Cũng như các hệ thống khác trong cơ thể, hệ nội tiết đảm nhiệm những vai trò riêng, bao gồm các cơ quan và các tuyến nội tiết phân bố nhiều nơi khác nhau trong cơ thể. Vậy hệ thống nội tiết hoạt động trong cơ thể như thế nào?
Bạn đang đọc: Hệ thống nội tiết bao gồm những cơ quan nào? Chúng có vai trò gì trong cơ thể?
Hệ thống nội tiết, còn được gọi là hệ thống hormone, được tìm thấy ở tất cả các loài động vật có vú, chim, cá và nhiều loài khác. Hệ thống nội tiết bao gồm các tuyến nằm khắp cơ thể, các hormone do các tuyến tạo ra và giải phóng vào máu hoặc chất lỏng xung quanh các tế bào để các cơ quan thụ cảm ở các cơ quan và mô khác nhau nhận biết và phản ứng với các hormone.
Khái niệm hormone trong cơ thể người
Hormone hoạt động như các chất truyền tin hóa học được giải phóng vào dòng máu từ các tuyến để tác động lên một cơ quan ở bộ phận khác của cơ thể. Mặc dù hormone đến được tất cả các bộ phận của cơ thể nhưng chỉ những tế bào đích có thụ thể tương thích mới được trang bị để đáp ứng. Hơn 50 hormone đã được xác định ở người và các động vật có xương sống khác. Hormone kiểm soát hoặc điều chỉnh nhiều quá trình sinh học và thường được sản xuất với số lượng cực kỳ thấp trong cơ thể.
Giống như ổ khóa và chìa khóa, nhiều hormone hoạt động bằng cách liên kết với các thụ thể được sản xuất trong tế bào. Khi một hormone liên kết với một thụ thể, thụ thể đó sẽ thực hiện các chỉ dẫn của hormone đó bằng cách thay đổi các protein hiện có của tế bào hoặc kích hoạt các gen sẽ tạo ra protein mới. Phức hợp thụ thể – hormone bật hoặc tắt các quá trình sinh học cụ thể trong tế bào, mô và cơ quan.
Một số ví dụ về vai trò quan trọng của hormone
Ví dụ về các quá trình quan trọng của hormone, hormone có thể kiểm soát lượng đường trong máu (insulin) hay biệt hóa, tăng trưởng và chức năng của cơ quan sinh sản (testosterone và estradiol), tăng trưởng cơ thể và sản xuất năng lượng (hormone tăng trưởng và hormone tuyến giáp). Ngoài ra, còn có một số vai trò khác như:
- Estrogen là nhóm hormone chịu trách nhiệm cho sự phát triển giới tính của phụ nữ, được sản xuất bởi buồng trứng chủ yếu và một lượng nhỏ từ tuyến thượng thận.
- Androgen chịu trách nhiệm về đặc điểm giới tính nam.
- Testosterone, hormone sinh dục do tinh hoàn sản xuất, là một androgen.
- Tuyến giáp tiết ra hai loại hormone chính là thyroxine và triiodothyronine vào máu. Những hormone tuyến giáp này kích thích tất cả các tế bào trong cơ thể và kiểm soát các quá trình sinh học như tăng trưởng, sinh sản, phát triển và trao đổi chất.
Hệ thống nội tiết được tạo thành từ tất cả các hormone khác nhau của cơ thể, điều chỉnh tất cả các quá trình sinh học trong cơ thể từ khi thụ thai đến khi trưởng thành và đến tuổi già, bao gồm cả sự phát triển của não và hệ thần kinh, sự tăng trưởng và chức năng của hệ thống sinh sản. Ngoài ra hormone còn ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và lượng đường trong máu.
Tìm hiểu thêm: Cấy mỡ tự thân được bao lâu? Chăm sóc sau cấy mỡ tự thân như thế nào?
Vị trí các tuyến nội tiết trong cơ thể
Hệ thống nội tiết của cơ thể bao gồm ba loại mô là các tuyến nội tiết, cơ quan nội tiết và các mô liên quan đến nội tiết.
Các tuyến nội tiết trong cơ thể nằm ở đâu?
Các tuyến nội tiết trong cơ thể từ đầu đến chân bao gồm:
- Tuyến tùng: Đây là một tuyến nhỏ trong não nằm bên dưới phần sau của thể chai. Nó thực hiện chức năng tạo ra và giải phóng hormone melatonin.
- Tuyến yên: Đây là một tuyến nhỏ, có kích thước bằng hạt đậu ở đáy não, bên dưới vùng dưới đồi. Nó giải phóng tám loại hormone, một số trong đó kích thích các tuyến nội tiết khác giải phóng hormone.
- Tuyến giáp: Đây là một tuyến nhỏ hình con bướm ở phía trước cổ, dưới da. Nó giải phóng các hormone giúp kiểm soát quá trình trao đổi chất.
- Tuyến cận giáp: Đây là bốn tuyến có kích thước bằng hạt đậu thường nằm phía sau tuyến giáp của bạn. Đôi khi chúng tồn tại dọc theo thực quản hoặc trong ngực, chúng giải phóng hormone tuyến cận giáp (PTH), kiểm soát mức độ canxi trong máu.
- Tuyến thượng thận: Giải phóng một số hormone kiểm soát các quá trình của cơ thể, như trao đổi chất, huyết áp và phản ứng căng thẳng của bạn .
Các cơ quan của hệ nội tiết
Một số cơ quan trong cơ thể bạn cũng sản xuất và giải phóng hormone. Các cơ quan là một phần của hệ thống nội tiết của bạn bao gồm:
- Vùng dưới đồi: Một cấu trúc nằm sâu bên trong não. Nó tạo ra hai loại hormone để tuyến yên dự trữ là oxytocin và vasopressin, đồng thời tạo ra và giải phóng hai loại hormone khác là dopamine và somatostatin.
- Tuyến tụy: Cơ quan này vừa là một cơ quan, vừa là tuyến và cũng là một phần của hệ tiêu hóa, giải phóng hai loại hormone cần thiết để duy trì lượng đường trong máu vừa phải là insulin và glucagon.
- Mô mỡ: Đây là mô liên kết trải dài khắp cơ thể, giải phóng nhiều loại hormone khác nhau như leptin, angiotensin và adiponectin.
- Buồng trứng: Sản xuất và lưu trữ trứng và tạo ra các hormone giới tính kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt và quá trình mang thai.
- Tinh hoàn: Chúng tạo ra tinh trùng và hormone giới tính, đặc biệt là testosterone.
Ngoài ra các mô khác trong cơ thể cũng có thể giải phóng hormone như:
- Dạ dày và ruột non: Tạo ra và giải phóng một số hormone có vai trò trong quá trình trao đổi chất bao gồm gastrin và ghrelin .
- Thận: Là một phần của hệ tiết niệu nhưng chúng cũng sản xuất ra các hormone như erythropoietin và renin.
- Gan: Gan là một phần của hệ thống tiêu hóa, nhưng nó cũng sản xuất ra các hormone, bao gồm yếu tố tăng trưởng giống insulin 1 (IGF-1) và angiotensinogen.
- Tim: Khi huyết áp tăng, tim sẽ giải phóng hai loại hormone gọi là peptide natriuretic loại A và peptide natriuretic loại B.
- Nhau thai: sản xuất ra các hormone quan trọng để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh và chuẩn bị cho cơ thể bạn chuyển dạ và cho con bú.
>>>>>Xem thêm: Bệnh vảy nến hồng có lây không? Triệu chứng của bệnh là gì?
Hệ thống nội tiết rất quan trọng, thông thường, cơ thể bạn có khả năng cân bằng hormone, nhưng việc có quá ít hoặc quá nhiều một loại hormone nhất định có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe. Để có một hệ thống nội tiết khỏe mạnh, việc bạn cần làm là duy trì lối sống lành mạnh và thường xuyên thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Nội tiếtCân bằng nội tiếtRối loạn nội tiết