Triệu chứng của bệnh vảy phấn hồng thường bắt đầu như một đốm tròn hoặc hình bầu dục lớn trên da và có thể gây ngứa. Căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ nhóm tuổi nào và thường tự biến mất trong khoảng 10 tuần. Vậy bệnh vảy nến hồng có lây không?
Bạn đang đọc: Bệnh vảy nến hồng có lây không? Triệu chứng của bệnh là gì?
Ở Việt Nam, vảy nến hồng được xem là một căn bệnh da liễu khá phổ biến và có thể gặp ở bất kỳ nhóm tuổi nào. Nhưng phổ biến hơn cả là những đối tượng từ 10 đến 35 tuổi. Mặc dù vảy nến hồng không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng lại lấy đi niềm vui và sự tự tin của người bệnh. Vậy bệnh vảy nến hồng có lây không?
Thông tin chung về bệnh vảy nến hồng
Vảy nến hồng được xem là một dạng bệnh vảy nến, thường có xu hướng phát tác vào mùa xuân và mùa thu. Được biểu hiện bởi tình trạng da bị phát ban với các mảng vảy đỏ nổi lên. Đồng thời, các vùng da ở phần trên cơ thể và vùng da chạy dọc theo các xương sườn là những nơi dễ xuất hiện tình trạng vảy nến nhất.
Theo các chuyên gia nhận định, hiện vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vảy nến hồng. Thông tin thu thập từ một số tài liệu đã cho thấy việc nhiễm virus có thể gây phát ban, đặc biệt là bởi một số chủng virus herpes.
Bên cạnh đó, khi bệnh nhân có một số yếu tố sau cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc vảy nến hồng, bao gồm: Rối loạn hay suy yếu hệ miễn dịch, tiếp xúc với hóa chất độc hại, di truyền và tác dụng phụ của thuốc,…
Những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân vảy nến hồng
Những triệu chứng điển hình mà bệnh nhân mắc vảy nến hồng có thể gặp phải, bao gồm:
- Cơ thể không khỏe đi kèm một số triệu chứng như nhiệt độ cao, đau đầu và đau khớp.
- Xuất hiện các mảng bám có vảy, màu đỏ hoặc hồng, hình bầu dục trên da. Khi tình trạng phát ban bị lan rộng hơn thì mảng bám sẽ xuất hiện trước ít nhất 2 ngày .
- Phát ban lan rộng thường sẽ tiếp tục lan rộng trong vòng 2 đến 6 tuần kể từ khi mảng bám xuất hiện.
Bệnh vảy nến phấn hồng thường không gây ra bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào trong phần lớn các trường hợp. Nếu xảy ra, chúng có thể gồm tình trạng ngứa dữ dội và xuất hiện những đốm nâu kéo dài dù cho phát ban đã lành.
Bệnh vảy nến hồng có lây không?
Bệnh vảy nến hồng có lây không là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc, kèm theo đó là những nỗi lo lắng về trường hợp lỡ tiếp xúc hoặc lỡ dùng chung vật dụng với người bệnh thì có sao không. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm vì bệnh vảy nến phấn hồng không được cho là truyền nhiễm.
Dựa trên thông tin được các chuyên gia nghiên cứu thì vảy nến hồng không phải là một bệnh lây nhiễm và không thể lây từ người này sang người khác thông qua những tiếp xúc cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Tham khảo cách trị bướu máu tại nhà cho trẻ
Điều trị vảy nến hồng như thế nào?
Tình trạng phát ban ở bệnh nhân mắc vảy nến hồng không thể biến mất nhanh và thường trở nên tốt hơn mà không cần điều trị trong vòng 12 tuần. Mặc dù vậy, đây lại là một căn bệnh có thể không cần điều trị nhưng bệnh vẫn có thể trở nên tốt hơn và tự khỏi. Vì thế, mục đích điều trị bệnh chủ yếu cho bệnh nhân là kiểm soát và cải thiện các triệu chứng. Một số phương pháp điều trị được sử dụng phổ biến bao gồm:
- Để hạn chế tình trạng kích ứng, bệnh nhân nên tránh sử dụng xà phòng, tắm bằng nước sạch và sử dụng một số loại kem có chức năng dưỡng ẩm, làm mềm da.
- Nhằm hạn chế được triệu chứng ngứa ngáy, bệnh nhân có thể áp dụng một trong hai lựa chọn là sử dụng thuốc mỡ hay kem chứa steroid để bôi ngoài da hoặc uống thuốc kháng histamin. Cả hai phương pháp này đều chung một mục đích là giảm cơn ngứa, triệu chứng sưng và sự khó chịu cho bệnh nhân. Các loại thuốc này được kê toa bởi bác sĩ.
- Trường hợp những phương pháp nêu trên không đạt hiệu quả điều trị, bạn có thể lựa chọn liệu pháp ánh sáng UVB. Tuy nhiên, việc quyết định nên được đưa ra khi bạn đã cân nhắc kĩ giữa rủi ro và lợi ích mà liệu pháp này mang lại.
>>>>>Xem thêm: Đặt thuốc diệt tủy răng có đau không? Một số lưu ý sau khi đặt thuốc diệt tủy răng
Biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế vảy nến hồng tái phát
Để giảm nguy cơ tái phát và hỗ trợ kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả, hãy chú ý đến các vấn đề như:
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất trong khoảng thời gian dài.
- Tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao bởi nhiệt độ có thể làm tình trạng ngứa và phát ban trở nên nghiêm trọng hơn.
- Kiêng ăn các loại thịt đỏ, trứng, sữa và xúc xích.
- Chuyển hướng sang chế độ ăn không chứa gluten.
- Hạn chế ăn cà chua, khoai tây, cà tím và ớt trong giai đoạn điều trị vảy nến hồng.
Tuy bệnh vảy nến hồng không đe dọa đến tính mạng người bệnh, nhưng do mang đặc trưng của một bệnh ngoài da nên bệnh có thể khiến cho bệnh nhân ngứa ngáy, khó chịu, tự ti, xấu hổ và ngại tiếp xúc với xã hội. Mặc dù vậy, mọi người có thể an tâm vì đây là một bệnh lý không lây nhiễm và nếu có bất kỳ triệu chứng nào nên thăm khám bác sĩ sớm nhất có thể để có được phương pháp điều trị tối ưu.
Mong rằng, với những thông tin mà bài viết trên cung cấp, bạn đọc có thể hiểu rõ được câu trả lời cho vấn đề liệu rằng bệnh vảy nến hồng có lây không và nắm được những thông tin cần thiết cũng như lưu ý khi mắc phải căn bệnh này.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm