Những bất thường xuất hiện trên màng hồng cầu có thể là dấu hiệu bệnh lý hoặc vấn đề huyết học nên đặc biệt được quan tâm. Trong đó, phương pháp xét nghiệm sức bền hồng cầu được đánh giá cao về hiệu quả phát hiện những vấn đề ở màng hồng cầu và bệnh lý huyết học.
Bạn đang đọc: Xét nghiệm sức bền hồng cầu là gì? Ý nghĩa kết quả xét nghiệm sức bền hồng cầu
Xét nghiệm sức bền hồng cầu là một loại xét nghiệm đơn giản, thực hiện nhanh nhưng lại góp phần quan trọng đối với việc chẩn đoán bệnh lý, vấn đề sức khỏe liên quan đến huyết học. Để hiểu hơn về xét nghiệm sức bền hồng cầu, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo bài viết sau.
Thế nào là xét nghiệm sức bền hồng cầu?
Thực hiện xét nghiệm sức bền hồng cầu được sử dụng với mục đích chính là đo độ đề kháng của hồng cầu với nguy cơ tan máu khi tiếp xúc với các mức độ pha loãng máu khác nhau của dung dịch muối natri clorua.
Màng tế bào đóng vai trò bao bọc tế bào, bên trong có chứa môi trường nội bào và các bào quan quan trọng. Màng tế bào vừa có tính chất ổn định, vững chắc và vừa phải có tính chất thấm nhất định đối với một số chất để nước, chất dinh dưỡng, chất điện giải và sản phẩm chuyển hóa có thể đi vào hoặc đi ra khỏi tế bào. Hồng cầu cũng có bản chất tương tự như vậy.
Màng hồng cầu có cấu tạo rất đặc biệt, thích hợp với chức năng di chuyển liên tục trong vòng tuần hoàn đi khắp cơ thể nuôi dưỡng các tế bào, cơ quan khác, cung cấp oxy cho hoạt động sống, trao đổi chất được diễn ra. Khi hồng cầu nói riêng hoặc tế bào sinh hoạt nói chung tiếp xúc trực tiếp với môi trường nhược chương – môi trường có nồng độ chất tan thấp hơn môi trường ngoại bào, lúc này, nước sẽ hấp thụ vào tế bào nhanh chóng để cân đối áp suất thẩm thấu giữa 2 bên trong và ngoài màng tế bào.
Hệ quả của việc này là hồng cầu có hiện tượng trương phồng lên so với kích thước thông thường, màng hồng cầu dãn và căng ra, đến một mức độ nào đó có thể vỡ. Hiện tượng này được gọi là màng hồng cầu vỡ, làm ly giải các chất trong lòng tế bào hồng cầu ra ngoài và nhuộm toàn bộ dung dịch trong ống nghiệm thành màu đỏ đồng nhất, đây là hiện tượng tan huyết.
Khi trộn hồng cầu với dung dịch càng nhược trương thì tỷ lệ các hồng cầu bị tan máu sẽ càng tăng. Tại nồng độ khi pha loãng từ từ dung dịch đóng vai trò quan trọng, giúp môi trường ưu trương với nước cất, các chuyên gia ghi nhận thấy hồng cầu bị vỡ, từ đây xác định được sức bền hồng cầu. Quá trình này chính là xét nghiệm sức bền hồng cầu.
Cơ sở tính mẫn cảm của quá trình thẩm thấu trên màng hồng cầu có mối tương quan với tỷ lệ diện tích bề mặt so với thể tích toàn bộ của hồng cầu nên thông qua xét nghiệm sức bền hồng cầu có thể xác định được một số bệnh lý huyết học hoặc chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh có liên quan.
Tiến hành xét nghiệm sức bền hồng cầu như thế nào?
Việc xét nghiệm sức bền hồng cầu được thực hiện tương tự với các phương pháp xét nghiệm máu thông thường, người bệnh không cần phải nhịn ăn hay có bất cứ sự chuẩn bị đặc biệt nào trước khi bắt đầu xét nghiệm sức bền hồng cầu. Máu để xét nghiệm sức bền hồng cầu sẽ được lấy từ tĩnh mạch và cho vào ống nghiệm với lượng cần thiết khoảng 6ml và tối thiểu là 2ml để có thể tiến hành xét nghiệm.
Dung dịch có chứa chất tan là muối natri clorua sẽ được pha với nước cất theo nồng độ dung dịch NaCl phù hợp với môi trường sinh lý trong cơ thể người, cân bằng giữa nội bào và ngoại bào là 0.9g/dL hoặc 0.9%. Dung dịch này có vai trò là hòa loãng môi trường từ từ bằng cách thêm nước cất với liều lượng nhất định. Từng ống nghiệm với các môi trường nhược trương khác nhau sẽ được xếp lần lượt theo thứ tự giảm dần và được bác sĩ ghi chú cẩn thận, chính xác nồng độ trên mỗi ống.
Mẫu máu sau khi được thu thập sẽ được để thẳng đứng trong tủ sấy ở nhiệt độ 37 độ C. Sau khi được ủ trong khoảng thời gian nhất định bác sĩ sẽ lấy ống nghiệm ra để quan sát, khi này máu ban đầu đã phân tách thành 2 phần rõ rệt. Phần trong suốt bên trên ống nghiệm là huyết tương chiếm khoảng 55% tổng thể tích máu và bên dưới ống nghiệm là hồng cầu và các tế bào khác trong máu, chiếm tỷ lệ khoảng 45%. Lúc này bác sĩ sẽ dùng ống hút nhỏ để hút lấy các tế bào máu lắng xuống dưới và bắt đầu xét nghiệm sức bền hồng cầu.
Tìm hiểu thêm: Răng cửa bị sâu đen: Nguyên nhân và cách khắc phục
Hỗn hợp các tế bào máu thu được sẽ được rửa lại để thu lấy hồng cầu – tế bào máu chính trong xét nghiệm sức bền hồng cầu. Lượng hồng cầu thu được này sẽ được thêm lần lượt vào các môi trường nhược trương với nồng độ khác nhau và để từ 1 – 2 giờ và quan sát kết quả thu được. Kết quả xét nghiệm sức bền hồng cầu gồm:
- Hồng cầu bắt đầu tan huyết khi thấy phần dịch nổi ở dưới ống nghiệm chuyển sang màu hồng và đáy ống có các hồng cầu còn nguyên vẹn tụ lại.
- Hồng cầu tan hoàn toàn là tại ống nghiệm chỉ quan sát thấy một dung dịch màu hồng đồng nhất và trong suốt, không lắng cặn tại đáy ống.
Nếu 2 kết quả xét nghiệm sức bền hồng cầu trên đều nằm ở môi trường nhược trương cao hơn khoảng tham chiếu thì có thể nhận định là sức bền hồng cầu đã giảm. Ngược lại nếu 2 kết quả nêu trên nằm ở nồng độ nhược trương thấp hơn khoảng tham chiếu có nghĩa là sức bền hồng cầu tăng.
Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm sức bền hồng cầu
Giá trị cho thấy hồng cầu bình thường:
- Ghi nhận bắt đầu tan huyết 4.5 – 5‰;
- Ghi nhận hồng cầu tan hoàn toàn: 3 – 3.5‰.
Một số tình trạng bệnh lý có liên quan đến sức bền hồng cầu giảm và có thể chẩn đoán thông qua xét nghiệm sức bền hồng cầu:
- Bệnh lý hồng cầu hình cầu di truyền bẩm sinh;
- Bệnh thiếu máu tán huyết tự miễn;
- Tình trạng tăng natri máu;
- Ngộ độc;
- Bị bỏng nặng.
Những bệnh lý liên quan đến sức bền hồng cầu tăng gồm:
- Bệnh Thalassemias;
- Thiếu máu thiếu sắt;
- Thiếu máu hồng cầu hình liềm;
- Hạ natri máu.
>>>>>Xem thêm: Biết đến 8 loại cây uống mát gan giải độc này, không sợ nóng trong nữa!
Hy vọng những chia sẻ trên từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn hiểu hơn về xét nghiệm sức bền hồng cầu. Nếu được chỉ định thực hiện xét nghiệm này bạn không cần nhịn ăn hoặc lưu ý gì quan trọng trước khi tiến hành nên tốt nhất bạn hãy giữ tinh thần bình tĩnh, thoải mái nhất nhé.
Xem thêm: Hồng cầu nghèo bạch cầu là gì?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm