Những điều bạn cần biết về bệnh lý nhuyễn sụn khí quản

Những điều bạn cần biết về bệnh lý nhuyễn sụn khí quản

Nhiễm sụn khí quản là một bệnh lý hiếm gặp và những biểu hiện của nó thì cực kì khó phát hiện. Ở thời gian ban đầu, người bệnh sẽ rất khó biết được mình có đang mắc bệnh hay không nhưng khi phát hiện bệnh thì thường sẽ ở giai đoạn nặng. Căn bệnh này tác động trực tiếp lên hệ hô hấp gây ảnh hưởng đến cơ thể thậm chí là đe dọa đến tính mạng.

Bạn đang đọc: Những điều bạn cần biết về bệnh lý nhuyễn sụn khí quản

Nhiễm sụn khí quản là một tình trạng hiếm gặp xảy ra khi sụn khí quản yếu và mềm. Điều này có thể khiến thành khí quản xẹp xuống và chặn đường thở, khiến bạn khó thở. Dưới đây là một số vấn đề về nhuyễn sụn khí quản mà bạn nên biết.

Tổng quan về nhuyễn sụn khí quản

Khí quản là một ống dẫn khí hình trụ dài từ 10 đến 13cm, hình dáng bẹt ở cuối chia làm hai nhánh nối với phế quản trái và phải. Sụn khí quản có khả năng định hình đường thở giúp khí được đưa vào phổi được dễ dàng và thuận lợi hơn. Hầu hết ở giữa các sụn khí quản đều được đóng bằng các cơ trơn kín.

Nhuyễn sụn khí quản là hiện tượng khí quản trở nên mềm hơn thay vì phát triển rắn chắc như bình thường. Lâu ngày sẽ khiến khí quản bị xẹp xuống gây khó thở từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp hay các bệnh liên quan đến phổi.

Nhuyễn sụn khí quản được chia làm 2 loại chính:

  • Bẩm sinh: Có những trường hợp người sinh ra đã bị nhuyễn sụn khí quản, khí quản của trẻ không được hình thành đúng cách ngay từ khi còn trong bụng mẹ, và trường hợp này sẽ rất khó phát hiện ra.
  • Mắc phải: Mặc dù là căn bệnh khá hiếm gặp nhưng nhuyễn sụn khí quản có thể xảy ra với hầu hết bất cứ ai dù là nam hay nữ. Khí quản của người bệnh sẽ dần hẹp xuống hoặc bị tổn thương do các chấn thương gây nên hay trong quá trình đặt nội khí quản kéo dài.

Những điều bạn cần biết về bệnh lý nhuyễn sụn khí quản

Tổng quan về nhuyễn sụn khí quản

Nguyên nhân gây nên bệnh nhuyễn sụn khí quản

Nhuyễn sụn khí quản có thể xảy đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, một vài nguyên nhân chính có thể kế đến là:

  • Ảnh hưởng do phẫu thuật hay các do các thủ thuật y tế;
  • Trào ngược dạ dày mãn tính;
  • Đường hô hấp bị nhiễm trùng;
  • Viêm phổi, viêm sụn, viêm phế quản;
  • Hen suyễn.

Những biểu hiện của người bị nhuyễn sụn khí quản

Biểu hiện thường thấy nhất của một người bị nhuyễn sụn khí quản là:

  • Thở khó khăn đặc biệt là khi hoạt động mạnh dễ bị hụt hơi hay nằm ngủ sai tư thế cũng sẽ khiến bạn bị khó thở.
  • Ho thường xuyên, dẫn đến phần ngực bị đau tức liên tục.
  • Viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng kéo dài.
  • Khó nuốt.

Ở giai đoạn nặng hơn nhuyễn sụn khí quản có thể gây nên hiện tượng ngưng thở tạm thời, da xanh xao do thiếu oxy trong máu.

Tìm hiểu thêm: 20 tuổi niềng răng bao nhiêu tiền? Niềng mất bao lâu?

Những điều bạn cần biết về bệnh lý nhuyễn sụn khí quản
Bác sĩ sẽ nhận định vào tình trạng của bệnh nhân để đưa ra phương pháp đièu trị phù hợp

Cách điều trị nhuyễn sụn khí quản

Nếu bị nhuyễn sụn khí quản ngay từ khi còn nhỏ thì khi lớn các triệu chứng có lẽ sẽ được cải thiện phần nào hoặc có thể là khỏi hoàn toàn sau khi trẻ 2 hoặc 3 tuổi. Mặc dù là căn bệnh khá hiếm gặp nhưng sẽ vẫn có một số các phương pháp giúp cải thiện các triệu chứng như khí dung, sử dụng các loại thuốc kháng sinh hay thuốc giãn phế phản… Bên cạnh đó các phương pháp nội soi khí quản cũng sẽ được thực hiện để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Nếu đã áp dụng các phương pháp trên mà người bệnh vẫn không được cải thiện thì các bác sĩ sẽ tiến hành các phẫu thuật như phẫu thuật tạo hình khí quản, mở khí quản. Các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của người bệnh để đưa các phương pháp điều trị phù hợp nhất có thể.

Bài tập thở cải thiện hô hấp của bạn

  • Hít thở sâu: Kỹ thuật hít thở sâu Pranayama sẽ phần nào cải thiện các triệu chứng khó thở khi mắc nhuyễn sụn khí quản. Ngồi với tư thế thẳng lưng hít vào thở ra theo nhịp ổn định từ 10 đến 15 phút mỗi ngày, bạn sẽ cảm nhận được những thay đổi tích cực. Tuy nhiên, những người gặp các vấn đề về huyết áp nên tránh tập kỹ thuật Pranayama.
  • Bài thở Omakara: Đây bài tập chữa khó thở cực kỳ tốt đặc biệt là ở những người mắc bệnh hen suyễn. Ở bài tập này bạn sẽ cảm nhận hơi thở lan tỏa ở khắp cơ thể mình. Ngồi với tư thế thiền, bạn có thể ngồi theo tư thế hoa sen giữ cho chân và đầu được thoải mái nhất có thể. Vừa hít thở vừa niệm chú Omakara.
  • Hít thở luân phiên: Bài tập này khá đơn giản tương tự như Pranayama. Ngồi thẳng lưng với tư thế thoải mái nhất, bạn đặt tay lên mũi trái và hít vào thật sâu bằng mũi phải. Làm tương tự với bên còn lại để cảm thấy hiệu quả về hô hấp.

Những điều bạn cần biết về bệnh lý nhuyễn sụn khí quản

>>>>>Xem thêm: Cấy môi sinh học là gì? Cấy môi sinh học khác xăm môi như thế nào?

Thực hiện các bài thở giúp cải thiện hệ hô hấp

Có thể thấy nhuyễn sụn khí quản tuy là bệnh lý hiếm gặp và các triệu chứng có thể gây nhầm lẫn cho các bệnh khác liên quan đến đường hô hấp. Nếu nhận thấy những bất thường ở nhịp thở hay cảm thấy đau tức ngực, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xác định rõ nguyên nhân kịp thời đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp để tránh gây nên những ảnh hưởng nguy hiểm.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *