Chi tiết về phương pháp bấm huyệt chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh

Chi tiết về phương pháp bấm huyệt chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh

Nấc cụt không phải hiện tượng lạ hay hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Có những trẻ chỉ nấc cụt thoáng qua rồi hết. Nhưng cũng có những trẻ nấc cụt kéo dài khiến trẻ khó chịu. Nhưng mẹ có thể yên tâm nếu biết bấm huyệt chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh.

Bạn đang đọc: Chi tiết về phương pháp bấm huyệt chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh

Theo y học cổ truyền, nấc cụt ở trẻ sơ sinh xảy ra khi cơ thể có trình trạng ách nghịch. Khi bị nấc cụt, họng của trẻ phát ra tiếng nhanh, ngắn ngoài khả năng tự chủ. Nếu biết tác động đúng cách lên một số huyệt đạo trên cơ thể, tình trạng nấc cụt có thể được cải thiện. Vậy nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt? Trong bài viết này, bạn hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về phương pháp bấm huyệt chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh nhé!

Nấc cụt là gì? Vì sao trẻ sơ sinh bị nấc cụt?

Bất cứ ai trong chúng ta cũng từng trải qua nhiều lần nấc cụt trong đời. Nấc cụt có thể gặp ở trẻ sơ sinh đến người cao tuổi. Trẻ sơ sinh bị nấc cụt khi có sự co thắt đột ngột và không tự chủ của cơ liên sườn và cơ hoành. Khi các cơ này co thắt đột ngột, thanh môn cũng sẽ đóng đột ngột theo từng cơn co tạo ra những âm thanh rất đặc trưng và dễ nhận ra. Bình thường, nấc cụt chỉ thoáng qua, không kéo dài quá 1 phút rồi tự hết. Tuy nhiên, cũng có trường hợp cá biệt nấc cụt kéo dài hơn một ngày.

Trong Đông y, nấc cụt thuộc chứng ách nghịch. Ách nghịch có thể xảy ra do tỳ thận dương hư, vị âm bất túc, ăn uống nhiều đồ hàn lạnh, ngoại cảm hàn lạnh, ăn nhiều đồ cay nóng, người hóa hỏa do tâm trạng uất ức,… Những yếu tố này làm rối loạn chức năng giáng xuống của vị, gây đình trệ vị, khí nghịch và dẫn đến ách nghịch.

Chi tiết về phương pháp bấm huyệt chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt là chuyện hết sức bình thường

Bấm huyệt điều trị nấc cụt có hiệu quả không?

Trước khi tìm hiểu về phương pháp bấm huyệt chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem điều trị nấc cụt bằng cách này có hiệu quả không nhé!

Theo lý thuyết về kinh lạc và huyệt đạo, bấm huyệt có thể điều chỉnh lại khí trong cơ thể. Bấm huyệt cũng có tác dụng làm thư giãn cơ hoành và vùng ngực, làm dịu dạ dày, làm

Trong Đông y, dựa trên lý luận về kinh lạc và vị trí những huyệt đạo trên cơ thể thì bấm huyệt có thể hỗ trợ chữa nấc cụt bằng cách điều chỉnh lại “khí” trong cơ thể, làm lưu thông khí huyết và kinh lạc cũng như cải thiện vi tuần hoàn. Bấm huyệt cũng giúp thư giãn cho cơ hoành, làm dịu dạ dày và vùng ngực.

Hầu hết các huyệt đạo có thể tác động để điều trị nấc cụt đều nằm trên vùng được cảm giác bởi thần kinh cột sống. Nếu thao tác bấm huyệt được thực hiện đúng kỹ thuật, hệ thống thần kinh tự chủ sẽ được kích hoạt và có thể điều chỉnh bất kỳ thành phần nào trong cung phản xạ nấc cụt. Ngoài ra, bấm huyệt cũng có thể điều chỉnh những thay đổi dẫn truyền thần kinh, điều chỉnh các chất trung gian gây nấc cụt. Phương pháp này cũng thúc đẩy cơ thể tiết ra các hormone nội sinh,… giúp trẻ bị nấc cụt thấy thư giãn hơn.

Chi tiết về phương pháp bấm huyệt chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh

Bạn chỉ nên bấm huyệt cho trẻ sơ sinh nếu chắc chắn làm đúng kỹ thuật

Các nghiên cứu cho thấy, hiệu quả chữa nấc cụt từ việc bấm huyệt đúng cách có thể lên đến 93,7%. Điều đáng ngạc nhiên là hiệu quả của phương pháp này còn được kéo dài đến khoảng 30 ngày sau đó. Một ưu điểm lớn khác của cách bấm huyệt chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh chính là không gây tác dụng phụ như dùng thuốc.

Có nên bấm huyệt chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh không?

Với những lý do trên, các bậc cha mẹ có thể cân nhắc để áp dụng mẹo chữa nấc cụt bằng bấm huyệt. Cơ chế chữa nấc cụt của bấm huyệt là kích thích hệ thống thần kinh tự chủ, thay đổi tín hiệu dẫn truyền xung thần kinh gây ra nấc cụt. Phương pháp này không xâm lấn, không tác dụng phụ trong điều kiện kỹ thuật cần được thực hiện chính xác và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.

Một số vấn đề cha mẹ cần cân nhắc trước khi áp dụng cách chữa nấc cụt này như:

  • Cha mẹ không biết cách xác định được đúng huyệt đạo khi trẻ còn quá nhỏ, không biết chủ động hợp tác. Nếu bấm sai huyệt, bấm vào những huyệt đạo nguy hiểm có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
  • Nếu người thực hiện thao tác bấm huyệt tác động lực quá mạnh có thể khiến trẻ bị đau đớn, khó chịu, bầm tím.
  • Phương pháp chữa nấc cụt bằng bấm huyệt chỉ có tác dụng trong trường hợp trẻ sơ sinh nấc cụt sinh lý, nấc cụt do bú sai cách, bú nhanh,… Nếu nấc cụt ở trẻ sơ sinh xảy ra do bệnh lý, cách chữa này sẽ không có tác dụng.

Bấm huyệt chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Để bấm huyệt chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh, bạn có thể tác động lên các huyệt sau:

Bấm huyệt nhân trung chữa nấc cụt

Huyệt nhân trung của trẻ sơ sinh nằm điểm 1/3 trên đường nhân trung. Bạn dùng ngón trỏ hoặc ngón giữa day theo chiều kim đồng hồ ở huyệt này một cách nhẹ nhàng trong khoảng 20 đến 30 giây. Lặp lại động tác đến khi trẻ khỏi nấc hoàn toàn thì ngừng.

Bấm huyệt thiên đột chữa nấc cụt cho trẻ

Huyệt thiên đột nằm tại chỗ lõm trên phần xương ức. Sau khi đặt trẻ nằm ngửa trên giường, bạn dùng ngón trỏ hoặc giữa đặt vào chỗ lõm trên ức trẻ chéo theo góc 45 độ. Sau đó, bạn từ từ ấn nhẹ vào và day ngược chiều kim đồng hồ 20 – 30 giây thì nghỉ. Sau đó bạn tiếp tục lặp lại đến khi trẻ khỏi nấc cụt.

Bấm huyệt nội quan chữa nấc cụt

Huyệt nội quan nằm ở cổ tay của trẻ sơ sinh, cụ thể là nằm giữa hai gân cổ tay. Bạn cần xác định vị trí huyệt này bên tay trái của trẻ, sau đó dùng tay cái đặt vào vị trí huyệt, day nhẹ nhàng trong 20 – 30 giây. Thực hiện xong với tay trái bạn chuyển qua tay phải và cứ lặp lại như vậy đến khi trẻ hết nấc.

Tìm hiểu thêm: Nốt ruồi bẩm sinh có tẩy được không?

Chi tiết về phương pháp bấm huyệt chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh
Mẹ nên tham gia một khóa bấm huyệt để xác định chính xác các huyệt đạo trên cơ thể

Bấm huyệt toản trúc chữa nấc

Huyệt này nằm ở góc trong của cung lông mày và trẻ sẽ có hai huyệt toản trúc ở hai bên lông mày. Đầu tiên, bạn đặt trẻ nằm ngửa trên giường, xác định vị trí huyệt rồi dùng ngón giữa day theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện với cả hai huyệt toản trúc sẽ nâng cao hiệu quả.

Một số lưu ý khi chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh

Khi bấm huyệt chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh, bạn cần đảm bảo xác định chính xác vị trí các huyệt đạo. Thao tác thực hiện cần nhẹ nhàng để tránh gây đau đớn cho trẻ. Nhiều bậc cha mẹ hiện nay sẵn sàng đầu tư thời gian để học các khóa học chuyên sâu về bấm huyệt để chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình. Nếu không thể tham gia khóa học này, bạn cũng nên có sự hướng dẫn từ bác sĩ chuyên môn để hiểu đúng về các huyệt đạo, nhằm đảo bảo an toàn cho trẻ khi áp dụng bấm huyệt.

Trước khi thực hiện, bạn nên vệ sinh tay thật sạch để không tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus có thể xâm nhập, tấn công vào trẻ gây ra những bệnh lý không mong muốn khác. Đồng thời, các thao tác nên thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm trẻ bị đau khiến trẻ cảm thấy tình trạng khó chịu.

Chi tiết về phương pháp bấm huyệt chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh

>>>>>Xem thêm: Dẫn lưu não thất được thực hiện khi nào? Quy trình phẫu thuật dẫn lưu não thất

Người bấm huyệt nên thao tác nhẹ nhàng tránh làm đau trẻ

Ngoài ra, bạn nên tham khảo các cách chữa nấc hụt khác như sau:

Vỗ ợ cho trẻ: Việc vỗ ợ sau ăn cho trẻ sẽ giúp đẩy được lượng khí mà trẻ đã nuốt vào trong quá trình bú để làm dịu dạ dày khiến cơ hoành không còn bị kích thích gây ra nấc cho trẻ. Vỗ ợ cho trẻ cũng giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện nhất.

Xoa lưng cho bé: Mẹ có thể xoa lưng trẻ theo chuyển động tròn để giúp giải phóng không khí dư thừa và hết nấc cụt.

Chuyển sang dùng ti giả mỗi cơn nấc: Động tác mút núm vú giả có thể giúp làm dịu trẻ đang nấc và giảm co thắt cơ hoành. Khác với việc ti mẹ sẽ tiếp nhận thêm khí vào bụng thì ti giả sẽ giúp bé vẫn hoạt động bú mút như bình thường mà không bị gia tăng lượng khí dư. Điều này sẽ làm dịu bé đang bị nấc và giảm co thắt cơ hoành nhanh chóng.

Đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám: Trường hợp trẻ nấc liên tục trong thời gian dài, mẹ không thể giúp trẻ hết nấc thì cách tốt nhất đó là mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị hiệu quả.

Trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ nên mẹ biết cách chữa nấc cụt sẽ giúp trẻ bớt khó chịu. Nếu nhận thấy bé bị nấc cụt thường xuyên và những cơn nấc khiến bé đau hoặc kèm theo nôn trớ sau khi bú thì rất có thể bé bị trào ngược axit hoặc nhạy cảm tiêu hóa. Lúc này, các gia đình nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ và đưa bé đến khám để loại trừ bất kỳ tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nào có thể gây ra chứng nấc cụt.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *