Những nguyên nhân nào gây đau đầu khi trời lạnh? Cách khắc phục

Những nguyên nhân nào gây đau đầu khi trời lạnh? Cách khắc phục

Mỗi khi trời trở lạnh, nhiều người thường bị đau đầu, nhất là vào thời điểm giao mùa, gió mùa đông làm cho nhiệt độ không khí giảm. Vậy những nguyên nhân nào gây đau đầu khi trời lạnh? Để hiểu rõ hơn về tình trạng đau đầu khi trời lạnh, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Long Châu nhé.

Bạn đang đọc: Những nguyên nhân nào gây đau đầu khi trời lạnh? Cách khắc phục

Thời tiết lạnh, nhất là vào những ngày giao mùa đột ngột thường khiến nhiều người gặp phải tình trạng đau đầu. Đau đầu khi trời lạnh do những nguyên nhân nào? Làm gì để khắc phục được tình trạng này? Để biết cách phòng ngừa chứng đau đầu khi trời lạnh, mời bạn tham khảo ngay bài viết sau đây.

Đau đầu khi trời lạnh

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân gây chứng đau đầu khi trời lạnh, bạn cũng cần nắm được đau đầu do trời lạnh là như thế nào? Đau đầu khi trời lạnh là hiện tượng nhiều người gặp phải khi thời tiết thay đổi hay khi mùa đông đang đến gần. Lý do khiến mọi người thấy chứng đau đầu gia tăng khi thời tiết lạnh có thể là do áp suất khí quyển tăng, thông gió trong nhà kém hơn khi đóng cửa sổ, ít vitamin D, độ ẩm thấp làm khô màng xoang nhạy cảm, mất nước hoặc do sự giãn nở mạch máu tăng lên.

Triệu chứng điển hình của chứng đau đầu khi trời lạnh là cơn đau đầu tại vị trí thái dương, đau nửa đầu hay đau sau hốc mắt. Bên cạnh đó, bạn có thể trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng, tiếng ồn, cảm thấy rất mệt mỏi, lo lắng, bồn chồn. Các cơn đau đầu này sẽ biến mất khi nhiệt độ môi trường tăng lên hay cơ thể bạn được giữ ấm đầy đủ.

Những nguyên nhân nào gây đau đầu khi trời lạnh? Cách khắc phục 1

Đau đầu khi trời lạnh thường xảy ra vào mùa đông hay thời điểm giao mùa

Nguyên nhân gây đau đầu khi trời lạnh

Đau đầu khi trời lạnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

  • Sự thay đổi áp suất khí quyển: Nghiên cứu cho thấy những cơn đau đầu trở nên phổ biến hơn vào mùa đông vì nhiệt độ lạnh và thời gian nắng ngắn có thể làm thay đổi áp suất khí quyển. Sự thay đổi áp suất này có thể gây ra những thay đổi về huyết động (cơ chế huyết áp bên trong) trong cơ thể, dẫn đến đau đầu hoặc đau nửa đầu. Ngoài ra, những cơn gió lạnh mùa đông có thể làm co các dây thần kinh và mạch máu trong não, từ đó cũng có thể dẫn đến đau đầu.
  • Do tắc nghẽn xoang: Xoang là một loạt các đoạn nằm phía sau má, mũi và mắt của bạn. Khi trời lạnh, cơ thể bắt đầu sản xuất nhiều chất nhầy hơn trong xoang để thải chất nhầy ra ngoài. Khi chất nhầy tích tụ, xoang sẽ bị kích thích và đôi khi đau đớn. Sự tắc nghẽn đó có thể gây ra cơn đau đầu do xoang. Nó cũng gây áp lực lên dây thần kinh sinh ba, gây đau sau mặt. Cơn đau đầu do viêm xoang thường trầm trọng hơn vào buổi sáng. Bạn có thể cảm thấy đau và áp lực ở trán hoặc sau má và mắt, nhất là khi bạn cúi xuống hoặc nằm xuống.
  • Mất nước: Vào mùa đông, thời tiết lạnh khiến cho chúng ta ít có cảm giác khát hơn cũng như ngại uống nước. Điều này sẽ rất dễ khiến cho cơ thể chúng ta bị thiếu nước. Và đây cũng là nguyên nhân có thể gây nên tình trạng đau đầu.
  • Thiếu ngủ: Thiếu ngủ có liên quan đến chứng đau nửa đầu và đau đầu do căng thẳng. Đối với những người bị chứng đau nửa đầu, giấc ngủ thường có thể ngăn chặn cơn đau hoặc ít nhất là làm giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau.
  • Mắc bệnh cảm cúm: Cảm lạnh, cúm và các bệnh về đường hô hấp khác phổ biến hơn trong mùa đông. Mọi người ở trong nhà thường xuyên hơn, tạo điều kiện cho virus lây truyền dễ dàng hơn từ người này sang người khác. Và không khí lạnh, khô có thể làm suy yếu sức đề kháng. Chính vì vậy, nếu bạn xuất hiện đau đầu kèm theo một số triệu chứng như sốt, chảy nước mũi, nước mắt, chóng mặt… thì có khả năng cao bạn đã bị nhiễm virus.

Những nguyên nhân nào gây đau đầu khi trời lạnh? Cách khắc phục 2

Thiếu máu lên não là một trong những nguyên nhân gây đau đầu khi trời lạnh

Cần làm gì nếu đau đầu khi trời lạnh?

Để giảm bớt được tình trạng đau đầu khi trời lạnh, bạn có thể làm ấm cơ thể bằng một số phương pháp dưới đây:

  • Giữ ấm: Nhiều người không ăn mặc đủ ấm khi trời lạnh sẽ khiến cơ thể căng thẳng vì quá lạnh có thể gây ra các cơn đau nửa đầu và đau đầu. Đội mũ và quàng khăn, đặc biệt nếu nhiệt độ xuống dưới mức đóng băng. Bảo vệ khuôn mặt và đầu của bạn khỏi lạnh và gió.
  • Uống nước đầy đủ: Không khí khô có thể làm bạn mất nước nhanh hơn trong những tháng mùa đông. Hãy nhớ tăng lượng nước uống vào, điều này có thể loại bỏ tạp chất trong cơ thể bạn và cũng giúp kiểm soát cơn đau đầu.
  • Tắm nước ấm: Tắm nước ấm hoặc tắm vòi sen giúp thư giãn cơ bắp và giữ ấm cơ thể. Đảm bảo nhiệt độ không quá nóng và bạn không ở trong đó quá lâu vì làm như vậy có thể dẫn đến tiếp xúc với cái lạnh không cần thiết.
  • Làm ẩm: Không khí mùa đông có xu hướng khô hơn và hệ thống sưởi ấm trong nhà có thể loại bỏ toàn bộ độ ẩm trong không khí. Một nghiên cứu cho thấy người đau nửa đầu nhiều hơn khi độ ẩm thấp. Cố gắng giữ độ ẩm trong nhà ở mức từ 35% đến 50% vì đây được coi là mức tốt cho sức khỏe.
  • Ngủ đủ giấc: Sự thay đổi thời gian và giảm ánh sáng mặt trời vào mùa đông có thể làm đảo lộn đáng kể giấc ngủ của bạn. Hãy cố gắng hết sức để thiết lập một lịch trình ngủ phù hợp. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp ngăn ngừa và chấm dứt chứng đau đầu.
  • Sử dụng thuốc một cách hợp lý: Nếu bạn sử dụng thuốc điều trị chứng đau đầu – cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn – hãy cẩn thận để không dùng thuốc quá liều trong những tháng mùa đông. Dùng thuốc quá liều có thể gây ra chứng đau nửa đầu thậm chí còn tệ hơn những cơn đau đầu mà bạn có thể gặp phải. Còn được gọi là “đau đầu hồi phục”.

Tìm hiểu thêm: Tiết lộ khung giờ ăn giảm cân hiệu quả nhất

Những nguyên nhân nào gây đau đầu khi trời lạnh? Cách khắc phục 3
Giữ ấm đầu và tai là việc bạn cần làm khi bị đau đầu khi trời lạnh

Cách phòng đau đầu khi trời lạnh

Để phòng ngừa chứng đau đầu khi trời lạnh, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:

  • Mặc đủ ấm, đội mũ đeo khăn che kín đầu và tai trước khi ra ngoài.
  • Thường xuyên massage, xoa bóp đầu, cổ, vai gáy để đảm bảo tuần hoàn máu được lưu thông, tăng cường máu lên não.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, nên duy trì thói quen ngủ sớm dậy sớm tốt cho sức khỏe. Đồng thời hạn chế việc thức khuya thường xuyên.
  • Giữ nhiệt độ phòng ổn định bằng cách sử dụng máy sưởi hay điều hòa.
  • Xông mũi bằng tinh dầu hay nước gừng nóng để làm thông thoáng các hốc xoang.
  • Chế độ ăn uống khoa học, cân bằng các chất dinh dưỡng. Đặc biệt cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Luyện tập thể thao thường xuyên để cơ thể được giữ ấm một cách tự nhiên, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe của cơ thể.
  • Tắm nước ấm, nên tắm dưới vòi hoa sen để các cơ bắp được thư giãn và làm ấm được toàn cơ thể.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Uống nước ấm, nên sử dụng các loại nước có tính ấm như trà gừng, socola nóng, sữa nóng…

Những nguyên nhân nào gây đau đầu khi trời lạnh? Cách khắc phục 4

>>>>>Xem thêm: Dây thần kinh số 7 nằm ở đâu? Nguyên nhân tổn thương dây thần kinh số 7

Uống nước ấm giúp ngăn ngừa tình trạng đau đầu khi trời lạnh

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nắm được những nguyên nhân gây nên tình trạng đau đầu khi trời lạnh cũng như nắm được cần làm gì khi gặp phải tính trạng này. Việc áp dụng một số phương pháp phòng ngừa ở trên có thể giúp bạn tránh được những cơn đau đầu khó chịu hiệu quả. Chúc bạn nhiều sức khỏe cũng như đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết hay của Nhà Thuốc Long Châu nhé!

Xem thêm:

  • Đau đầu dán gì hiệu quả? Top 9 sản phẩm tốt được bác sĩ khuyên dùng
  • Chữa đau đầu bằng thuốc nam: Phương pháp tự nhiên và hiệu quả

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Đau đầuBệnh thần kinh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *