Yellow fever là gì? Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh

Yellow fever là gì? Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh

Yellow fever là gì? Yellow fever hay còn gọi là bệnh sốt vàng là một bệnh lây lan do muỗi cắn. Bệnh gây ra triệu chứng như sốt cao, đau đầu, mệt mỏi và đau cơ. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể gây ra tổn thương gan và các vấn đề nguy hiểm đến tính mạng.

Bạn đang đọc: Yellow fever là gì? Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh

Yellow fever hay còn được gọi là bệnh sốt vàng da, là một căn bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Đây là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trên toàn cầu, ảnh hưởng đến hàng triệu người và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Vậy cụ thể yellow fever là gì và có những triệu chứng gì? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin này qua bài viết dưới đây.

Yellow fever là gì?

Yellow fever là gì? Yellow fever hay còn gọi là bệnh sốt vàng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra và muỗi Aedes là vector chính truyền bệnh từ người sang người. Bệnh thường phổ biến ở vùng Nam Mỹ và Châu Phi, có các biểu hiện thường gặp như nhiễm trùng cấp tính, rối loạn chức năng gan, rối loạn chức năng thận, rối loạn đông máu và nguy cơ tử vong cao nếu không được chẩn đoán cũng như điều trị kịp thời.

Chẩn đoán bệnh dựa trên việc khai thác thông tin về dịch tễ học, các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm để xác định chủng virus gây bệnh. Điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh. Đối với những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao, vắc-xin đặc hiệu đã được chứng minh là mang lại hiệu quả miễn dịch tốt và là biện pháp phòng bệnh chính đặc biệt.

Sau khi đã hiểu yellow fever là gì thì ngay sau đây, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến căn bệnh sốt vàng da nhé!

Yellow fever là gì? Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh

Tìm hiểu yellow fever là gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh sốt vàng

Sốt vàng được gây bởi một loại virus thuộc họ Flaviviridae, có vật chất di truyền là RNA sợi đơn và kích thước khoảng 40 – 69nm. Virus gây bệnh này có một loại huyết thanh duy nhất và đã được biết đến có 7 kiểu gen chính. Nó có khả năng gây bệnh ở con người và các loài động vật khác. Khi bị muỗi cắn, virus xâm nhập vào cơ thể con người và lây lan qua hệ thống mạch máu, gây tổn thương cho nhiều cơ quan như gan, thận, tim và gây rối loạn chức năng đông máu.

Muỗi Aedes là vector chính truyền bệnh và cũng là ổ chứa tự nhiên của virus. Virus lan truyền qua máu từ người và động vật bị bệnh sang người khỏe mạnh khi bị muỗi cắn. Đã có nhiều ghi nhận rằng virus cũng có thể lây truyền từ người sang người thông qua các con đường máu, chẳng hạn như qua chế phẩm máu hoặc qua ghép tạng. Tuy nhiên, virus không lây truyền qua các con đường khác như đường hô hấp, đường tiêu hóa hay tiếp xúc thông thường.

Yellow fever là gì? Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh

Muỗi Aedes là vector chính truyền bệnh và cũng là ổ chứa tự nhiên của virus

Triệu chứng

Biểu hiện cấp tính của sốt vàng thường bắt đầu xuất hiện sau khoảng 3 – 6 ngày sau khi bị muỗi Aedes cắn. Người bệnh trải qua các triệu chứng không đặc hiệu tương tự như nhiễm trùng virus thông thường. Các triệu chứng bao gồm sốt cao, thường dao động từ 39 – 41 độ C, mệt mỏi, khó chịu, đau toàn thân, đau nhức xương khớp, đau đầu, mất vị và buồn nôn. Khi được khám, các dấu hiệu có thể ghi nhận bao gồm da và kết mạc sưng đỏ, lưỡi đỏ, đau ở vùng thượng vị, gan to và trong trường hợp nặng có thể xuất hiện vàng da. Kết quả xét nghiệm không bình thường có thể bao gồm giảm số lượng bạch cầu nhanh chóng và sớm từ những ngày đầu mắc bệnh, tăng men transaminase AST, ALT và các chỉ số viêm như CRP, procalcitonin thường ở mức bình thường hoặc tăng nhẹ. Trong giai đoạn này, rất khó phân biệt bệnh sốt vàng với nhiễm trùng cấp tính khác.

Người bệnh có thể chuyển sang giai đoạn bệnh thuyên giảm sau khoảng 48 giờ, trong đó các triệu chứng lâm sàng giảm đi, sốt giảm và người bệnh cảm thấy khỏe hơn. Các kết quả xét nghiệm dần trở lại mức bình thường. Tuy nhiên, khoảng 15% trường hợp bệnh sốt vàng có diễn biến nặng, với triệu chứng nhiễm trùng nặng và rối loạn chức năng của nhiều cơ quan. Diễn biến nặng thường xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 sau khi bệnh xuất hiện. Người bệnh có sốt cao trở lại, cảm thấy mệt mỏi, vàng da, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng vùng thượng bị và có rối loạn chức năng của gan, thận, tim mạch,…

Tìm hiểu thêm: Phục hồi chức năng do đau thần kinh bằng phương pháp và kỹ thuật gì?

Yellow fever là gì? Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh
Biểu hiện cấp tính của sốt vàng thường bắt đầu xuất hiện sau khoảng 3 – 6 ngày sau khi bị muỗi Aedes cắn

Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh sốt vàng da?

Bệnh sốt vàng thường phổ biến ở vùng Nam Mỹ, như Brazil và các vùng nhiệt đới của Châu Phi gần Sahara. Tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh, nhưng trẻ em và người cao tuổi có tỷ lệ tử vong cao hơn. Trong mùa mưa, muỗi Aedes phát triển mạnh, thường sống trong các hốc cây chứa nước mưa và các vật dụng chứa nước trong khu vực sống của con người như bể nước, xô hay lốp xe bỏ đi.

Những người sống trong khu vực này hoặc du lịch đến các vùng có môi trường muỗi phát triển mạnh trong mùa mưa có nguy cơ cao mắc bệnh sốt vàng. Virus có tốc độ lây lan tương đối nhanh và có thể gây ra các đợt dịch bệnh. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh cũng tăng lên nếu tiếp xúc với máu hoặc các sản phẩm từ người nhiễm bệnh, chẳng hạn như qua truyền máu hoặc nhận tạng ghép.

Cách phòng ngừa bệnh sốt vàng da

Phòng ngừa bệnh sốt vàng da là một vấn đề quan trọng để giảm nguy cơ mắc bệnh và ngăn chặn sự lây lan của nó. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa quan trọng:

  • Tiêm phòng: Việc tiêm phòng là biện pháp phòng ngừa chính để bảo vệ khỏi bệnh sốt vàng da. Vắc-xin chống sốt vàng da hiện có và được khuyến nghị sử dụng rộng rãi. Đảm bảo tiêm đủ liều vắc-xin và tuân thủ theo lịch trình tiêm phòng đúng cách.
  • Tiêu diệt muỗi: Muỗi Aedes là vector chính truyền bệnh sốt vàng da. Để giảm nguy cơ lây nhiễm, cần tiến hành các biện pháp kiểm soát muỗi, bao gồm loại bỏ hoặc xử lý các nơi sinh sống của muỗi, như nước đọng, bể nước, chậu hoa và nồi nước. Sử dụng các phương pháp bảo vệ cá nhân, như sử dụng kem chống muỗi, đặc biệt trong các khu vực có nguy cơ cao.
  • Phòng tránh tiếp xúc với máu nhiễm bệnh: Tránh tiếp xúc với máu hoặc chất lỏng từ người nhiễm bệnh sốt vàng da, đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn và vệ sinh.
  • Tăng cường giáo dục và nhận thức: Nâng cao nhận thức về bệnh sốt vàng da và các biện pháp phòng ngừa trong cộng đồng. Cung cấp thông tin đúng đắn về triệu chứng, cách lây nhiễm và biện pháp phòng ngừa để giúp mọi người hiểu và thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết.
  • Điều tra và kiểm soát dịch bệnh: Tổ chức địa phương và quốc gia cần đẩy mạnh công tác điều tra, giám sát và kiểm soát dịch bệnh sốt vàng da. Điều này bao gồm việc theo dõi, xác định và xử lý các trường hợp bệnh, cũng như tìm kiếm và quản lý các trường hợp tiếp xúc.

Yellow fever là gì? Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh

>>>>>Xem thêm: Những điều bạn cần lưu ý khi thực hiện ghép xương tự thân

Việc tiêm phòng là biện pháp phòng ngừa chính để bảo vệ khỏi bệnh sốt vàng da

Hi vọng bài viết trên đã có thể trả lời cho câu hỏi yellow fever là gì và những thông tin liên quan về căn bệnh này một cách đầy đủ nhất. Việc nắm vững các triệu chứng và biểu hiện của bệnh là rất quan trọng để nhận biết và xử lý sớm. Hãy luôn quan tâm đến sức khỏe của mình và đồng hành cùng các chuyên gia y tế để duy trì cuộc sống khỏe mạnh.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *