Xét nghiệm ADN có khi nào sai không?

Xét nghiệm ADN có khi nào sai không?

Xét nghiệm ADN có thể được thực hiện bằng rất nhiều mẫu thử khác nhau. Vậy xét nghiệm ADN có khi nào sai không? Có gì khác biệt giữa các mẫu thử không?

Bạn đang đọc: Xét nghiệm ADN có khi nào sai không?

Xét nghiệm ADN là một tiến bộ vượt bậc của nền y học hiện đại. Tuy nhiên, khi đề cập đến phương pháp xét nghiệm ADN, có không ít người nghi ngờ liệu xét nghiệm ADN có khi nào sai không. Hãy cùng tìm hiểu lời giải đáp về vấn đề này qua bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Xét nghiệm ADN là gì?

Trước khi biết xét nghiệm ADN có khi nào sai không, bạn cần hiểu rõ về loại xét nghiệm này.

Mỗi tế bào phân tử cấu tạo nên cơ thể con người đều có cấu trúc dạng xoắn, được gọi là nhiễm sắc thể. Người bình thường có 46 nhiễm sắc thể, bao gồm 22 cặp nhiễm sắc thể thường và 2 nhiễm sắc thể giới tính. Trong đó, mỗi cặp nhiễm sắc thể đều được tạo thành nhờ 1 chiếc nhiễm sắc thể của bố và chiếc còn lại của mẹ. Như vậy, xét nghiệm ADN hay còn được biết đến là xét nghiệm di truyền.

Xét nghiệm ADN có khi nào sai không?

Xét nghiệm ADN dựa vào đặc điểm riêng biệt của nhiễm sắc thể

Xét nghiệm ADN được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như:

  • Kiểm tra huyết thống của 2 hay nhiều người;
  • Giám định hài cốt liệt sĩ;
  • Giám định tử thi;
  • Sàng lọc các bệnh lý di truyền;
  • Thực hiện các thủ tục hành chính,…

Xét nghiệm ADN cần những gì?

Xét nghiệm ADN có thể thực hiện nhờ vào rất nhiều mẫu phẩm khác nhau như: Máu, mô, móng tay, chân tóc, xương, răng, cuống rốn, tế bào niêm mạc miệng,… Các mẫu xét nghiệm này đều cho kết quả có độ chính xác rất cao và không có quá nhiều sự khác biệt.

Với những mẹ bầu đang mang thai muốn xét nghiệm huyết thống cho con, bác sĩ có thể tiến hành lấy gen từ nước ối, gai nhau hoặc máu tĩnh mạch của mẹ.

Tuy nhiên, mẹ cần hết sức cẩn trọng khi xét nghiệm ADN thai nhi do các phương pháp xét nghiệm ADN xâm lấn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Sinh non, nhiễm khuẩn nước ối, rò rỉ nước ối, dị tật bẩm sinh,…

Để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, cũng như đạt độ chính xác cao, mẹ chỉ nên thực hiện xét nghiệm huyết thống khi thai nhi đạt từ 10 – 12 tuần tuổi.

Vậy xét nghiệm ADN có khi nào sai không? Mời bạn theo dõi phần tiếp theo của bài viết này!

Xét nghiệm ADN có khi nào sai không?

Xét nghiệm ADN có khi nào sai không là thắc mắc của nhiều người

Xét nghiệm ADN có khi nào sai không?

Để trả lời cho câu hỏi: “Xét nghiệm ADN có khi nào sai không?”, các bác sĩ chuyên khoa đã khẳng định rằng: Xét nghiệm ADN trong kiểm tra mối quan hệ huyết thống có độ chính xác gần như tuyệt đối, lên đến 99,99%. Như vậy, tỷ lệ sai sót của phương pháp này có thể làm tròn gần như bằng 0.

Trong nhiều trường hợp, để tăng độ chính xác của xét nghiệm, bên cạnh mẫu thử của con và người bố giả định, người mẹ cũng có thể tham gia. Nếu ADN ở hai mẫu của bố và con khớp nhau trên tất cả các gen thì có thể khẳng định mối quan hệ huyết thống của 2 cha con là 99,999%. Ngược lại, nếu có sự chênh lệch từ 2 gen trở lên thì 2 người không có cùng quan hệ huyết thống với tỷ lệ là 100%.

Nguyên nhân dẫn đến sai sót trong kết quả xét nghiệm ADN

Trên thực tế, vẫn có một vài trường hợp đặc biệt dẫn đến những nhầm lẫn trong việc xét nghiệm ADN. Dưới đây là một số yếu tố phổ biến gây ra sai sót trong kết quả xét nghiệm:

Do đột biến của locus STR

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bất cứ locus STR nào cũng có thể bị đột biến. Tỷ lệ đột biến gen thông thường chỉ chiếm khoảng 1/1000 người tham gia. Việc đột biến gen của locus STR sẽ trực tiếp dẫn đến sự nhầm lẫn tính chỉ số quan hệ huyết thống PI.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn 6 bài tập yoga chữa đau đầu mất ngủ hiệu quả và được nhiều người áp dụng nhất

Xét nghiệm ADN có khi nào sai không?
Đột biến locus STR có thể gây sai lệch khi xét nghiệm ADN

Do hạn chế của bộ kit xét nghiệm ADN

Đa số các bộ kit xét nghiệm hiện nay đều cần khoảng 16 locus STR. Khi có từ 2 – 3 locus sai khác trở lên thì chuyên viên y tế mới được kết luận loại trừ đột biến. Rõ ràng, bộ kit xét nghiệm càng yêu cầu nhiều locus thì tỉ lệ chính xác càng cao. Như vậy, có rất nhiều trung tâm xét nghiệm hiện nay đã đưa vào sử dụng các bộ kit xét nghiệm trên 20 locus, thậm chí là từ 24 – 54 locus.

Do nguyên nhân kỹ thuật

Tình huống này có thể xuất phát từ việc nhân viên y tế vô tình làm hỏng mẫu sinh phẩm hoặc nhầm lẫn các mẫu sinh phẩm với nhau. Nếu nồng độ muối tăng cao bất thường, sai sót trong quá trình phân tích ADN cũng có thể xảy ra. Tỷ lệ gây ra những lỗi này là 1 – 5%.

Làm sao để tránh sai sót khi xét nghiệm ADN?

Để tránh những sai sót không đáng có trong quá trình xét nghiệm ADN, bạn cần lưu ý những điều quan trọng sau:

  • Cẩn trọng trong quá trình thu mẫu và bảo quản mẫu xét nghiệm, đặc biệt là khi tự lấy mẫu xét nghiệm tại nhà.
  • Lựa chọn những bệnh viện hoặc trung tâm xét nghiệm ADN uy tín, có độ uy tín cao, đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp và trang thiết bị y tế hiện đại.
  • Sử dụng bộ kit xét nghiệm có chất lượng cao.

Xét nghiệm ADN có khi nào sai không?

>>>>>Xem thêm: Tuyến thượng thận là gì? Tìm hiểu các bệnh lý liên quan đến tuyến thượng thận

Bạn nên tham khảo nhiều trung tâm xét nghiệm trước khi thực hiện

Bài viết trên chính là lời giải đáp chi tiết nhất cho thắc mắc: “Xét nghiệm ADN có khi nào sai không?”. Hãy theo dõi ngay những bài viết tiếp theo của Nhà thuốc Long Châu để trang bị thêm những kiến thức bổ ích xoay quanh chủ đề xét nghiệm ADN nhé!

Xem thêm: Xét nghiệm ADN bằng bàn chải đánh răng: Cần lưu ý gì khi thực hiện?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *