Xét nghiệm protein là gì? Mục đích của việc xét nghiệm protein

Xét nghiệm protein là gì? Mục đích của việc xét nghiệm protein

Protein là một chất dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể giúp duy trì sự sống và hỗ trợ tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên nếu chúng ta ăn quá nhiều protein cũng dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm. Xét nghiệm protein là một biện pháp giúp nhận biết được hàm lượng protein có trong cơ thể. Hãy để bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về xét nghiệm protein nhé!

Bạn đang đọc: Xét nghiệm protein là gì? Mục đích của việc xét nghiệm protein

Protein là một chất dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể giúp duy trì sự sống và hỗ trợ tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên nếu chúng ta ăn quá nhiều protein cũng dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm. Xét nghiệm protein là một biện pháp giúp nhận biết được hàm lượng protein có trong cơ thể. Hãy để bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về xét nghiệm protein nhé!

Có thể bạn chưa biết, protein thường sẽ có trong máu và không có trong nước tiểu. Sự thay đổi của protein trong máu và sự xuất hiện protein trong nước tiểu phản ánh những bất thường của cơ thể. Việc xét nghiệm protein sẽ giúp ta phát hiện mức protein bất thường, hỗ trợ chẩn đoán tình trạng các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe như bệnh gan, bệnh thận. Vậy xét nghiệm protein là gì? Khi nào cần thực hiện?

Xét nghiệm protein trong máu, trong nước tiểu là gì?

Theo như các nghiên cứu cho thấy rằng cơ thể chứa hàm lượng protein nhất định trong máu và không có trong nước tiểu. Thế nhưng protein có sự tăng giảm trong máu và nếu xuất hiện trong nước tiểu điều đó chứng tỏ rằng sức khỏe bạn đang gặp vấn đề về thận và gan.

Xét nghiệm protein trong máu

Protein trong máu đóng vai trò quan trọng trong việc cấu tạo nên các tế bào và tham gia vào các hoạt động sinh lý của cơ thể. Xét nghiệm protein trong máu có ý nghĩa trong việc đo hàm lượng globulin và albumin trong huyết thanh. Nồng độ albumin đánh giá được chức năng của gan, các bệnh lý về đường tiêu hóa. Các bệnh lý khác nhau sẽ làm cho hàm lượng protein trong máu có thể tăng hoặc giảm như sau:

  • Protein trong máu giảm: Cơ thể bị suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu, viêm gan mạn, xơ gan, bệnh huyết khối,…
  • Protein trong máu tăng: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến protein trong máu tăng như các bệnh viêm tụy cấp, đái tháo đường, ung thư gan giai đoạn tiến triển, đa u tủy xương,…

xet-nghiem-protein-la-gi-muc-dich-cua-viec-xet-nghiem-protein 1.webp

Bệnh viêm tụy cấp làm cho lượng protein trong máu tăng cao

Xét nghiệm protein trong nước tiểu

Bình thường trong nước tiểu hầu như sẽ không chứa protein thế nhưng có một vài trường hợp nước tiểu chứa một lượng protein rất nhỏ, dưới 150mg/ 24 giờ. Nếu vượt qua ngưỡng này chứng tỏ cơ thể bạn đang mắc các bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, các bệnh lý làm suy giảm chức năng thận, lao động quá sức, bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp,… Đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai nếu hàm lượng protein có trong nước tiểu vượt quá 300mg/ 24 giờ thì sẽ có nguy cơ bị tiền sản giật.

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm protein?

Trong quá trình khám sức khỏe tổng quát, xét nghiệm protein là một xét nghiệm cơ bản được thực hiện. Ngoài ra nếu bạn có nhu cầu xét nghiệm protein, bạn có thể yêu cầu bệnh viện làm xét nghiệm riêng cho bạn để biết được tình trạng sức khỏe của bản thân. Đặc biệt đối với các bệnh nhân đã mắc các bệnh thận, gan, đường tiêu hóa trước đó là những đối tượng được bác sĩ khuyên nên đi xét nghiệm protein thường xuyên để theo dõi bệnh tình cũng như có những biện pháp ngăn bệnh kịp thời. Sau đây là một số bệnh lâm sàng cần chú ý để đo nồng độ protein như:

  • Chán ăn, sụt cân bất thường;
  • Cơ thể có dấu hiệu sưng phù;
  • Buồn nôn, đi tiểu khó;
  • Cơ thể bị suy dinh dưỡng luôn trong tình trạng thiếu năng lượng, mệt mỏi;
  • Người bị tăng huyết áp, đái tháo đường (tiểu đường);
  • Tần suất đi tiểu nhiều hơn so với mức bình thường trong một ngày.

Tìm hiểu thêm: Chuyển đoạn Robertson có thể gây ra những hậu quả gì?

xet-nghiem-protein-la-gi-muc-dich-cua-viec-xet-nghiem-protein 2.webp
Đối tượng mắc bệnh lâm sàng cơ thể sưng phù cần chú ý thực hiện xét nghiệm protein

Bổ sung protein hiệu quả và an toàn thì nên ăn gì?

Để trả lời cho câu hỏi bổ sung protein như thế nào là đủ, thì tùy vào cân nặng cơ thể cũng như số tuổi. Lượng protein nạp cho một ngày cũng có thể thay đổi ít hay nhiều còn dựa trên mức vận động của cơ thể. Ngoài việc quan tâm bổ sung đủ lượng protein thì cách bổ sung protein hiệu quả cũng không kém phần quan trọng. Dưới đây là một số loại thực phẩm chứa protein lành mạnh mà bạn có thể tham khảo:

  • Trứng: Trong lòng trắng trứng gà chứa hàm lượng protein rất cao. Trung bình lượng protein có trong một quả trứng khoảng 12,4/100g. Bạn nên ăn khoảng 2 đến 3 quả trứng trong một tuần để bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
  • Các loại thịt: Thịt heo, thịt bò, thịt gà,… là những loại thịt chứa hàm protein có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra các loại thịt này chứa nhiều chất dinh dưỡng cũng như khoáng chất cần thiết như vitamin B12, axit béo,…
  • Cá hồi: Trong thịt cá hồi ngoài chứa nhiều protein thì còn chứa các chất có lợi cho da, thị lực, giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch như axit béo omega-3,…
  • Các loại hạt: Hạt óc chó, hạnh nhân, đậu đỏ, đậu nành, đậu phộng,… chứa hàm lượng protein thực vật tốt cho sức khỏe. Những đối tượng dị ứng với đạm động vật có thể thay thế ăn đạm của các loại hạt.
  • Hàu: Trong thịt hàu chứa lượng đạm khoảng 18,9/100g ngoài ra còn chứa các chất như vitamin A, B1, B2, B3, C, D, carbohydrate,… giúp tăng cường sức khỏe, chống mệt mỏi, tăng khả năng chống viêm cũng như tăng cường trao đổi chất.
  • Rau, củ, quả xanh: Bông cải xanh, măng tây, bí đỏ, chuối, bơ, táo,… là những thực phẩm chứa protein không nhiều như thịt tuy nhiên chúng chứa các chất dinh dưỡng khác nhằm hỗ trợ chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể.

xet-nghiem-protein-la-gi-muc-dich-cua-viec-xet-nghiem-protein 3.webp

>>>>>Xem thêm: Có thể trị dứt điểm trào ngược dạ dày không?

Thịt, trứng, rau củ quả là những thực phẩm bổ sung protein hiệu quả và an toàn cho cơ thể

Trên đây một số giải đáp của chúng tôi về vấn đề xét nghiệm protein. Định lượng lượng đạm có trong máu, nước tiểu có thể hỗ trợ phát hiện sớm, ngăn chặn kịp thời các bệnh lý liên quan đến thận, gan cũng như các bộ phận khác trên cơ thể. Xét nghiệm protein sẽ cung cấp thông tin chính xác cho việc chẩn đoán và lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp. Vì vậy hãy đi khám sức khỏe định kỳ cũng như làm xét nghiệm thường xuyên để theo dõi sức khỏe một cách tốt nhất nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Protein xét nghiệmhuyết tương

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *