Trong quá trình điều trị một số bệnh lý, có nhiều trường hợp bị suy giảm trí nhớ một cách bất thường. Nguyên nhân của vấn đề này là do tác dụng phụ của thuốc. Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn biết thêm thông tin về suy giảm trí nhớ do thuốc cùng những lưu ý khi dùng thuốc.
Bạn đang đọc: Suy giảm trí nhớ do thuốc gì? Lưu ý khi dùng thuốc gây giảm trí nhớ
Đi cùng với quá trình lão hóa của cơ thể là tế bào thần kinh chết đi ngày một nhiều, trí nhớ của con người cũng giảm sút theo thời gian. Đây là tình trạng trí nhớ suy giảm bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng thuốc và cảm thấy trí nhớ của mình suy giảm bất thường thì nguyên nhân là do thuốc. Bài viết này sẽ nói về tình trạng suy giảm trí nhớ do thuốc và những lưu ý khi dùng thuốc gây giảm trí nhớ.
Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ
Suy giảm trí nhớ là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể, bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể gặp phải. Người suy giảm trí nhớ thường không nhớ sự kiện đã xảy ra. Tình trạng này có thể diễn ra đột ngột hoặc từ nhẹ dần tiến triển nặng nề, xảy ra trong thời gian dài gây ảnh hưởng đến công việc và lối sống sinh hoạt hàng ngày.
Một số nguyên nhân gây suy giảm hoặc mất trí nhớ có thể kể đến là:
- Não tổn thương do chấn thương sọ não, bệnh u não hay đột quỵ….
- Lối sống không lành mạnh như lạm dụng ma túy, rượu bia, thuốc lá, thiếu ngủ, căng thẳng tinh thần….
- Mắc bệnh lý gây mất trí nhớ như Parkinson, Alzheimer, động kinh, trầm cảm hoặc cơ thể thiếu hụt vitamin B12.
- Dùng một số loại thuốc trong thời gian dài dẫn đến tác dụng phụ là mất trí nhớ.
Suy giảm trí nhớ chẳng những tác động xấu đến khả năng ghi nhớ, học hỏi của bệnh nhân mà còn ảnh hưởng đến công việc cũng như cuộc sống hàng ngày và các mối quan hệ xã hội. Đây còn là tiềm ẩn của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu người bệnh không được điều trị và khắc phục kịp thời thì bệnh sẽ tăng dần, nguy hiểm đến sức khỏe.
Tình trạng suy giảm trí nhớ do thuốc gì gây ra?
Khi dùng một số loại thuốc tây để điều trị bệnh, thành phần thuốc có chứa tính axit sẽ làm độ pH của máu thay đổi, xáo trộn hằng số sinh học của cơ thể. Tế bào thần kinh không thể vận hành như bình thường được kéo theo hậu quả là người bệnh bị suy giảm trí nhớ.
Một tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc trong thời gian dài chính là mất trí nhớ. Dưới đây là tên một số nhóm thuốc khiến trí nhớ bị suy giảm sau khi sử dụng một thời gian dài:
- Thuốc an thần Benzodiazepine: Gồm những loại thuốc như Lorazepam, Diazepam, Triazolam… Thuốc được dùng trong việc điều trị mất ngủ hay rối loạn lo âu. Nếu sử dụng nhóm thuốc này quá lâu, hoạt động não sẽ bị suy yếu, các tế bào thần kinh không phát triển được như bình thường gây ra chứng mất trí nhớ.
- Thuốc Statin: Gồm các loại thuốc như Lovastatin, Atorvastatin, Simvastatin với công dụng điều trị tình trạng cholesterol trong máu tăng. Chất cholesterol trong não có vai trò kết nối các tế bào thần kinh lại với nhau. Tác động của thuốc cũng gây ảnh hưởng đến hàm lượng cholesterol trong não bộ, làm suy yếu sự kết nối giữa các tế bào thần kinh, ảnh hưởng đến trí nhớ của người bệnh.
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Gồm các loại thuốc như Nortriptyline, Amitriptyline, Imipramine… gây ức chế hormone Serotonin và Norepinephrine, từ đó dẫn truyền thần kinh trong não cũng suy yếu, thời gian dài gây mất trí nhớ.
- Thuốc điều trị tăng huyết áp: Gồm các thuốc Propranolol, Atenolol, Timolol…Các loại thuốc này được chỉ định trong điều trị đau thắt ngực, cao huyết áp, rối loạn nhịp tim. Thuốc khi sử dụng một thời gian dài sẽ làm ức chế những chất dẫn truyền thần kinh vô cùng quan trọng như Norepinephrine, Epinephrine… kéo theo tình trạng mất trí nhớ.
- Thuốc giảm đau nhóm Opioid như Hydrocodone, Tramadol: Gây ức chế một số vị trí quan trọng trong đường dẫn truyền cảm giác đau của thần kinh trung ương, gây mất cảm giác đau. Nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài, bệnh nhân sẽ mất trí nhớ.
- Thuốc đồng vận Dopamin: Loại thuốc này được chỉ định trong điều trị bệnh lý Parkinson. Công dụng của thuốc là làm tăng Dopamine não bộ thông qua cơ chế tạo nên sự ức chế đối với enzyme phân hủy hormone này, song song đó cũng làm giảm đi lượng Acetylcholine dẫn truyền thần kinh. Điều này khiến cho trí nhớ bị suy giảm. Sau một thời gian dài thường xuyên uống thuốc, bệnh nhân sẽ xuất hiện một số biểu hiện về thần kinh như hoang tưởng, lú lẫn…
- Thuốc chống động kinh: Gồm các loại thuốc như Gabapentin, Carbamazepine… mang đến công dụng giảm triệu chứng co giật ở bệnh nhân động kinh. Tuy vậy, thuốc cũng khiến các tín hiệu đối với hệ thần kinh trung ương bị giảm đi làm cho bệnh nhân không thể nhớ được.
- Thuốc kháng Histamin: Bao gồm những loại thuốc như Dexclorpheniramin, Clorpheniramin khiến chất dẫn truyền thần kinh Acetylcholine bị ức chế. Đây là chất hóa học truyền tin giúp điều hòa các chức năng của cơ thể. Khi bị ức chế, chúng sẽ gây nên chứng suy giảm trí nhớ do thuốc.
- Thuốc kháng Cholinergic: Thuốc được dùng trong quá trình điều trị tình trạng tiểu không tự chủ. Tác động của thuốc khiến hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh trung ương bị ức chế, bệnh nhân cũng không thể nhớ được.
Tìm hiểu thêm: Người bị bướu cổ có ăn trứng được không? Lợi ích của trứng với cơ thể
Do những loại thuốc trên mà việc dùng thuốc cần được cân nhắc hết sức kỹ càng, cần có bác sĩ kê đơn sao cho phù hợp nhất với thể trạng người bệnh. Chẳng hạn như, ở việc dùng thuốc giảm đau, bệnh nhân nên dùng ở bậc 1 trước, ví dụ Paracetamol đúng liều và dùng trong thời gian ngắn. Trong trường hợp bệnh tình không cải thiện thì cần đế bác sĩ chuyên môn để được kiểm tra, tư vấn và chỉ định dùng thuốc hiệu quả. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào nêu trên trong thời gian dài nếu chưa được bác sĩ cho phép vì sẽ dễ rơi vào tình trạng suy giảm trí nhớ do thuốc.
Lưu ý khi dùng thuốc gây suy giảm trí nhớ
Vì tác dụng phụ của một vài loại thuốc có thể khiến người bệnh suy giảm hoặc mất trí nhớ. Do vậy, khi dùng những nhóm thuốc trên, người bệnh hãy hết sức cẩn trọng, tuân thủ đúng theo bác sĩ chỉ định. Trong khi dùng thuốc, nếu thấy trí nhớ thay đổi bất thường, bệnh nhân cần thông báo kịp thời để bác sĩ có hướng xử lý, can thiệp. Bạn có thể được giảm liều dùng hoặc thay thế sang loại thuốc khác không gây tác dụng phụ làm giảm trí nhớ.
>>>>>Xem thêm: Canxi Propionate là gì? Ứng dụng của Canxi Propionate
Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu thêm về vấn đề suy giảm trí nhớ do thuốc. Khi uống bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cần hết sức cẩn trọng, tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng. Nếu thấy trí nhớ suy giảm bất thường, bạn hãy thông báo kịp thời để bác sĩ có hướng xử lý nhằm hạn chế tối đa tác dụng phụ nhé!
Xem thêm:
- Nguyên nhân và triệu chứng suy giảm trí nhớ ngắn hạn là gì?
- Suy giảm trí nhớ ở bệnh Parkinson: Dấu hiệu nhận biết, yếu tố ảnh hưởng
- Suy giảm trí nhớ đột ngột: Nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp điều trị
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm