Xét nghiệm Microalbumin niệu phát hiện được những bệnh gì?

Xét nghiệm Microalbumin niệu phát hiện được những bệnh gì?

Bạn đang đọc: Xét nghiệm Microalbumin niệu phát hiện được những bệnh gì?

Xét nghiệm Microalbumin niệu được sử dụng trong chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến thận. Tuy nhiên, không ít người thắc mắc cụ thể phương pháp xét nghiệm này có thể chẩn đoán, phát hiện những bệnh lý nào? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!

Thận là cơ quan quan trọng của cơ thể, có tác dụng loại bỏ các tạp chất ra khỏi máu, đào thải ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Ngoài ra, thận còn giúp kiểm soát lượng nước và khoáng chất quan trọng của cơ thể. Đồng thời tham gia vào quá trình sản xuất vitamin D, hồng cầu và hormone điều hòa huyết áp.

Khi thận bị tổn thương, các protein có thể bị rò rỉ và thoát khỏi cơ thể thông qua đường nước tiểu. Việc thực hiện các xét nghiệm như Microalbumin niệu sẽ giúp phát hiện sớm thận có đang bị tổn thương hay không. Qua đó, bác sĩ sẽ có được phương hướng điều trị hợp lý và kịp thời.

Xét nghiệm Microalbumin niệu là gì?

Microalbumin niệu là xét nghiệm được thực hiện nhằm phát hiện lượng albumin rất nhỏ trong nước tiểu mà các xét nghiệm nước tiểu thông thường hầu như không phát hiện ra được.

Xét nghiệm Microalbumin niệu phát hiện được những bệnh gì? 01

Xét nghiệm Microalbumin niệu giúp đánh giá tình trạng thận

Nếu nồng độ albumin lớn hơn mức độ cho phép đồng nghĩa thận của bạn đang bị tổn thương và cần can thiệp điều trị càng sớm càng tốt. Những người có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh lý thận, bệnh tiểu đường, người bị huyết áp cao hoặc có kết quả que nhúng Protein là âm tính.

Xét nghiệm Microalbumin niệu phát hiện được những bệnh gì?

Theo các chuyên gia về sức khỏe, trường hợp bệnh nhân tiểu đường phụ thuộc vào insulin, xét nghiệm Microalbumin niệu sẽ giúp phát hiện mức độ nguy cơ đối với sự phát triển của các bệnh lý thận, bệnh tim mạch, bệnh võng mạc, bệnh lý thần kinh ngoại biên và cao huyết áp.

Với các bệnh nhân bệnh tiểu đường không phụ thuộc vào insulin, Microalbumin niệu được xem là chỉ dẫn về sự phát triển của bệnh đái tháo đường và báo hiệu về nguy cơ tử vong sớm do các bệnh lý tim mạch.

Tìm hiểu thêm: Vôi hóa cột sống có chữa được không? Biện pháp phòng ngừa và cách điều trị bệnh hiệu quả

Xét nghiệm Microalbumin niệu phát hiện được những bệnh gì? 02
Xét nghiệm Microalbumin niệu có thể đánh giá được sự phát triển của bệnh tiểu đường

Ngoài ra, xét nghiệm Microalbumin niệu còn giúp phát hiện các dấu hiệu cận lâm sàng quan trọng của 1 số bệnh lý tim mạch như thiếu máu cục bộ cơ tim, rối loạn chức năng nội mạc mạch máu, nghẽn tĩnh mạch máu,…

Xét nghiệm Microalbumin niệu còn có khả năng điều tra, quản lý và theo dõi các biến chứng về tim mạch, tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân cao huyết áp vô căn (bao gồm cả những người có nguy cơ di truyền bệnh lý cao huyết áp).

Ai cần thực hiện xét nghiệm Microalbumin niệu?

Xét nghiệm Microalbumin niệu sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện trong trường hợp thận có nguy cơ cao bị tổn thương bao gồm:

  • Người bị bệnh tiểu đường.
  • Người bệnh cao huyết áp.
  • Người mắc một số bệnh gây ảnh hưởng tới lưu lượng máu tới thận như suy gan, nhiễm trùng, huyết áp thấp, nhồi máu cơ tim, bỏng độ III, độ IV, nhồi máu cơ tim,…
  • Người mắc bệnh có nguy cơ ảnh hưởng tới thận như viêm cầu thận, lupus ban đỏ, viêm mạch máu do huyết khối, các rối loạn về máu hoặc mạch máu,…
  • Người mắc bệnh lý gây tắc nghẽn đường tiết niệu như sỏi thận, phì đại tiền liệt tuyến, ung thư bàng quang, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt,…

Ngoài những trường hợp ở trên, người trên 65 tuổi, người có tiền sử mắc bệnh thận hoặc người có yếu tố gia đình có người thân mắc bệnh lý liên quan đến thận cũng có thể được chỉ định thực hiện xét nghiệm này.

Tần suất thực hiện xét nghiệm Microalbumin niệu sẽ phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố nguy cơ hoặc các triệu chứng điển hình cảnh báo thận đang bị tổn thương ở mức độ nào. Trong giai đoạn đầu thận bị tổn thương thường sẽ không có dấu hiệu nào quá đặc trưng. Khi phạm vi tổn thương lan rộng, người bệnh có thể xuất hiện 1 số dấu hiệu như nước tiểu có nhiều bọt; tay, chân, bụng, mặt bị sưng hoặc phù;…

Hướng dẫn cách lấy mẫu bệnh phẩm khi xét nghiệm Microalbumin niệu

Là xét nghiệm đánh giá mức độ tổn thương của thận nên mẫu bệnh phẩm cần lấy cho xét nghiệm Microalbumin niệu là mẫu nước tiểu. Mẫu bệnh phẩm này có thể lấy vào bất kỳ thời điểm nào. Trường hợp lấy mẫu nước tiểu trong khoảng thời gian 24 giờ, bạn sẽ bảo quản mẫu bệnh phẩm trong tủ lạnh. Sau đó, đưa lại cho nhân viên y tế. Nhân viên y tế sẽ chuyển mẫu về phòng xét nghiệm để phân tích.

Xét nghiệm Microalbumin niệu phát hiện được những bệnh gì? 03

>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật miệng cười: Trào lưu thẩm mỹ được ưa chuộng

Mẫu bệnh phẩm được sử dụng trong xét nghiệm là mẫu nước tiểu

Trường hợp lấy nước tiểu qua đêm hoặc trong 4 giờ, bạn nên lấy nước tiểu vào đầu giờ sáng hoặc lấy trong vòng 4 tiếng sau khi nhịn tiểu. Để có kết quả xét nghiệm chính xác, bạn nên lấy nước tiểu dòng giữa. Nếu kết quả nhận về trên 30 có nghĩa chức năng thận của bạn đang có dấu hiệu bị tổn thương. Ngoài ra, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thực hiện thêm xét nghiệm creatinin.

Một vài lưu ý khi xét nghiệm Microalbumin niệu

Đầu tiên, khi thực hiện xét nghiệm Microalbumin niệu nói riêng và các xét nghiệm chức năng thận khác nói chung, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số triệu chứng như: Chóng mặt, mệt mỏi, bầm tím,…

Bên cạnh đó, một số người thấy các hiện tượng như: Mệt mỏi, đau nhức kéo dài,… nên liên hệ sớm với bác sĩ điều trị. Bởi thông thường các xét nghiệm này sẽ không gây đau kéo dài cũng như các biến chứng ảnh hưởng sức khoẻ khác.

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy thận đang có dấu hiệu bị tổn thương, bạn sẽ được các bác sĩ trao đổi về phương pháp điều trị phù hợp như uống thuốc để kiểm soát bệnh hoặc tiến hành xét nghiệm chức năng thận định kỳ.

Trên đây Nhà thuốc Long Châu đã trình bày về những thông tin quan trọng liên quan đến xét nghiệm Microalbumin niệu. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ hữu ích với mọi người.

Xem thêm: Xét nghiệm protein niệu 24 giờ là gì? Có tác dụng thế nào?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Tiết niệu xét nghiệmBệnh thận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *