Kế hoạch chuẩn bị trước khi mang thai: Nên và không nên làm gì?

Kế hoạch chuẩn bị trước khi mang thai: Nên và không nên làm gì?

Chủ động lên kế hoạch cho việc mang thai không chỉ giúp các cặp đôi có được sự chuẩn bị chu đáo nhất mà còn làm tăng cơ hội thụ thai thành công. Vậy hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nên và không nên làm gì khi chuẩn bị mang thai nhé!

Bạn đang đọc: Kế hoạch chuẩn bị trước khi mang thai: Nên và không nên làm gì?

Để có một thai kỳ suôn sẻ, các chị em cần phải chuẩn bị một cơ thể khoẻ mạnh với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng có đủ hiểu biết và kinh nghiệm để có thể chuẩn bị thật tốt ở giai đoạn tiền đề này.

Trước khi thụ thai nên làm những gì?

Thời điểm 3 tháng trước khi bắt đầu thụ thai là khoảng thời gian lý tưởng để các cặp đôi khám sức khỏe tổng quát để xác định được tình trạng sức khỏe cụ thể, thấy đổi thói quen sinh hoạt không tốt cũng như áp dụng chế độ ăn uống khoa học, điều độ để cơ thể trong trạng thái tốt nhất. Dưới đây là một số việc các cặp đôi cần làm vào 3 tháng trước khi thụ thai.

Kiểm tra sức khỏe

Theo các chuyên gia Sản Phụ khoa, bước đầu tiên các cặp đôi cần thực hiện khi lên kế hoạch có con chính là đặt lịch khám sức khỏe tổng quát. Thông qua buổi kiểm tra, các cặp đôi sẽ xác định được chính xác tình hình sức khoẻ cụ thể của mình. Đồng thời, có được những lời khuyên của bác sĩ về việc ăn uống, chế độ sinh hoạt hằng ngày.

Kế hoạch chuẩn bị trước khi mang thai: Nên và không nên làm gì?

Kiểm tra sức khoẻ trước khi mang thai là điều 2 vợ chồng cần phải thực hiện

Ngoài ra, kiểm tra sức khoẻ sinh sản cũng giúp phát hiện sớm các vấn đề khả năng sinh sản của cả hai vợ chồng, các gen lặn của các bệnh di truyền hiếm gặp giúp các cặp đôi có được hướng điều trị kịp thời, hiệu quả.

Bên cạnh đó, tại các buổi kiểm tra sức khỏe tiền sinh sản, các bác sĩ cũng sẽ tư vấn các loại vaccine mà chị em cần tiêm trước khi mang thai như vaccine thủy đậu, vaccine cúm, vaccine rubella,…

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Theo các chuyên gia Sản khoa, phụ nữ giai đoạn này cần tập trung xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng các nhóm chất, có đầy đủ rau củ, trái cây, ngũ cốc, protein trong mỗi bữa ăn. Đặc biệt, để giảm thiểu nguy cơ mắc phải các dị tật ống thần kinh ở thai nhi, chị em cần bổ sung đủ acid folic hoặc folate có nhiều trong rau bắp cải, nấm, bí đao, cà chua, dưa hấu, các loại quả mọng,…

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến nghị phụ nữ trong giai đoạn chuẩn bị mang thai cũng không nên sử dụng các loại cá có hàm lượng thuỷ ngân cao như cá kiếm, cá thu,… để tránh nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng. Đồng thời, hạn chế sử dụng hải sản sống, thịt nguội, rau mầm sống,… Những thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn listeria, gây ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ.

Kế hoạch chuẩn bị trước khi mang thai: Nên và không nên làm gì?

Một chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp chị em có sức khoẻ tốt mà còn tăng khả năng thụ thai

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Một điều nữa chị em cần phải làm để có một thai kì và một thai nhi khoẻ mạnh đó là thay đổi và loại bỏ hoàn toàn những thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh như hạn chế sử dụng cà phê và những thức uống có cồn, có chứa chất kích thích; từ bỏ thuốc lá, thuốc lá điện tử; tăng cường tập luyện thể dục thể thao.

Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm sinh sợi huyết trong đánh giá khả năng đông và cầm máu

Kế hoạch chuẩn bị trước khi mang thai: Nên và không nên làm gì?
Tập luyện thể dục thể thao giúp chị em giảm căng thẳng, stress

Các chuyên gia Sản khoa cho biết, việc xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp cơ thể phụ nữ không bị tình trạng thừa cân – béo phì, loại bỏ được các yếu tố nguy cơ gây các biến chứng liên quan đến thai kỳ như huyết áp cao, tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, ngưng thở khi ngủ,… Đồng thời giúp tăng cường sức khoẻ, cải thiện tâm trạng, giảm nguy cơ bị trầm cảm trước sinh.

Bên cạnh những điều ở trên, trước khi thụ thai, chị em cũng nên kiểm tra lại các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng mình đang sử dụng. Bởi một số loại có chứa những thành phần gây hại cho thai nhi, ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản. Ngoài ra, nếu đang mắc phải các bệnh lý mãn tính như động kinh, tiểu đường, lupus ban đỏ,… hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ để kiểm soát cẩn thận các biến chứng có thể xuất hiện trước và trong quá trình mang thai.

Sử dụng viên uống Promum New Start

Theo các nghiên cứu, các chị em hoàn toàn có thể sử dụng các viên uống bổ sung chất trước khi mang thai để cơ thể không bị thiếu hụt những nhóm chất quan trọng. Tuy nhiên, cần lựa chọn kĩ càng về sản phẩm để tránh mua phải những sản phẩm kém chất lượng, gây phản tác dụng. Một trong số những sản phẩm viên uống hỗ trợ phụ nữ trước khi mang thai nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng là viên uống hỗ trợ phụ nữ trước khi mang thai Promum New Start.

Theo đó, Promum New Start là thực phẩm bổ sung chất lượng cao dành cho những chị em đang có kế hoạch mang thai. Sản phẩm có dạng viên nang và chứa các thành phần dinh dưỡng chất lượng, được lựa chọn cẩn thận nhằm giúp chị em có được tiền đề vững chắc cho hành trình mang thai.

Viên uống Promum New Start có chứa nguồn acid quan trọng là Extrafolate canxi L-methylfolate – một dạng folate hoạt tính, dễ hấp thụ. Nguồn folate này sẽ giúp tăng nồng độ folate trong cơ thể mẹ. Qua đó, làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi phát triển.

Bên cạnh acid folic, viên uống Promum New Start cũng có chứa hàm lượng cao kẽm. Đây là chất có khả năng phát triển khả năng sinh sản, điều chỉnh các chức năng của hormones giúp đảm bảo trứng rụng đều đặn, tăng khả năng thụ thai. Thành phần vitamin B6 có trong Promum New Start cũng góp phần điều hoà hoạt động của các nội tiết tố.

Kế hoạch chuẩn bị trước khi mang thai: Nên và không nên làm gì?

>>>>>Xem thêm: Trẻ thiếu tập trung khi học có phải do bệnh lý? Cách giúp bé tăng cường độ tập trung

Promum New Start giúp chị em có được tiền đề vững chắc cho hành trình mang thai

Không nên làm gì khi chuẩn bị mang thai?

Để có một thai kỳ khoẻ mạnh, không chỉ chị em mà cả “đấng mày râu” cũng cần lưu ý không nên làm một số điều sau đây:

  • Chị em cần giữ tinh thần thoải mái, không tự gây căng thẳng hoặc khiến bản thân gặp phải stress.
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc lá. Bởi những em bé sinh ra bởi những người mẹ hút thuốc trong thai kỳ có nguy cơ cao bị nhẹ cân, đẻ non hoặc bị các khiếm khuyết về thần kinh.
  • Phụ nữ cũng nên hạn chế sử dụng mỹ phẩm, thuốc nhuộm tóc hoặc sơn móng tay – móng chân.
  • Không nên bồi bổ quá mức dễ làm cơ thể tăng cân quá mức trước khi mang thai, làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ hoặc cao huyết áp thai kỳ.
  • Với cánh mày râu cũng nên bỏ rượu, thuốc lá bởi sự tiếp xúc gián tiếp thông qua mẹ cũng có thể gây ảnh hưởng nhiều tới thai nhi.

Có thể thấy để chuẩn bị cho một thai kỳ khoẻ mạnh, người phụ nữ sẽ cần một thời gian dài để chuẩn bị về sức khoẻ, tài chính. Nhà thuốc Long Châu hy vọng rằng những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ phần nào giúp ích được cho những chị em đang trong giai đoạn chuẩn bị mang thai.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *