Xét nghiệm huyết thống thai nhi là gì? Quy trình xét nghiệm như thế nào?

Xét nghiệm huyết thống thai nhi là gì? Quy trình xét nghiệm như thế nào?

Xét nghiệm ADN thai nhi có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định quan hệ huyết thống. Cùng tìm hiểu về ý nghĩa và quy trình xét nghiệm huyết thống thai nhi nhé!

Bạn đang đọc: Xét nghiệm huyết thống thai nhi là gì? Quy trình xét nghiệm như thế nào?

Hiện nay, không ít người có nhu cầu xét nghiệm huyết thống thai nhi. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người thắc mắc liệu xét nghiệm huyết thống thai nhi là gì? Quy trình xét nghiệm huyết thống thai nhi được thực hiện như thế nào? Nếu vẫn còn thắc mắc, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi xoay quanh chủ đề xét nghiệm ADN thai nhi nhé!

Xét nghiệm huyết thống thai nhi là gì?

Xét nghiệm huyết thống thai nhi hay còn được biết đến là phương pháp phân tích, đối chiếu mẫu ADN của thai nhi đối với người cha giả định. Đây chính là cơ sở để xác định mối quan hệ huyết thống giữa những người tham gia. Khác với cách xét nghiệm ADN bình thường, xét nghiệm huyết thống thai nhi được thực hiện ngay từ khi mẹ bầu đang trong giai đoạn thai kỳ.

Xét nghiệm huyết thống thai nhi là gì? Quy trình xét nghiệm như thế nào?

Xét nghiệm huyết thống thai nhi giúp xác định các mối quan hệ

Các phương pháp xét nghiệm huyết thống thai nhi

Dựa vào nhu cầu xét nghiệm, thời gian mang thai và thể trạng của mẹ bầu, phương pháp xét nghiệm huyết thống thai nhi hiện nay được chia thành 2 nhóm chủ yếu là xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn và có xâm lấn. Đó là:

Chọc ối

Chọc ối được xếp vào danh sách những cách xét nghiệm huyết thống thai nhi xâm lấn. Kỹ thuật này đòi hỏi các nhân viên y tế phải lấy nước ối ra khỏi khoang tử cung bằng kim. Các bác sĩ sản khoa sẽ giám sát toàn bộ quá trình này thông qua thiết bị siêu âm.

Trong nước ối của mẹ bầu chứa các tế bào bong tróc, dịch tiết, nước tiểu và dịch tiết từ phổi của thai nhi nên có thể dễ dàng phân tích và đưa ra kết luận về huyết thống. Chọc ối có thể được thực hiện từ tuần thứ 15 của thai kỳ.

Sinh thiết gai nhau

Cũng giống như phương pháp chọc ối, muốn sinh thiết gai nhau của mẹ bầu, các bác sĩ cũng cần thực hiện xâm lấn vào phần màng đệm bao bọc quanh phôi thai để lấy đi một lượng nhỏ tế bào.

Tùy thuộc vào vị trí của tử cung và bàng quang, cũng như tuổi thai và vị trí của nhau thai mà mẫu phẩm sẽ được lấy thông qua đường bụng hoặc cổ tử cung. Thông thường, sinh thiết gai nhau diễn ra vào tam cá nguyệt đầu tiên.

Xét nghiệm NIPT

Xét nghiệm NIPT là phương pháp xét nghiệm huyết thống thai nhi có độ chính xác rất cao mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và phôi thai. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng mẫu ADN của thai nhi có trong máu tĩnh mạch của mẹ bầu. Để kết quả được chính xác nhất, các bác sĩ thường khuyến nghị mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm từ tuần thứ 8 của thai kỳ trở đi.

Xét nghiệm huyết thống thai nhi là gì? Quy trình xét nghiệm như thế nào?

Xét nghiệm huyết thống thai nhi NIPT không cần phải xâm lấn để lấy mẫu

Quy trình xét nghiệm huyết thống thai nhi

Với từng phương pháp xét nghiệm huyết thống thai nhi, quy trình thực hiện sẽ có sự khác nhau rõ rệt. Cụ thể:

Chọc ối

Quy trình chọc ối như sau:

  • Bước 1: Bác sĩ siêu âm để kiểm tra tư thế và nhịp tim của thai nhi.
  • Bước 2: Làm sạch và sát khuẩn vùng da cần chọc kim.
  • Bước 3: Tiếp tục siêu âm để tìm vị trí an toàn để đưa kim vào buồng ối, tránh chạm phải thai nhi, dây rốn và các mạch máu lớn ở bánh nhau.
  • Bước 4: Nhân viên y tế sẽ rút khoảng 15 – 30ml dịch ối ra ngoài và mang đến phòng thí nghiệm để phân tích.

Sinh thiết gai nhau

Quy trình sinh thiết gai nhau như sau:

  • Bước 1: Mẹ bầu được kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn.
  • Bước 2: Siêu âm để kiểm tra nhịp tim, vị trí thai nhi, nhau thai và dây rốn.
  • Bước 3: Sát trùng vị trí thực hiện (tùy vào vị trí của nhau thai mà quy trình lấy mẫu sẽ được thực hiện thông qua cổ tử cung hoặc thành bụng).
  • Bước 4: Nhân viên y tế sử dụng một ống tiêm dài để hút các tế bào.

Tìm hiểu thêm: Huyết áp người già 80 tuổi bao nhiêu là tốt?

Xét nghiệm huyết thống thai nhi là gì? Quy trình xét nghiệm như thế nào?
DNA của trẻ em có sẵn trong nước ối và gai nhau của mẹ bầu

Xét nghiệm NIPT

Quy trình thực hiện xét nghiệm NIPT như sau:

  • Bước 1: Chọn vị trí lấy máu thích hợp, buộc dây garo trên chỗ lấy máu từ 3 – 5 cm.
  • Bước 2: Sát khuẩn vị trí lấy máu.
  • Bước 3: Xác định tĩnh mạch, đưa kim qua da, kéo pít tông cho máu chảy vào xilanh cho đến khi đủ số lượng máu làm xét nghiệm.
  • Bước 4: Tháo dây garo, đặt bông vô khuẩn lên trên vị trí chọc kim để cầm máu và rút kim.
  • Bước 5: Tháo kim ra khỏi bơm tiêm, bơm máu từ từ vào thành ống nghiệm.
  • Bước 6: Băng vết thương bằng băng keo cá nhân.

Nên xét nghiệm ADN thai nhi theo phương pháp nào?

Việc cân nhắc phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi sao cho phù hợp là điều vô cùng cần thiết. Với tiêu chí hàng đầu là giữ an toàn cho mẹ bầu và thai nhi, xét nghiệm huyết thống thai nhi không xâm lấn được đánh giá là phương án tốt nhất.

Về mặt bản chất, xét nghiệm NIPT cũng giống như xét nghiệm máu thông thường nên mẹ bầu ít gặp phải các rủi ro không đáng có. Độ chính xác của phương pháp này cũng khá cao, lên đến 99,99%. Hơn nữa, chỉ sau 1 – 3 tuần, mẹ bầu đã có thể nhận được kết quả xét nghiệm.

Xét nghiệm huyết thống thai nhi là gì? Quy trình xét nghiệm như thế nào?

>>>>>Xem thêm: https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-loan-duong-co-becker-la-gi-trieu-chung-muc-do-nguy-hiem-va-phuong-phap-phong-ngua.html

Lấy máu để xét nghiệm ADN thai nhi là phương pháp an toàn cho cả mẹ và bé

Bài viết này đã cung cấp đến độc giả những thông tin bổ ích mà bạn không thể bỏ qua về chủ đề xét nghiệm huyết thống thai nhi. Trừ trường hợp bất đắc dĩ, mẹ bầu nên chờ đến khi em bé chào đời rồi mới xét nghiệm ADN để đảm bảo an toàn nhé!

Xem thêm: Xét nghiệm ADN có khi nào sai không?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *