Dẫn lưu não thất được thực hiện khi nào? Quy trình phẫu thuật dẫn lưu não thất

Dẫn lưu não thất được thực hiện khi nào? Quy trình phẫu thuật dẫn lưu não thất

Dịch não tủy được sản xuất trong cơ thể có tác dụng như một lớp đệm nước để bảo vệ não và tủy sống, tuy nhiên nếu có quá nhiều dịch não tủy cũng sẽ gây hại cho não. Trong một số trường hợp dẫn lưu não thất được thực hiện nhằm lấy bớt lượng dịch não tùy dư thừa này ra.

Bạn đang đọc: Dẫn lưu não thất được thực hiện khi nào? Quy trình phẫu thuật dẫn lưu não thất

Việc đặt ống dẫn lưu não thất được cho là một trong những thủ thuật cứu sống phổ biến nhất và quan trọng nhất gặp phải trong đơn vị chăm sóc đặc biệt về thần kinh. Hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật dẫn lưu não thất và các trường hợp cần phẫu thuật qua bài viết sau.

Dẫn lưu não thất là gì?

Dịch não tủy (CSF) là một chất lỏng trong suốt giống như huyết tương, chứa trong hệ thần kinh trung ương (CNS). Dịch não tủy nằm trong ống tủy sống trung tâm, hệ thống não thất và khoang dưới nhện, được tạo ra chủ yếu bởi đám rối màng đệm của hệ thống não thất cũng như lớp lót biểu mô của chúng. Dịch não tủy giúp bảo vệ não và tủy sống khỏi sự va đập vào các cấu trúc xương như hộp sọ hay cột sống.

Dịch não tủy có thể tích bình thường khoảng 150 ml với lượng luân chuyển hàng ngày khoảng 500 ml. Mất cân bằng trong quá trình tổng hợp và tái hấp thu hoặc tắc nghẽn dẫn đến tích tụ dịch não tủy và tăng áp lực nội sọ gọi gây ra bệnh não úng thủy. Sự tích tụ càng lớn sẽ chèn ép gây tổn thương nhu mô não, để lại nhiều di chứng nghiêm trọng.

Dẫn lưu não thất được thực hiện khi nào? Quy trình phẫu thuật dẫn lưu não thất

Hệ thống não thất trong cơ thể

Dẫn lưu não thất là phương pháp tạm thời dẫn lưu dịch não tủy từ hệ thống não thất, có thể chia thành 2 loại là dẫn lưu dịch não tủy ngoài và dẫn lưu dịch não thất trong (ổ bụng, tâm nhĩ, màng phổi, xoang tĩnh mạch). Hệ thống dẫn lưu não thất ngoài (EVD) sử dụng một ống thông (một ống nhựa mỏng), một đầu đặt vào sừng trán của não thất bên, kết nối với túi chứa để thoát dịch não tủy ra ngoài. Hệ thống thoát nước hoạt động bằng cách sử dụng trọng lực. Điều này có nghĩa là lượng CSF có thể thoát ra ngoài phụ thuộc vào vị trí của buồng nhỏ giọt hoặc xi lanh bên dưới tâm thất.

Chỉ định thực hiện dẫn lưu não thất

Các loại chấn thương não chẳng hạn như xuất huyết nội sọ chảy máu vào não thất, xuất huyết dưới nhện, chấn thương sọ não và viêm màng não do vi khuẩn có thể được chỉ định thực hiện thủ thuật này.

Đặt dẫn lưu não thất có các lợi ích sau:

  • Giảm áp lực bên trong não do tích tụ dịch não tủy: Có thể là kết quả của sự tắc nghẽn tạm thời hoặc dòng chảy dịch não tủy bất thường trong não (giãn não thất).
  • Lấy dịch não tủy bị nhiễm khuẩn ra khỏi não và đưa kháng sinh trực tiếp vào hệ thống não thất ​​để điều trị nhiễm trùng (viêm màng não, viêm não).
  • Hút chất lỏng hoặc máu sau phẫu thuật não hoặc xuất huyết vào khoang não thất.

Chống chỉ định dẫn lưu não thất trong trường hợp bệnh nhân bị rối loạn đông máu hoặc có túi phình mạch máu não. Vì vậy nếu bạn đang gặp các tình trạng trên hãy cho bác sĩ biết trước khi thực hiện phẫu thuật.

Tìm hiểu thêm: Hiện tượng co giật mắt là như thế nào? Làm sao hết co giật mắt hiệu quả?

Dẫn lưu não thất được thực hiện khi nào? Quy trình phẫu thuật dẫn lưu não thất
Xuất huyết não thất là một trong các chỉ định cần đặt dẫn lưu

Quy trình phẫu thuật dẫn lưu não thất

Sau khi đã làm các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân tích tụ dịch não tủy trong sọ, các bác sĩ sẽ lên kế hoạch phẫu thuật dẫn lưu não thất (trong một vài trường hợp đây là phẫu thuật cấp cứu để cứu sống bệnh nhân).

Một ca dẫn lưu não thất được thực hiện như thế nào?

Dẫn lưu não thất là một ca phẫu thuật cần gây mê toàn thân, kéo dài từ một đến hai giờ, bao gồm các bước sau:

  • Bác sĩ phẫu thuật xác định đường tiếp cận não thất: Bán cầu não trán bên phải là vị trí thường được lựa chọn nhiều nhất vì hạn chế gây tổn thương nhu mô não.
  • Bệnh nhân được duy trì tư thế nằm ngửa với đầu giường được nâng cao 45 độ. Tóc được loại bỏ bằng tông đơ và da đầu được sát khuẩn.
  • Sau khi gây tê cục bộ, phẫu thuật viên rạch một vết nhỏ trên da và khoan một mũi xuyên qua hộp sọ.
  • Ống thông não thất được vào não thất bên theo quỹ đạo đã xác định trước đến khi có dòng chảy dịch não tủy.
  • Sau đó, ống dẫn lưu được khâu cố định tại chỗ được kết nối với hệ thống dẫn lưu bên ngoài.

Những biến chứng có thể mắc phải

Mặc dù sau phẫu thuật bệnh nhân được theo dõi chặt chẽ và thăm khám thường xuyên nhưng các biến chứng như tắc nghẽn và nhiễm trùng vẫn có thể phát sinh.

Sự tắc nghẽn của ống thông não thất thường là do cục máu đông và/hoặc các mảnh mô hay lỗi xoắn ống. Sự dịch chuyển của ống thông khỏi vị trí cố định ban đầu cũng có thể dẫn đến tắc nghẽn. Để kiểm tra tình trạng này toàn bộ hệ thống dẫn lưu có thể được hạ xuống trong thời gian ngắn để xem dòng dịch não tủy có chảy ra hay không.

Viêm màng não hoặc viêm não thất liên quan đến việc đặt ống là một biến chứng phổ biến với tỷ lệ mắc từ 0 – 22%. Các trường hợp này thường liên quan đến bệnh nhân đang có nhiễm trùng toàn thân, gãy xương sọ, rò rỉ tại chỗ của dịch não tủy hay kỹ thuật chăm sóc không đảm bảo vô trùng.

Dẫn lưu não thất được thực hiện khi nào? Quy trình phẫu thuật dẫn lưu não thất

>>>>>Xem thêm: Sốt xuất huyết giảm bạch cầu có nguy hiểm không?

Hệ thống dẫn lưu não thất

Hầu như không có ảnh hưởng lâu dài nào sau khi bệnh nhân phẫu thuật dẫn lưu não thất, ngoại trừ một vết sẹo nhỏ nơi đặt ống thông và nó sẽ mờ dần theo thời gian. Tùy thuộc vào lý do của chỉ định đặt ống thông não thất, một số người có thể cần một hệ thống dẫn lưu vĩnh viễn gọi là shunt, các bác sĩ sẽ giải thích chi tiết hơn về việc đặt shunt khi cần thiết.

Xem thêm:

  • Kỹ thuật dẫn lưu tư thế thực hiện như thế nào?
  • Khi nào cần dẫn lưu dịch màng ngoài tim?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *