Xây dựng chế độ ăn của người mổ lá lách đảm bảo phục hồi nhanh

Xây dựng chế độ ăn của người mổ lá lách đảm bảo phục hồi nhanh

Trong trường hợp không còn giải pháp nào khác, bác sĩ mới phải tiến hành cắt lá lách của người bệnh. Do đó, sau ca phẫu thuật, chế độ ăn của người mổ lá lách cần đặc biệt được quan tâm để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng, tránh các biến chứng tiềm ẩn có thể xảy ra.

Bạn đang đọc: Xây dựng chế độ ăn của người mổ lá lách đảm bảo phục hồi nhanh

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, không có một công thức chung trong việc xây dựng chế độ ăn của người mổ lá lách. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý chỉ nên ăn những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, năng lượng để giúp cải thiện hệ miễn dịch, đồng thời giúp cơ thể giảm được nguy cơ bị nhiễm trùng. Các thực phẩm loãng, dễ tiêu, bổ sung nhiều chất xơ từ trái cây tươi, hoa quả, ngũ cốc nên được đưa vào chế ăn của người mổ lá lách để đảm bảo phục hồi sức khỏe được nhanh chóng.

Phẫu thuật cắt lá lách là gì?

Lá lách là bộ phận có màu đỏ sẫm, nằm ở vị trí bên phải phía trên bụng. Cơ quan lách chứa một lượng lớn tế bào lympho, bên cạnh đó còn có nhiệm vụ sản sinh nhiều bạch cầu miễn dịch để tạo ra các kháng thể, giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh tật.

Xây dựng chế độ ăn của người mổ lá lách đảm bảo phục hồi nhanh

Phẫu thuật cắt lá lách được thực hiện với các trường hợp để bảo vệ tính mạng

Vì lá lách giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe nên chỉ khi không còn giải pháp nào khả thi để bảo tồn lách thì mới tiến hành cắt lách. Theo các bác sĩ chuyên khoa, phẫu thuật cắt lá lách được được thực hiện trong các trường hợp như sau:

  • Lách bị dập (giập), vỡ nghiêm trọng do gặp chấn thương;
  • Lách phì đại hoặc bị thoát vị do chấn thương gây ra;
  • Rối loạn máu hiếm gặp;
  • Ung thư lách;
  • U nang lách;
  • Nhiễm trùng.

Một điều chắc chắn là sức đề kháng của bệnh nhân sẽ giảm đi rất nhiều sau khi cắt lách, cơ thể cũng vì thế mà dễ bị nhiễm bệnh. Chưa kể, người không còn lách một khi đã mắc bệnh thì mức độ thường nặng, tỷ lệ tử vong cao. Đó là lý do vì sao khi lá lách bị chấn thương, thậm chí là bị dập nát thì trước tiên các bác sĩ vẫn tìm mọi cách để bảo tồn lá lách cho bệnh nhân. Chỉ khi bắt buộc phải cắt để phòng ngừa nguy cơ đe dọa tính mạng thì phẫu thuật cắt bỏ lách mới được tiến hành.

Xây dựng chế độ ăn của người mổ lá lách đảm bảo phục hồi nhanh

Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định mổ cho bệnh nhân

Chế độ ăn của người mổ lá lách

Bệnh nhân phẫu thuật cắt lách dù là phương pháp phẫu thuật mở hay phẫu thuật nội soi ít xâm lấn thì thời gian đầu sau mổ vẫn buộc phải ăn uống qua dịch truyền tĩnh mạch.

Sau vài ngày, khi các chức năng cơ thể về cơ bản đã phục hồi, bác sĩ sẽ thăm khám và nếu đủ điều kiện thì sẽ cho phép bệnh nhân xuất viện về nhà. Người chăm sóc và cả bệnh nhân sẽ được bác sĩ dặn dò cách chăm sóc sau mổ cùng chế độ ăn của người mổ lách để giúp cho quá trình phục hồi diễn ra được an toàn, suôn sẻ. Bệnh nhân có thể ăn chế độ ăn uống bình thường, tuy nhiên tốt nhất nên ưu tiên bổ sung thức ăn giàu chất xơ, điển hình là các loại trái cây tươi, rau quả và ngũ cốc.

Nếu bệnh nhân gặp tình trạng táo bón sau phẫu thuật, hãy bổ sung thêm lượng chất xơ để cải thiện tình trạng này.

Bên cạnh xây dựng chế độ ăn của người mổ lách sau phẫu thuật, bệnh nhân cũng cần nắm kĩ chế độ ăn uống cho giai đoạn hồi phục. Theo các bác sĩ chuyên khoa, không có một chế độ ăn uống nhất định dành cho người không có lá lách, tuy nhiên bệnh nhân cần lưu ý chọn loại thực phẩm có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.

Xây dựng chế độ ăn của người mổ lá lách đảm bảo phục hồi nhanh

Chế độ ăn của người mổ lá lách cần được quan tâm cẩn thận

Cụ thể, để tăng cường hệ miễn dịch, bệnh nhân cần hạn chế ăn các loại thịt đỏ, sản phẩm sữa có chứa nhiều chất béo. Thay vào đó nên tăng cường ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc. Bông cải xanh và rau bina là những thực phẩm rất giàu chất chống oxy hóa, có thể giúp loại bỏ oxy hóa trong máu, đồng thời bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Ngoài ra, chế độ ăn của người mổ lá lách cũng không thể thiếu các loại cá béo, điển hình là cá hồi, cá thu, cá mòi,… Cá béo chứa lượng omega-3 dồi dào, mang lại tác dụng chống viêm hiệu quả cho người cắt bỏ lá lách.

Một số lưu ý khi thực hiện chế độ ăn cho người mổ lá lách

Không chỉ lưu ý về chế độ ăn của người mổ lá lách, bệnh nhân còn cần chủ động lắng nghe cơ thể, theo dõi kỹ những dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng và biến chứng, nhất là trong giai đoạn ngay sau phẫu thuật.

Nếu bệnh nhân không ăn uống được gì hay bị nôn mửa ngay sau khi ăn thì phải thông báo ngay tình hình để bác sĩ điều trị có hướng xử lý. Ngoài ra, nếu xuất hiện tình trạng sốt, xuất huyết, ho dai dẳng, khu vực vết mổ có biểu hiện bị sưng, có mủ thì phải được chăm sóc y tế ngay lập tức. Các loại viên uống vitamin tổng hợp hoặc các chất bổ sung, nếu bệnh nhân có nhu cầu bổ sung thì nhất định phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Tìm hiểu thêm: Gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu

Xây dựng chế độ ăn của người mổ lá lách đảm bảo phục hồi nhanh
Cần cẩn thận với tình trạng sốc, ói mửa của bệnh nhân sau phẫu thuật

Chế độ ăn uống phòng ngừa lá lách yếu như thế nào?

Bên trên là những thông tin liên quan đến chế độ ăn của người mổ lá lách, giúp hồi phục nhanh và tăng cường sức khỏe nói chung, hệ miễn dịch nói riêng. Tuy nhiên, không phải đến lúc lá lách bị tổn thương, hay thậm chí buộc cắt đi chúng ta mới để ý chăm sóc sức khỏe cơ thể cũng như sức khỏe lá lách mà hàng ngày, thông qua thực phẩm chúng ta hoàn toàn có thể bảo vệ lá lách, ngăn ngừa các bệnh về lá lách và tối ưu hóa tiêu hóa.

Ăn thức ăn đã được nấu chín và còn nóng

Thức ăn còn sống, nguội lạnh sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa. Vì thế, hãy ăn những thức ăn còn nóng và đã được nấu chín để hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả. Súp, món hầm, cà ri,… vừa dễ hấp thu vừa tốt cho lá lách vì lá lách ít phải làm việc hơn.

Thúc đẩy tiêu hóa với gừng, quế

Gừng, quế, tiêu đen là những gia vị quen thuộc, có thể giúp tăng khả năng tiêu hóa thức ăn của lá lách. Ngoài ra, những loại thực phẩm có mùi hăng như hành tây, tỏi tây, thì là, tỏi cũng rất có lợi cho quá trình tiêu hóa của cơ thể.

Xây dựng chế độ ăn của người mổ lá lách đảm bảo phục hồi nhanh

Nên dùng gừng, quế để giúp người bệnh dễ dàng tiêu hóa thức ăn

Ăn chậm rãi, nhai kỹ

Khi ăn, nên tập trung bằng cách ăn chậm, nhai kỹ. Điều này giúp ích rất nhiều cho hệ tiêu hóa vì cơ quan này không phải làm nhiều việc để phá vỡ thức ăn. Bên cạnh đó, cần thư giãn tâm trí và cơ thể trong khi ăn để cơ thể tối ưu hóa khả năng tiêu hóa thức ăn.

Chia nhỏ bữa ăn

Thay vì ăn ba bữa chính thật no, bạn hãy chia thành những bữa ăn nhỏ hơn để dễ tiêu hóa hơn.

Ăn các loại rau giàu carbohydrate

Bí đỏ, cà rốt, rau mùi, củ cải, khoai lang, bí ngô, đậu đen, đậu Hà Lan,… là những loại rau củ giàu carbohydrate, giúp dễ tiêu hóa cũng như nuôi dưỡng các hệ thống tiêu hóa.

Kích thích lá lách

Vị ngọt có thể kích thích lá lách, tuy nhiên chỉ với một lượng nhỏ là đủ. Bạn có thể ăn trái cây nấu chín để kích thích và năng lượng cho lá lách, hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc cũng như tăng cường sức mạnh tinh thần.

Xây dựng chế độ ăn của người mổ lá lách đảm bảo phục hồi nhanh

>>>>>Xem thêm: Bài tập để vật tay khỏe rèn luyện cho đôi tay trở nên săn chắc, vạm vỡ

Vị ngọt từ trái cây nấu chín rất tốt cho sức khỏe của người bệnh

Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thể thiết lập chế độ ăn của người mổ lá lách, vừa giúp nhanh hồi phục vừa giúp tăng cường sức khỏe tổng thể. Bên cạnh đó, hãy áp dụng những lưu ý trong chế độ ăn uống hàng ngày dù bạn không gặp vấn đề ở cơ quan lách nhưng thực phẩm được chọn lựa kỹ lưỡng sẽ giúp ích rất nhiều cho hệ tiêu hóa lẫn lá lách làm việc hiệu quả hơn, cơ thể cũng sẽ khỏe mạnh hơn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *