cần điều trị chấn thương, sau phẫu thuật, rối loạn chảy máu hoặc phải chữa trị các bệnh cần huyết tương, tiểu cầu, hồng cầu,… Khi này máu sẽ được truyền theo đường tĩnh mạch vào trong cơ thể người nhận và loại chế phẩm máu được truyền sẽ khác nhau ở các tình huống, thể trạng bệnh nhân khác nhau.

Hồng cầu rửa và những thông tin bạn nên biết

Truyền máu là cách xử lý nhanh tình trạng thiếu máu, mất máu nhiều ở người bệnh huyết học hoặc chấn thương nặng

Nguyên tắc truyền máu là không được để kháng thể tiếp xúc với kháng nguyên tương ứng trong cơ thể người nhận. Chính vì vậy mà trước khi truyền máu người hiến và người nhận đều cần phải xét nghiệm máu. Trong các nhóm máu thì nhóm máu O có thể truyền cho nhiều nhóm máu khác, người mang nhóm máu A, B, AB đều có thể nhận máu từ người mang nhóm máu O.

Ngược lại, người mang nhóm máu AB có thể nhận được máu từ nhiều nhóm máu khác, có thể nhận được máu từ tất cả các nhóm máu như O, A, B nhưng lại chỉ có thể hiến máu cho người cùng nhóm máu AB. Bên cạnh đó nhóm máu A có thể nhận máu từ người có nhóm máu O hoặc nhóm máu A còn người mang nhóm máu B có thể nhận máu từ người cùng nhóm máu hoặc sở hữu nhóm máu O.

Mỗi chế phẩm máu sẽ được chỉ định trong các trường hợp cần truyền máu khác nhau, cụ thể là:

  • Máu toàn phần: Đây là máu được lấy từ người hiến và không qua bất cứ xử lý nào. Các trường hợp có thể truyền máu toàn phần là các ca mất máu nặng đi kèm biểu hiện tụt huyết áp, bệnh nhân cần thay máu hoặc trẻ sơ sinh bị thiếu máu tán huyết.
  • Khối hồng cầu: Dùng cho bệnh nhân mất máu mãn tính giúp tăng nồng độ hemoglobin và tăng khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu.
  • Khối hồng cầu rửa: Được chỉ định truyền cho các trường hợp bệnh nhân có tiền sử dị ứng với huyết tương hoặc bị ban xuất huyết sau khi mất máu.
  • Khối hồng cầu nghèo bạch cầu: Chế phẩm máu này được truyền cho người bệnh truyền tiểu cầu nhưng không đạt hiệu quả tốt.
  • Khối tiểu cầu: Áp dụng cho bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết cần phải truyền tiểu cầu.
  • Huyết tương đông lạnh: Truyền cho trẻ sơ sinh bị xuất huyết do thiếu vitamin K hoặc bệnh nhân cần truyền máu lượng lớn trong vòng 24 giờ cũng cần truyền huyết tương đông lạnh.

Hồng cầu rửa và những thông tin bạn nên biết

Có nhiều loại chế phẩm máu khác nhau dùng trong trường hợp nhất định

Thế nào là hồng cầu rửa?

Hồng cầu rửa là một dạng chế phẩm máu bao gồm các tế bào hồng cầu đã được rửa qua nước muối sinh lý. Theo đó, các kỹ thuật viên và bác sĩ huyết học sẽ lấy đơn vị máu toàn phần hoặc chế phẩm hồng cầu lắng đi rửa lại với 1 – 2 lít nước muối sinh lý khoảng 2 lần. Hồng cầu rửa có thể được thực hiện thủ công hoặc sử dụng máy móc chuyên dụng để rửa các tế bào máu. Sản phẩm thu được sau khi rửa máu toàn phần là hồng cầu nhưng thiếu hụt hơn so với tỷ lệ ban đầu khoảng 10 – 20%.

Như vậy, quá trình tạo nên hồng cầu rửa khiến các thành phần khác trong máu bị rửa trôi, từ đó giúp giảm thiểu các triệu chứng bất lợi, tai biến truyền máu giảm thiểu hơn so với truyền máu toàn phần. Các thành phần được rửa trôi gồm có 99% lượng protein huyết tương cùng với 85% số lượng bạch cầu có trong máu ban đầu. Bên cạnh đó nồng độ kali tồn dư trong thành phẩm chỉ còn lại khoảng 0.2mEq/L. Một số chất chuyển hóa của hồng cầu cũng gần như được rửa trôi hoàn toàn và các cytokine gây phản ứng sốt khi truyền máu cũng được loại bỏ.

Quá trình điều chế hồng cầu rửa xảy ra trong hệ thống hở, phá vỡ các niêm phong của máu toàn phần hoặc hồng cầu lắng ban đầu nên nguy cơ nhiễm khuẩn cũng tăng cao hơn, tuy nhiên tỷ lệ vẫn khá thấp. Chế phẩm hồng cầu rửa có thời hạn sử dụng khá ngắn, thường không vượt quá 24 giờ từ sau khi điều chế dù có điều kiện bảo quản nghiêm ngặt với nhiệt độ từ 2 – 6 độ C. Bên cạnh đó việc loại bỏ dung dịch bảo quản, chất chống đông máu trong máu ban đầu cũng làm giảm khả năng sống sót và chức năng của các tế bào máu.

Tìm hiểu thêm: Viêm dây thần kinh ốc tai có điều trị được không?

Hồng cầu rửa và những thông tin bạn nên biết
Hồng cầu có thể được rửa thủ công hoặc rửa bằng máy trước khi truyền cho bệnh nhân

Khi nào cần sử dụng hồng cầu rửa?

Không phải tất cả các trường hợp truyền máu đều cần sử dụng hồng cầu rửa. Các bác sĩ cho biết những trường hợp chỉ định truyền hồng cầu rửa bao gồm:

  • Bệnh nhân có tiền căn phản ứng khi truyền máu không cải thiện được bằng chế phẩm máu hồng cầu nghèo bạch cầu.
  • Người có tình trạng thiếu IgA với sự hiện diện của các kháng thể IgA trong máu.
  • Bệnh nhân từng có phản ứng phản vệ mức độ nặng trong các lần truyền máu toàn phần trước đó.
  • Người bệnh từng có phản ứng dị ứng phát hồng ban nặng nhưng không thể ngăn chặn bằng cách sử dụng thuốc kháng histamin trước khi truyền máu.
  • Sử dụng hồng cầu rửa khi cần truyền máu cho trẻ sơ sinh hoặc thai nhi còn trong buồng tử cung người mẹ.

Việc sử dụng hồng cầu rửa còn đi kèm với các rủi ro nhất định nên đây không phải chế phẩm máu tùy tiện truyền cho bệnh nhân trong tình huống khẩn cấp, bệnh nhân bị thiếu IgA đơn thuần, người có phản ứng số có thể được điều trị, kiểm soát bằng thuốc hạ sốt và các chế phẩm hồng cầu nghèo bạch cầu khác,…

Hồng cầu rửa và những thông tin bạn nên biết

>>>>>Xem thêm: Thâm mắt bẩm sinh có chữa được không? Nguyên nhân và cách khắc phục tại nhà

Trẻ sơ sinh cần truyền máu sẽ được chỉ định sử dụng hồng cầu rửa

Nhìn chung, người có tiền căn tai biến khi truyền máu khó kiểm soát bằng các cách thông thường là yếu tố quyết định có cần dùng đến hồng cầu rửa hay không. Việc sử dụng hồng cầu rửa đúng đối tượng, đúng trường hợp cần sẽ giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo cần phải thực hiện truyền máu suốt đời.

Xem thêm: Xét nghiệm sức bền hồng cầu là gì?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *