Xông hơi thải độc: Lợi ích, quy trình và những lưu ý đặc biệt

Xông hơi thải độc: Lợi ích, quy trình và những lưu ý đặc biệt

Bạn đang đọc: Xông hơi thải độc: Lợi ích, quy trình và những lưu ý đặc biệt

Xông hơi thải độc mặc dù có nhiều điểm lợi nhưng vẫn tồn tại cả những mặt trái. Vậy nên nếu không tìm hiểu kỹ thông tin, bạn có thể vướng phải những sai lầm không đáng có khi thực hiện liệu pháp can thiệp này.

Cùng với việc uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây thì xông hơi là một trong ba phương pháp thải độc đơn giản, hiệu quả và được áp dụng phổ biến hiện nay. Vậy xông hơi thải độc được thực hiện như thế nào và đâu là những điều mà bạn cần đặc biệt lưu ý? Hãy lướt xuống bài viết để có thêm thông tin bạn nhé!

Cơ chế và lợi ích của xông hơi thải độc

Xông hơi là phương pháp sử dụng hơi nóng trong môi trường kín để kích thích quá trình tiết mồ hôi, giãn nở mạch máu ngoại biên, từ đó đem đến nhiều tác dụng về mặt sức khỏe và thẩm mỹ cho người sử dụng.

Tác dụng thải độc của xông hơi được giải thích như sau: Khi tiếp xúc với hơi nóng, mạch máu dưới da sẽ giãn nở mạnh, cơ thể tăng tiết mồ hôi để giải phóng nhiệt. Cùng với đó thì những độc tố tích tụ trong cơ thể cũng được bài xuất qua da. Nhờ vậy mà giảm bớt gánh nặng cho gan, thận và góp phần tích cực vào việc hỗ trợ điều trị cũng như phòng chống bệnh tật.

Xông hơi thải độc: Lợi ích, quy trình và những lưu ý đặc biệt 5

Xông hơi thải độc đem đến rất nhiều tác dụng tích cực

Ngoài tác dụng chính yếu này, sự giãn nở của mạch máu ngoại vi và quá trình bài tiết mồ hôi với cường độ cao còn làm giảm bớt áp lực lên hệ tim mạch, điều hòa chức năng của hệ thần kinh giao cảm. Kết quả là giúp giải tỏa căng thẳng, đưa huyết áp về giá trị bình thường và mang đến cảm giác thư thái, dễ chịu cho người trải nghiệm.

Chưa hết, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc xông hơi còn giúp nâng cao chỉ số IQ, tăng cường khả năng nhận thức, tư duy, giảm đau sinh lý và cải thiện chức năng hô hấp.

Quy trình xông hơi thải độc đúng cách

Tất cả những tác dụng tuyệt vời của xông hơi thải độc chỉ có thể trở thành hiện thực nếu bạn sử dụng chúng đúng cách. Vậy nên hãy lưu lại hướng dẫn dưới đây để áp dụng khi cần bạn nhé!

  • Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu: Khi xông hơi để đào thải độc tố, bạn nên chuẩn bị đủ các loại lá sau: Cúc tần, bưởi, hoa ngũ sắc, tre, hương nhu, bạc hà, tía tô, kinh giới. Ngoài ra cũng nên dùng cả gừng tươi và sả để tối ưu lượng tinh dầu thoát ra. Số lượng mỗi loại dao động từ 30 – 50g, có thể linh động thay đổi tùy vào tình hình thực tế.
  • Bước 2: Làm sạch nguyên liệu: Đem rửa sạch từng loại lá và củ trên vòi nước chảy, sau đó để ráo. Riêng với sả và gừng bạn nên đập dập để các dược chất dễ dàng hòa vào nước xông.
  • Bước 4: Nấu nước xông: Cho toàn bộ nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi rồi thêm 5l nước. Sau đó bắc lên bếp, vặn to lửa để nước nhanh sôi. Khi nước sôi thì hạ lửa liu riu và đun trong khoảng 45 phút. Lúc này hãy mở nắp vung để kiểm tra, nếu thấy hơi nóng tỏa ra mùi thơm đậm là đạt.
  • Bước 5: Chuẩn bị phòng xông: Điều chỉnh nền nhiệt phòng xông hơi ở mức lý tưởng là 60 – 70 độ C.
  • Bước 6: Vệ sinh thân thể: Làm sạch da, tẩy da chết (nếu cần) để quá trình tiếp nhận hơi nóng và bài xuất mồ hôi diễn ra dễ dàng hơn.
  • Bước 7: Xông hơi: Mang nước lá vào phòng xông, sau đó khép cửa và dùng gáo tưới nước lên đá để hơi nóng tỏa đều trong không gian. Thời gian lý tưởng để xông hơi là 20 – 30 phút/lần, tùy thể trạng từng người. Lưu ý nếu không có phòng xông chuyên dụng thì bạn nên dùng lều xông hoặc trùm khăn tắm lớn để tạo ra môi trường kín khi xông hơi.
  • Bước 8: Hoàn tất quy trình: Sau khi xông, hãy lấy khăn sạch thấm khô toàn thân rồi mặc quần áo ngay để giữ ấm cho cơ thể.

Xông hơi thải độc: Lợi ích, quy trình và những lưu ý đặc biệt 4

Một số loại lá được dùng trong quy trình xông hơi

Với quy trình xông hơi tại nhà đúng cách trên đây, bạn có thể an tâm áp dụng mà không phải lo lắng về bất cứ nguy cơ nào. Cùng với đó, lợi ích thu về của liệu pháp này cũng được được tối ưu triệt để.

Những ai không nên áp dụng phương pháp này?

Xông hơi thải độc đem đến rất nhiều lợi ích nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể “kết thân” với phương pháp này. Cụ thể theo khuyến cáo của các chuyên gia về Đông y thì những trường hợp dưới đây không nên đào thải độc tố bằng cách xông hơi:

  • Người có huyết áp bất ổn, trồi sụt thất thường hoặc huyết áp quá thấp, huyết áp quá cao;
  • Người bị bệnh tim mạch (suy tim, rối loạn nhịp tim, hở van tim,…);
  • Người bị viêm thận mạn tính hoặc viêm thận cấp;
  • Người đang bị đi ngoài, sốt xuất huyết hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng;
  • Người bị hen suyễn, ho lao, khó thở, già yếu;
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ “đèn đỏ”, phụ nữ mang thai;
  • Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi.

Tìm hiểu thêm: Suy giảm trí nhớ ở bệnh Parkinson: Dấu hiệu nhận biết, yếu tố ảnh hưởng và điều trị

Xông hơi thải độc: Lợi ích, quy trình và những lưu ý đặc biệt 2
Phụ nữ mang thai, người bị bệnh tim, huyết áp bất ổn,… không nên xông hơi

Một số lưu ý đặc biệt

Bên cạnh việc nắm vững quy trình mà Nhà thuốc Long Châu vừa giới thiệu, bạn cũng cần lưu ý đến một số điểm quan trọng dưới đây để nâng cao hiệu quả nhận về và chặn đứng mọi rủi ro có thể xảy ra:

  • Không tắm ngay sau khi xông hơi: Ngay sau khi xông, lỗ chân lông vẫn còn nở rộng nên nếu tắm luôn sẽ rất dễ bị nhiễm lạnh. Do đó bạn hãy chờ tối thiểu 30 phút, khi cơ thể trở lại trạng thái bình thường, lỗ chân lông se khít rồi mới vệ sinh cơ thể (nếu muốn).
  • Thời gian xông ngắn hay dài, cho ra nhiều hay ít mồ hôi là tùy thuộc vào thể trạng từng người. Và để tránh những hệ lụy không đáng có thì tốt nhất là bạn nên tham khảo qua ý kiến chuyên gia trước khi bắt đầu.
  • Luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân sau mỗi lần xông hơi. Nếu thấy người dễ chịu và khỏe mạnh hơn thì nên tiếp tục. Trong trường hợp có hiện tượng choáng, mệt mỏi thì cần đặc biệt cân nhắc.
  • Trước khi xông khoảng một giờ, bạn nên uống 1 – 2l nước để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thoát mồ hôi. Sau khi xông cũng nên uống bù nước bằng trà chanh nóng hoặc trà gừng nóng.
  • Tần suất xông hơi phù hợp là 1 – 2 lần/tuần và không quá 30 phút mỗi lần.
  • Không xông hơi nếu đang dùng thuốc kháng sinh vì sự thay đổi thân nhiệt của cơ thể trong quá trình xông có thể làm ảnh hưởng đến tác dụng và hiệu quả của thuốc.
  • Trước, trong và sau khi xông hơi không nên “làm bạn” với rượu, bia và các chất kích thích. Giữ cho tinh thần luôn tỉnh táo, minh mẫn trong suốt giai đoạn này.
  • Khi đang thực hiện, nếu có cảm giác xây xẩm, chóng mặt thì hãy ngừng việc xông hơi ngay lập tức. Sau đó lau khô thân thể, mặc đủ ấm và uống một tách nước nóng xem tình hình có cải thiện hay không. Nếu không ổn thì hãy ghé qua cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

Xông hơi thải độc: Lợi ích, quy trình và những lưu ý đặc biệt 3

>>>>>Xem thêm: Không ngủ được phải làm sao? 10 cách giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn

Nắm vững các lưu ý trên sẽ giúp tối ưu lợi ích của liệu pháp xông hơi

Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ các thông tin quan trọng về lợi ích, cách thức xông hơi thải độc và một số lưu ý “sống còn” khi thực hiện quy trình này. Và nếu đã nằm lòng những nội dung trên thì bây giờ bạn đã có đủ vốn kiến thức để thử nghiệm phương pháp trên rồi đấy!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Dinh dưỡng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *