Mang thai không chỉ làm thay đổi tâm trạng và thể chất của phụ nữ, mà còn ảnh hưởng đến di chuyển của họ, đặt biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Trọng tâm của cơ thể thay đổi so với trạng thái bình thường, làm cho việc duy trì thăng bằng trở nên khó khăn đối với phụ nữ mang thai. Vấn đề về việc té ngã khi mang thai trở thành một nỗi lo sợ cho nhiều phụ nữ mang thai.
Bạn đang đọc: Phụ nữ bị ngã khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân phụ nữ bị ngã khi mang thai 3 tháng đầu và cách xử trí cũng như khắc phục tình huống này để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Nếu quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu ngay bạn nhé!
Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai 3 tháng đầu dễ té ngã
Thay đổi về trọng lượng và trọng tâm cơ thể
Trong giai đoạn thai kỳ, cơ thể của phụ nữ trải qua nhiều sự biến đổi, bao gồm cả sự thay đổi về trọng lượng. Thường thì cân nặng của bà bầu tăng lên nhanh chóng, khiến cơ thể trở nên nặng nề, vướng víu với cái bụng to dần lên. Sự biến đổi này có thể dẫn đến thay đổi trọng tâm cơ thể, ảnh hưởng đến khả năng duy trì thăng bằng và làm cho việc đi lại trở nên khó khăn hơn. Do đó, trong giai đoạn này, nguy cơ mẹ bầu bị té hoặc ngã về phía trước khi di chuyển là điều có thể xảy ra.
Do nội tiết tố thay đổi
Mang thai gây ra sự biến đổi nội tiết trong cơ thể của phụ nữ. Một số hormone có vai trò làm giãn cơ và dây chằng trong cơ thể mẹ bầu nhằm hỗ trợ tử cung trong thời kỳ mang thai.
Sự giãn cơ và dây chằng này cho phép cơ thể của người mẹ phân phối lại trọng lượng quanh khu vực xương chậu để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi mà không gây hại đến các khớp. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến sự giãn quá nhiều của các cơ khớp gây nguy cơ ngã trong thời kỳ mang thai.
Tình trạng viêm
Tình trạng viêm cũng khiến cho các bà bầu dễ bị ngã trong giai đoạn mang thai. Nguyên nhân của hiện tượng này liên quan đến sự thay đổi trong cơ thể do ảnh hưởng của một số hormone mang thai, gây ra tình trạng viêm và sưng ở khắp cơ thể, đặc biệt là ở bàn chân. Khi có viêm và sưng, các mẹ bầu thường cảm thấy đau, mất thăng bằng, và dễ gặp nguy cơ té ngã.
Ảnh hưởng của lượng đường trong máu và huyết áp
Sự biến đổi trong mức đường huyết và huyết áp cùng với cơ thể suy yếu và mệt mỏi, có thể khiến phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng hoa mắt chóng mặt hoặc choáng váng dẫn đến tăng nguy cơ té ngã.
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu bị ngã có sao không?
Khi mang thai, cơ thể của phụ nữ trở nên nặng nề và mệt mỏi. Dù có những lý do nào khiến họ ngã không đè lên bụng bầu hoặc bị vật nặng đè lên bụng bầu, thường thì sẽ không gây ra những tác động nghiêm trọng đối với thai nhi. Thực tế, thai nhi được bảo vệ trong túi ối, được bao quanh bởi chất lỏng và lớp màng dày, giúp bảo vệ an toàn cho thai nhi khỏi một số tác động nhất định.
Tuy nhiên, mỗi lần ngã vẫn khiến mẹ bầu lo lắng, đặc biệt khi nó xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Nếu sau thời gian bị ngã khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu gặp phải các dấu hiệu sau, nên ngay lập tức đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng thai nhi:
- Chảy máu âm đạo.
- Đau bụng dữ dội.
- Co thắt tử cung bất thường.
- Thai nhi giảm chuyển động…
Việc thăm khám sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy an tâm hơn và nếu có bất thường, bác sĩ sẽ đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp.
Ngoài ra, nếu một cú ngã gây tổn thương nghiêm trọng, ngay cả khi không phải ở vùng bụng, cũng cần đặc biệt chú ý. Trong quá trình điều trị, có thể có sử dụng tia X-quang, thuốc giảm đau hoặc thuốc gây mê có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.
Tìm hiểu thêm: Các loại muối không có iốt, muối iốt hay ít natri, nên dùng loại nào?
Lưu ý để khắc phục tình trạng té ngã khi mang thai
Phòng tránh ngã trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu như thế nào?
Ngoài việc hiểu rõ những nguyên nhân, mẹ bầu cũng cần tìm hiểu cách phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ ngã khi mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ:
- Khi di chuyển trong các hoạt động hàng ngày, hãy luôn cẩn trọng, đi giày vừa chân, có đế thấp, không trơn trượt, và tránh giày cao gót để tăng tính ổn định.
- Trong phòng tắm hoặc phòng vệ sinh, hãy đảm bảo mở đèn trước khi vào, sử dụng thảm hoặc băng chống trượt trên sàn để giảm nguy cơ trượt vì sàn thường ẩm ướt.
- Khi đi thang bộ hoặc thang máy, luôn nắm chặt thanh vịn. Nếu phải di chuyển trên các bề mặt như đường ướt sau mưa hoặc sàn trơn trượt, hãy cẩn thận và nhờ sự giúp đỡ từ người xung quanh nếu cần thiết.
- Theo dõi mức đường huyết, huyết áp và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Khi đi bộ hãy tập trung vào việc di chuyển, chọn đường đi có ánh sáng đủ và di chuyển chậm rãi.
- Hạn chế đứng dậy hoặc ngồi xuống đột ngột và tránh mang vác những vật nặng.
- Đảm bảo bạn nghỉ ngơi đầy đủ sau khi tham gia vào hoạt động vận động đồng thời massage chân để cơ bắp được thư giãn.
- Bảo đảm cung cấp đầy đủ và cân đối chất dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày để duy trì sức khỏe và tránh suy kiệt.
>>>>>Xem thêm: FPT Long Châu hợp tác chiến lược với Tập đoàn IHH Healthcare Singapore để đưa y học tiên tiến đến gần hơn với người Việt
Cách xử trí khi bị té ngã trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu
Trường hợp mẹ bầu gặp phải tình huống này, có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Ngồi yên tại chỗ và nhờ sự giúp đỡ từ những người xung quanh, không cố gắng đứng dậy.
- Nếu mẹ bầu ngã và không có ai ở gần, hãy đợi cho đến khi bạn cảm thấy ổn định trước khi cố gắng ngồi dậy. Có thể sử dụng điện thoại hoặc âm thanh báo động để yêu cầu trợ giúp.
Khi cần nhập viện, hãy luôn thông báo rằng bạn đang mang thai để bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra phù hợp.
Bị ngã khi mang thai 3 tháng đầu có thể xảy ra và không phải ai cũng tránh được. Tuy nhiên, việc hiểu về nguyên nhân và cách giảm thiểu rủi ro có thể giúp mẹ bầu đối phó tốt hơn với tình huống này. Nếu không may mắc phải, hãy luôn thăm khám bác sĩ để đảm bảo sự an toàn của bạn và thai nhi.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm