Xét nghiệm thủy đậu và những câu hỏi thường gặp

Xét nghiệm thủy đậu và những câu hỏi thường gặp

Thủy đậu là bệnh lây nhiễm thường gặp ở nước ta và được đánh giá tương đối lành tính. Tuy nhiên, thủy đậu vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, để phòng ngừa và điều trị đúng cách căn bệnh này, xét nghiệm thủy đậu là việc làm rất cần thiết.

Bạn đang đọc: Xét nghiệm thủy đậu và những câu hỏi thường gặp

Thủy đậu hay trái rạ là một trong những căn bệnh truyền nhiễm cấp tính có mức độ lây lan nhanh trong cộng đồng, đặc biệt là ở các đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai. Bệnh thủy đậu thường xảy ra quanh năm, nhưng có thể bùng phát thành dịch vào mùa xuân hè. Từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm chính là thời điểm số người mắc thủy đậu tăng cao do độ ẩm không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho virus thủy đậu sinh sôi phát triển.

Tìm hiểu chung về bệnh thủy đậu

Thủy đậu do virus Varicella Zoster gây ra. Đây là một trong những bệnh lý dễ lây nhiễm nhưng khá lành tính. Thủy đậu có khả năng lây truyền trực tiếp từ người sang người qua tiếp xúc với giọt bắn từ đường hô hấp thông qua việc hắt hơi, sổ mũi, nói chuyện hoặc qua dịch tiết của người nhiễm bệnh. Ngoài ra, bệnh thủy đậu cũng có thể lây gián tiếp qua việc dùng chung các đồ dùng cá nhân như bàn chải, khăn mặt, cốc uống nước,… Một số nghiên cứu cho thấy, người chưa từng mắc thủy đậu hoặc chưa tiêm vắc xin khi tiếp xúc với mầm bệnh sẽ có tỷ lệ mắc tới 90%.

Xét nghiệm thủy đậu và những câu hỏi thường gặp

Thủy đậu rất dễ bùng phát thành dịch vào mùa xuân hè

Bên cạnh kết quả xét nghiệm thủy đậu, người bệnh có thể được chẩn đoán bị thủy đậu thông qua các triệu chứng lâm sàng như nổi mụn nước trên da, ngứa ngáy, phát ban, ban mọc thành nhiều đợt cách nhau 3 – 4 ngày. Ngoài ra, người bị thủy đậu có thể xuất hiện các triệu chứng kèm theo như sốt, mệt mỏi, đau đầu, khó chịu,…

Bệnh thủy đậu thường tiến triển qua 4 giai đoạn gồm:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Kéo dài trong khoảng 2 đến 3 tuần từ thời điểm tiếp xúc với mầm bệnh. Thời gian này ở mỗi người là khác nhau và tùy thuộc vào sức đề kháng của cơ thể.
  • Giai đoạn phát bệnh: Sau thời gian ủ bệnh, người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi, đau cơ, nhức đầu, nôn ói, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng. Lúc này nếu nghi ngờ bị bệnh, bạn có thể thực hiện xét nghiệm thủy đậu để chẩn đoán sớm và có hướng điều trị phù hợp tránh bội nhiễm. Khoảng 2 ngày tiếp theo, các nốt thủy đậu màu đỏ bắt đầu xuất hiện rải rác trên cơ thể, thường bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân. Một số trường hợp người bệnh còn kèm theo hạch sau tai và viêm họng.
  • Giai đoạn toàn phát: Ở giai đoạn này, các nốt ban đỏ chuyển dần sang nốt mụn nước hay còn gọi là ban dạng phỏng nước hình tròn, với đường kính 1 – 3mm. Bên trong mụn nước chứa chất dịch màu trắng hoặc trắng đục và kèm theo mủ nếu có bội nhiễm vi khuẩn. Ban đỏ thường mọc thành nhiều đợt với nhiều mức độ khác nhau. Sau đó, những mụn nước này sẽ vỡ ra và cần vài ngày để lành vết thương
  • Giai đoạn hồi phục: Thủy đậu từ khi phát bệnh đến khi hồi phục thường kéo dài trong khoảng 7 đến 10 ngày. Nếu không có biến chứng thì các mụn nước sẽ khô dần, bong vảy và thường không để lại sẹo. Trường hợp bị bội nhiễm người bệnh có thể bị sẹo lõm vĩnh viễn.

Tìm hiểu thêm: Túi nha chu là gì? Cách điều trị túi nha chu

Xét nghiệm thủy đậu và những câu hỏi thường gặp
Các nốt thủy đậu có thể xuất hiện toàn thân

Một số biến chứng nguy hiểm của thủy đậu như viêm phổi, viêm màng não ở trẻ em, zona thần kinh. Đặc biệt nếu bị thủy đậu khi mang thai, thai nhi có thể bị đầu nhỏ, bất thường tứ chi và đục thủy tinh thể.

Ý nghĩa của xét nghiệm thủy đậu

Theo các chuyên gia, người đã từng mắc bệnh thủy đậu thì sẽ có miễn dịch miễn dịch bền vững suốt đời. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 1% trong số đó có khả năng tái nhiễm thủy đậu nhiều hơn một lần trong đời.

Vì vậy, xét nghiệm thủy đậu là rất quan trọng để bác sĩ chẩn đoán sớm, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp giúp người bệnh nhanh hồi phục và ngăn ngừa biến chứng. Ngoài ra, xét nghiệm kháng thể thủy đậu còn giúp bác sĩ đánh giá khả năng miễn dịch của cơ thể đối với virus Varicella Zoster. Dựa vào kết quả này bác sĩ sẽ tư vấn cách phòng bệnh hiệu quả nhất.

Một số câu hỏi thường gặp về xét nghiệm thủy đậu

Xét nghiệm thủy đậu gồm những phương pháp nào?

Xét nghiệm thủy đậu là phương pháp cận lâm sàng nhằm kiểm tra sự tồn tại của virus cũng như kháng thể thủy đậu trong cơ thể người bệnh. Dưới đây là 2 hình thức xét nghiệm thủy đậu phổ biến hiện nay:

Xét nghiệm kháng thể dựa trên huyết thanh IgM, IgG

Đây là phương pháp xét nghiệm tìm kháng thể thủy đậu sử dụng mẫu bệnh phẩm huyết thanh. Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách lấy máu ở tĩnh mạch, dùng kỹ thuật ly tâm tách chiết huyết thanh và làm xét nghiệm để kiểm tra sự tồn tại của các kháng thể kháng thủy đậu IgG và IgM. Hiểu đơn giản, xét nghiệm này sẽ giúp kiểm tra xem trong máu của bạn đã có kháng thể virus thủy đậu hay chưa. Thông thường, kết quả xét nghiệm kháng thể thủy đậu IgG và IgM sẽ được kết hợp với nhau để đưa ra chẩn đoán cuối cùng, cụ thể:

  • Nếu IgG và IgM đều cho kết quả âm tính: Không tìm thấy kháng thể trong máu. Người bệnh cần được theo dõi và tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu càng sớm càng tốt.
  • Nếu IgG dương tính và IgM âm tính: Người bệnh đã có kháng thể chống lại virus thuỷ đậu do đã từng mắc thủy đậu hoặc đã tiêm phòng vắc xin.
  • Nếu IgG dương tính hoặc âm tính và IgM dương tính: Đang nhiễm virus thủy đậu.

Xét nghiệm thủy đậu và những câu hỏi thường gặp

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về đặc điểm của tế bào máu

Xét nghiệm thủy đậu có ý nghĩa rất quan trọng

Xét nghiệm PCR xác định sự có mặt của virus thủy đậu

Xét nghiệm PCR là phương pháp xét nghiệm kiểm tra ADN của virus thủy đậu thông qua mẫu bệnh phẩm là dịch từ các nốt phỏng nước. Nếu PCR âm tính có nghĩa không mắc bệnh thủy đậu. Ngược lại, nếu PCR dương tính có nghĩa đang mắc bệnh thủy đậu.

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm thủy đậu?

Xét nghiệm thủy đậu thường được thực hiện khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh. Đặc biệt với các đối tượng có nguy cơ cao như trẻ em, người chưa tiêm vắc xin, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu,… Riêng đối với phụ nữ mang thai, kết quả xét nghiệm kháng thể thủy đậu rất quan trọng bởi nó quyết định việc có nên tiêm vắc xin thủy đậu hay không. Đồng thời giúp thai phụ chủ động hơn trong việc phòng bệnh thủy đậu.

Xét nghiệm thủy đậu bao nhiêu tiền?

Hầu hết các bệnh viện và trung tâm xét nghiệm đều triển khai dịch vụ xét nghiệm thủy đậu với mức giá dao động trong khoảng từ 400.000 đồng đến 500.000 đồng. Chi phí này có thể thay đổi tùy thuộc vào hình thức xét nghiệm, cơ sở y tế và địa điểm lấy mẫu xét nghiệm.

Có thể thấy thủy đậu là bệnh rất dễ lây lan và có thể để lại biến chứng lâu dài nếu không xử trí đúng cách. Vì thế, để phòng ngừa và có biện pháp xử trí đúng đắn, giảm nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng, người bệnh nên xét nghiệm thủy đậu ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này, từ đó có cách phòng bệnh hiệu quả và ứng phó kịp thời nếu không may mắc bệnh.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *