Lưỡi nứt bẩm sinh có tình trạng rõ ràng nhất ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ đang trong giai đoạn phát triển. Bệnh này xuất phát từ các nguyên nhân như di truyền, hệ miễn dịch yếu, thiếu hụt về dinh dưỡng, nhiễm trùng trong miệng, tổn thương cơ học ở vùng miệng,… khiến bệnh nhân đau rát và khó chịu.
Bạn đang đọc: Lưỡi nứt bẩm sinh: Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết bệnh
Lưỡi nứt bẩm sinh là tình trạng bệnh về răng miệng phổ biến hiện nay. Khi bị nứt lưỡi, người bệnh sẽ cảm thấy đau rát và khó chịu trong quá trình ăn uống và nói chuyện. Bệnh này có thể gây ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh hoạt và giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến bệnh nứt lưỡi? Triệu chứng bệnh như thế nào? Hãy tham khảo chi tiết qua bài viết dưới đây.
Thông tin tổng quan về bệnh nứt lưỡi bẩm sinh
Nứt lưỡi bẩm sinh là tình trạng lưỡi có các vết nứt, vết rách hoặc vết viêm loét bề mặt lưỡi. Các vết tổn thương nằm ở nhiều vị trí trên lưỡi như đầu lưỡi, hai bên rìa lưỡi, mặt lưng lưỡi và mặt dưới lưỡi. Đây là bệnh lý xảy ra khá phổ biến gây ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và đời sống hàng ngày của bệnh nhân.
Thông thường, các vết nứt rách sẽ có độ sâu và nghiêm trọng khác nhau:
- Độ nhẹ: Có vết xước nhỏ hoặc vết rãnh nông khô trên bề mặt của lưỡi.
- Độ vừa: Có vết nứt sâu, dài và có thể bị rớm máu nhẹ.
- Độ nặng: Có nhiều vết nứt sâu, vết viêm loét nặng gây tình trạng đau đớn và buốt khi ăn uống hoặc giao tiếp.
Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh nứt lưỡi bẩm sinh?
Nứt lưỡi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo các nghiên cứu, bệnh này là do những nguyên nhân chủ yếu dưới đây.
Di truyền bẩm sinh
Di truyền là một trong những yếu tố quan trọng gây ra bệnh nứt lưỡi. Người có tiền sử gia đình từng bị bệnh này có nguy cơ mắc cao hơn gấp 5 – 10 lần. Theo các nhà khoa học, nguyên nhân là do đột biến gen gây biến đổi cấu trúc và chức năng lưỡi. Những gen bị đột biến thường gặp như KRT6A, KRT17, KRT75,… làm cấu trúc biểu bì bảo vệ lưỡi yếu dần, bong tróc và nứt nẻ. Bên cạnh đó, bệnh nứt lưỡi còn do di truyền dưới dạng lặn. Người bệnh không có tiền sử gia đình bị nứt lưỡi nhưng vẫn bị mắc phải do đột biến gen.
Rối loạn hệ miễn dịch
Khi hệ miễn dịch rối loạn, tế bào miễn dịch sẽ tấn công và phá hủy tế bào lành trong cơ thể, cụ thể là tế bào niêm mạc lưỡi và miệng. Điều này làm tổn thương và gây viêm nhiễm niêm mạc làm cho lưỡi bị khô và nứt nẻ.
Tìm hiểu thêm: Nên đưa trẻ đi khám tự kỷ ở đâu tại Hà Nội?
Những bệnh lý gây ra tình trạng rối loạn hệ miễn dịch như:
- Hội chứng Sjogren: Tấn công vào tuyến nước bọt làm cho miệng khô và gây nứt lưỡi.
- Bệnh vẩy nến: Gây tình trạng viêm da và tổn thương niêm mạc miệng.
- Viêm khớp dạng thấp: Kháng thể tấn công vào niêm mạc miệng.
- Thiếu máu tan huyết: Gây suy giảm hệ miễn dịch dẫn đến những bệnh về nhiễm trùng khác.
- Hội chứng Behcet: Viêm mạch máu làm tổn thương niêm mạc.
Thiếu hụt chất dinh dưỡng
Thiếu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất gây ra tình trạng khô rát và nứt lưỡi. Các loại vitamin và khoáng chất đóng vai trò duy trì và bảo vệ các chức năng của tế bào. Khi bị thiếu hụt, tế bào niêm mạc ở miệng và lưỡi bị suy yếu dần, gây tổn thương và khô nứt. Những chất dinh dưỡng thường bị thiếu hụt gây bệnh nứt lưỡi như vitamin B, sắt, kẽm và axit folic.
Tổn thương cơ học vùng miệng
Các chấn thương do va đập miệng, cắn lưỡi là nguyên nhân trực tiếp gây các vết thương hở trên lưỡi. Nếu không được xử lý đúng cách, vết thương có thể gây nhiễm trùng và hình thành sẹo dẫn đến nứt lưỡi.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng do các vi khuẩn, virus và nấm gây tổn thương niêm mạc miệng và lưỡi dẫn đến tình trạng nứt lưỡi. Những vi khuẩn, virus và nấm như liên cầu, tụ cầu, trực khuẩn mủ xanh, herpes simplex, candida gây viêm nướu, viêm lợi, nhiễm trùng herpes, lang ben,…
Triệu chứng nhận biết của bệnh nứt lưỡi
Nứt lưỡi là vấn đề sức khỏe về răng miệng phổ biến và có triệu chứng dễ nhận biết. Triệu chứng thường gặp là các vết rạn xuất hiện trên bề mặt lưỡi. Các vết nứt này có thể là đường nứt nhỏ hoặc rộng tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Dưới đây là các dấu hiệu bệnh điển hình như sau:
- Vết rạn, vết nứt trên bề mặt lưỡi: Đây là một trong những dấu hiệu thường gặp của bệnh nứt lưỡi. Các vết nứt này có thể nằm song song hoặc ngang dọc đan xen trên bề mặt lưỡi. Những vết nứt sâu hơn nằm chủ yếu ở phần rìa lưỡi.
- Đau và nhức buốt khi ăn uống, nói chuyện: Vết nứt khi tiếp xúc với đồ ăn hoặc nước uống gây đau đớn và rát buốt.
- Lưỡi bị cắt thành nhiều mảng: Khi ở tình trạng nặng hơn, vết nứt có rãnh sâu chia lưỡi thành nhiều phần giống như bị xé rách.
- Xuất huyết nhẹ: Các vết nứt xuất hiện tình trạng chảy máu nhẹ và làm lưỡi có màu đỏ tía.
- Khô rát và bong tróc bề mặt lưỡi: Ở các vùng bị nứt, tình trạng khô rát và bong tróc xảy ra khá phổ biến. Nếu bệnh nặng hơn, lưỡi còn có tình trạng nhiễm trùng, sưng phù và có mủ.
- Các khe nứt bị mắc kẹt thức ăn: Mảnh vụn của thức ăn len lỏi, bám và tích tụ ở trong các khe nứt gây hiện tượng viêm nhiễm.
Bệnh nứt lưỡi gây ra biến chứng nguy hiểm thế nào?
Nứt lưỡi bẩm sinh là căn bệnh khá phổ biến về sức khỏe. Nếu được điều trị kịp thời, bệnh không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Ngược lại, biến chứng bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng nếu kéo dài tình trạng bệnh.
>>>>>Xem thêm: Cách thải độc sau khi truyền hóa chất nhanh và hiệu quả nhất
Các vấn đề nguy hiểm khi bệnh chuyển biến nặng gây ra:
- Gây nhiễm trùng: Các vi khuẩn và nấm xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở trên bề mặt lưỡi gây viêm nhiễm và đau nhức. Các bệnh lý có thể mắc phải như viêm lợi, áp xe lưỡi, hoại tử lưỡi,…
- Xuất huyết: Vết nứt sâu gây ra tổn thương cho các mạch máu nhỏ ở lưỡi và xuất hiện tình trạng chảy máu. Nếu bị xuất huyết quá nhiều, cơ thể có thể bị thiếu máu và mất máu.
- Nguy cơ về ung thư: Các vết viêm loét khó lành ở lưỡi làm gia tăng nguy cơ hình thành khối u và dần tiến triển qua bệnh ung thư.
- Rối loạn ăn uống: Tình trạng nứt lưỡi gây đau đớn và khó khăn trong quá trình nhai nuốt. Lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng chán ăn, sụt cân nhanh chóng hoặc suy dinh dưỡng.
- Tổn thương về mặt tâm lý: Nứt lưỡi khiến cho bệnh nhân cảm thấy mất tự tin trong quá trình giao tiếp làm ảnh hưởng tâm lý người bệnh.
Bệnh nứt lưỡi bẩm sinh có thể được điều trị thông qua việc điều trị bệnh nền, sử dụng thuốc và can thiệp hỗ trợ. Để phòng nứt lưỡi, bệnh nhân nên lưu ý về cách chăm sóc răng miệng, chế độ ăn uống và khám nha khoa định kỳ. Nếu xuất hiện dấu hiệu bệnh, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám tại cơ sở y tế, phòng khám và điều trị kịp thời.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:dị tật bẩm sinhTrẻ sơ sinh