Cấy máu – Xét nghiệm xác định tình trạng nhiễm khuẩn huyết

Cấy máu – Xét nghiệm xác định tình trạng nhiễm khuẩn huyết

Cấy máu là một trong những phương pháp xét nghiệm y tế được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ mục đích của phương pháp này là gì, dùng trong trường hợp nào, quy trình cấy ra sao?

Bạn đang đọc: Cấy máu – Xét nghiệm xác định tình trạng nhiễm khuẩn huyết

Cấy máu là phương pháp xét nghiệm nhằm kiểm tra sự có mặt của vi khuẩn, nấm trong máu. Đây được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định tình trạng nhiễm khuẩn huyết. Vậy cụ thể phương pháp này là gì, được dùng khi nào và thực hiện ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu với Nhà thuốc Long Châu qua bài viết dưới đây.

Tổng quan về phương pháp cấy máu

Sự hiện diện của các tác nhân ngoại lai như vi khuẩn, nấm và những vi sinh vật khác có trong máu có thể được phát hiện thông qua cấy máu. Kết quả dương tính có nghĩa là bạn có vi khuẩn trong máu.

Nhiễm trùng huyết là tình trạng người bệnh bị nhiễm trùng cấp tính nặng, do vi khuẩn hoặc vi nấm trong máu gây ra. Bệnh này biểu hiện ra các triệu chứng ở toàn thân, có thể dẫn đến sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng với tỷ lệ tỷ vong cao, từ 20 – 50%.

Kỹ thuật cấy máu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị nhiễm trùng huyết. Mẫu máu được cấy vào môi trường đặc biệt trong phòng thí nghiệm và được ủ trong môi trường có kiểm soát. Sau khoảng từ 1 đến 7 ngày, các bác sĩ sẽ tìm ra loại vi trùng nào gây bệnh.

Trường hợp nào cần thực hiện cấy máu?

Bác sĩ sẽ chỉ định kỹ thuật cấy mẫu máu nếu nghi ngờ người bệnh bị nhiễm trùng máu. Xét nghiệm này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đưa ra chẩn đoán sớm, giúp hạn chế hình thành những biến chứng nghiêm trọng như sốc nhiễm trùng. Với kết quả xét nghiệm từ phương pháp này, bác sĩ có thể xác định loại sinh vật hoặc vi khuẩn cụ thể nào gây nhiễm trùng máu. Thông qua đó, bác sĩ sẽ xây dựng được phác đồ điều trị tốt và phù hợp cho người bệnh.

Cấy máu – Xét nghiệm xác định tình trạng nhiễm khuẩn huyết

Cấy máu là kỹ thuật dùng để xác định nhiễm trùng máu

Không chỉ vậy, kỹ thuật này còn được sử dụng với các mục đích sau đây:

  • Chẩn đoán xác định về một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn lan vào máu, ví dụ như: Bệnh viêm màng não, viêm phổi, viêm tủy xương, nhiễm trùng thận… và cho biết loại vi khuẩn nào gây ra nhiễm trùng;
  • Tìm ra những bệnh lý có thể đe dọa đến tính mạng con người như: Viêm nội tâm mạc (nhiễm trùng van tim);
  • Tìm kiếm những dấu hiệu của một bệnh liên quan đến nhiễm nấm;
  • Tìm ra loại kháng sinh phù hợp nhất để tiêu diệt các loại vi khuẩn hoặc nấm (xét nghiệm kiểm tra độ nhạy);
  • Tìm ra nguyên nhân khiến bệnh nhân bị sốt hoặc sốc.

Cấy máu có rủi ro nào không?

Để xét nghiệm cấy mẫu máu, người bệnh sẽ được trích ra một lượng máu nhỏ. Đây cơ bản là một thủ thuật an toàn cho hầu hết mọi đối tượng. Tuy nhiên, số ít người bệnh có thể cảm thấy hơi đau hoặc bị chảy máu và bầm tím tại vị trí lấy mẫu máu. Trong một số trường hợp hiếm gặp hơn, người bệnh có thể gặp phải một số rủi ro như:

  • Bị ngất xỉu;
  • Mất nhiều máu trong cơ thể;
  • Bị tụ máu;
  • Nhiễm trùng ở da;
  • Viêm tĩnh mạch.

Các bước thực hiện quy trình cấy máu như thế nào?

Thời điểm lý tưởng nhất để tiến hành lấy máu là trong khi bệnh nhân đang lên cơn sốt cao, sốt ớn lạnh và rét run. Bệnh nhân nên được lấy máu trước khi dùng kháng sinh toàn thân. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh đang ở mức nguy kịch thì bác sĩ vẫn có thể lấy máu trong thời điểm người bệnh dùng kháng sinh. Thông thường, kỹ thuật viên sẽ không lấy máu ở tay đang truyền dịch. Thời điểm phù hợp để lấy máu là ít nhất 2 – 3 giờ sau khi ăn.

Khi lấy máu tĩnh mạch, kỹ thuật viên cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc vô trùng, thực hiện sát khuẩn 2 lần vị trí đâm kim. Ngoài ra, một số lưu ý khác là: Tuyệt đối không để đầu kim chạm vào các vật xung quanh, sát khuẩn kỹ mặt nút cao su của chai cấy… Máu sau khi lấy cần được vận chuyển nhanh chóng về phòng xét nghiệm. Bình cấy thông thường cần được kiểm tra thường xuyên 2 lần/ngày để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường.

Tìm hiểu thêm: Bạn đã biết cách vệ sinh tai khi bị chảy mủ chưa?

Cấy máu – Xét nghiệm xác định tình trạng nhiễm khuẩn huyết
Khi bệnh nhân đang sốt là thời điểm lý tưởng để lấy máu cấy

Trước khi thực hiện cấy máu

Trước khi lấy mẫu, người bệnh cần cho bác sĩ biết những loại thuốc mình đang dùng, gồm cả thuốc kê đơn và các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng. Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tạm ngừng sử dụng một số loại thuốc do chúng có thể ảnh hưởng đến kết quả cấy máu.

Những thời điểm phù hợp để lấy máu làm xét nghiệm là:

  • Khi người bệnh đang bị sốt;
  • Ít nhất 24 giờ trước khi bệnh nhân sử dụng kháng sinh;
  • 2 – 3 giờ sau khi bệnh nhân ăn;
  • Thời điểm tốt nhất để lấy mẫu cấy là khi bệnh nhân đang sốt cao.

Trong khi lấy mẫu cấy máu

Quá trình lấy mẫu máu có thể được tiến hành tại bệnh viện, khoa cấp cứu hoặc cơ sở xét nghiệm chuyên ngành. Kỹ thuật cấy mẫu máu hiếm khi được thực hiện tại cơ sở ngoại trú.

Đầu tiên, kỹ thuật viên sẽ sát khuẩn vùng da của người bệnh tại vị trí lấy máu để ngăn vi sinh vật trên da gây nhiễm bẩn mẫu xét nghiệm và tránh trường hợp dương tính giả. Người bệnh thường được kỹ thuật viên quấn một vòng bít hoặc một dải thun quanh cánh tay để thuận lợi cho việc trích mẫu máu từ tĩnh mạch bằng kim. Kỹ thuật viên có thể thu thập nhiều mẫu máu ở các vị trí tĩnh mạch khác nhau nhằm tăng tỷ lệ phát hiện vi khuẩn hoặc nấm trong máu người bệnh. Mức phổ biến là từ 2 – 3 mẫu đối với người lớn. Thể tích máu được lấy khoảng 5 – 10ml ở người lớn và 1 – 3ml ở trẻ em.

Sau khi đã lấy xong mẫu máu, kỹ thuật viên sẽ dán băng gạc lên da, ở vị trí kim lấy máu. Mẫu máu của người bệnh sau đó được gửi đến phòng thí nghiệm để thực hiện nuôi cấy. Mỗi mẫu máu được cho vào một bình cấy và được tạo điều kiện để vi sinh vật tồn tại trong mẫu máu phát triển.

Sau khi tiến hành cấy máu

Sau khi có kết quả, nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm trùng máu, người bệnh có thể bắt đầu điều trị ngay bằng kháng sinh phổ rộng tiêm tĩnh mạch. Thuốc này phát huy hiệu quả với nhiều loại vi khuẩn trong khi chờ kết quả xét nghiệm.

Cấy máu – Xét nghiệm xác định tình trạng nhiễm khuẩn huyết

>>>>>Xem thêm: Quy trình chụp CT Scanner hệ tiết niệu chi tiết nhất

Bệnh nhân sẽ được dán băng gạc lên da sau khi lấy mẫu máu

Kết quả cấy máu phản ánh điều gì?

Nếu có từ 2 mẫu máu trở lên dương tính với cùng một loại vi khuẩn hoặc vi nấm, gần như chắc chắn bệnh nhân sẽ bị nhiễm trùng huyết bởi các tác nhân này.

Nếu chỉ có 1 kết quả cấy dương tính, các kết quả khác âm tính, bạn cũng có thể mắc nhiễm trùng huyết. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đó là do mẫu máu bị nhiễm bẩn bởi vi khuẩn trên da. Bác sĩ sẽ cho tiến hành thêm các xét nghiệm để xác định chắc chắn hơn.

Nếu quá trình cấy cho kết quả dương tính nghĩa là bạn đã nhiễm vi khuẩn hoặc vi nấm trong máu. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ xác định loại vi khuẩn hoặc vi nấm gây ra nhiễm trùng.

Nếu tất cả xét nghiệm cấy máu đều âm tính, bạn có khả năng cao không bị nhiễm khuẩn máu. Nếu vẫn còn triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ xem xét lại và bổ sung thêm các chẩn đoán và xét nghiệm hỗ trợ khác.

Bệnh nhân cần nhớ rằng cấy máu không phát hiện nhiễm siêu vi. Nếu nghi ngờ bạn bị nhiễm siêu vi, bác sĩ sẽ có xét nghiệm khác phù hợp.

Tùy thuộc và loại vi khuẩn được phát hiện trong máu của người bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện thêm một xét nghiệm độ nhạy. Xét nghiệm này xác định thuốc đặc hiệu phù hợp để chống lại vi khuẩn. Theo quy trình chuẩn, xét nghiệm độ nhạy được thực hiện ngay sau khi xét nghiệm cấy mẫu máu có kết quả dương tính.

Bài viết trên đây của Long Châu đã giới thiệu những thông tin quan trọng về phương pháp cấy máu. Đây được xem là thước đo để xác định nhiễm khuẩn huyết. Nhờ vào kết quả xét nghiệm này, bác sĩ sẽ nắm được liệu trong máu bệnh nhân có vi khuẩn hay nấm không, từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *