Viêm màng não do não mô cầu: Giải đáp các câu hỏi thường gặp cùng bác sĩ Nguyễn Văn My

Viêm màng não do não mô cầu: Giải đáp các câu hỏi thường gặp cùng bác sĩ Nguyễn Văn My

Bệnh nhiễm não mô cầu là một bệnh truyền nhiễm gây dịch, do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra. Biểu hiện lâm sàng thường gặp là viêm màng não mủ và/hoặc nhiễm khuẩn huyết, có thể gây sốc dẫn đến tử vong, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Bạn đang đọc: Viêm màng não do não mô cầu: Giải đáp các câu hỏi thường gặp cùng bác sĩ Nguyễn Văn My

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Văn My – hiện công tác tại trung tâm Tiêm chủng Long Châu. Bác sĩ Nguyễn Văn My đã có trên 20 năm kinh nghiệm làm việc với vai trò là Bác sĩ điều trị, đặc biệt là các bệnh liên quan đến chuyên ngành Truyền Nhiễm, Nhiệt đới. Hiện Bác sĩ Nguyễn Văn My đồng thời cũng là Nghiên Cứu Sinh chuyên ngành Y học Lâm sàng các Bệnh Nhiệt đới, tại Đại học Mahidol, Vương quốc Thái Lan.

Viêm màng não do não mô cầu: Giải đáp các câu hỏi thường gặp cùng bác sĩ Nguyễn Văn My

Giải đáp các câu hỏi thường gặp về bệnh viêm màng não do não mô cầu cùng bác sĩ My

Bệnh viêm màng não do não mô cầu là gì? Có bao nhiêu chủng vi khuẩn gây viêm màng não do Não mô cầu?

Não mô cầu (Neisseria meningitidis) là song cầu khuẩn gram âm, hiếu khí thuộc họ Neisseriaceae.

Theo tổ chức y tế thế giới WHO, có ít nhất 12 tuýp huyết thanh của Não mô cầu được đặc trưng bởi sự khác biệt kháng nguyên vỏ polysaccharide, trong đó nhóm A, B và C chiếm khoảng 90% bệnh viêm màng não cầu khuẩn. Sự bùng phát gần đây của các chủng nhóm Y và W135 cho thấy các tuýp huyết thanh này đang ngày càng trở nên quan ngại trong việc gây bệnh, dịch.

Theo Bộ y tế Việt Nam, Người bệnh và người lành mang vi khuẩn là nguồn chứa duy nhất, ước tính có khoảng 10 – 20% dân số mang vi khuẩn não mô cầu tại hầu họng mà không có triệu chứng lâm sàng (người lành mang trùng), tỷ lệ này có thể tăng đến 40 – 50% trong các vụ dịch. Đã phát hiện 13 tuýp huyết thanh, trong đó có các tuýp hay gây bệnh là: A, B, C, X, Y, Z và W135.

Viêm màng não do não mô cầu: Giải đáp các câu hỏi thường gặp cùng bác sĩ Nguyễn Văn My

Não mô cầu Neisseria meningitidis là song cầu khuẩn gram âm, hiếu khí

Viêm màng não do não mô cầu có phổ biến không?

Trên toàn thế giới, tỷ lệ mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu là 0,5 đến 5 ca/100.000 dân số, với số ca bệnh tăng lên vào mùa Đông và mùa Xuân ở khu vực nhiệt đới. Các ổ dịch địa phương xảy ra thường xuyên nhất ở Châu Phi vùng hạ Sahara giữa Senegal và Ethiopia, một khu vực được gọi là vành đai viêm màng não, nó bao gồm 26 quốc gia.

Trong các vụ dịch ở Châu Phi (thường là do nhóm huyết thanh A), số người mắc bệnh dao động từ 100 đến 800 ca/100.000 dân cư và ảnh hưởng đến 200.000 người mỗi năm. Sau khi sử dụng rộng rãi vắc-xin não mô cầu loại A trong vành đai viêm màng não ở Châu Phi, huyết thanh nhóm A đã được thay thế bằng các huyết thanh nhóm khác của não mô cầu và Phế cầu (Streptococcus pneumoniae).

Tại Mỹ, tỷ lệ mắc bệnh hàng năm dao động từ 0,12 đến 1,1/100.000. Trong 20 năm qua, tỷ lệ mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu đã giảm hàng năm. Hầu hết các trường hợp là lẻ tẻ, điển hình ở trẻ em dưới 2 tuổi. Các đợt bùng phát bệnh não mô cầu rất hiếm ở Hoa Kỳ và chỉ khoảng 1 trong 20 trường hợp (5%) có liên quan đến một đợt bùng phát (tham khảo tại: Centers for Disease Control and Prevention’s -CDC – Meningococcal Outbreaks).

Sự bùng phát có khuynh hướng xảy ra ở các môi trường tập thể (ví dụ như trại tuyển mộ quân đội, ký túc xá đại học, trường học, trung tâm nuôi giữ trẻ) và thường xảy ra ở những người từ 16 đến 23 tuổi. Nhóm huyết thanh B và C gây ra 50 đến 80% bệnh xâm lấn. Ngược lại với khu vực châu Phi, nhóm huyết thanh A rất hiếm ở Mỹ.

Theo tổ chức y tế thế giới WHO: Bệnh lưu hành xảy ra chủ yếu ở trẻ em và thanh thiếu niên, với tỷ lệ tấn công cao nhất ở trẻ sơ sinh từ 3-12 tháng tuổi, trong khi đó, trong dịch bệnh, trẻ lớn hơn và thanh niên có thể gặp nhiều hơn.

Theo số liệu của Bộ Y tế Việt Nam, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường gặp nhất là trẻ dưới 5 tuổi, thanh thiếu niên từ 14 đến 20 tuổi, những người sống trong khu vực tập thể đông người (nhà trẻ, trường học, chung cư…) và các cơ địa suy giảm miễn dịch. Châu Phi cận Sahara là nơi có các vụ dịch lớn xảy ra: vụ dịch 1996 – 1997 có 250.00 ca mắc và 25.000 ca tử vong, vụ dịch năm 2009 tại 14 nước Châu Phi với 88.199 người mắc và 5.352 người tử vong. Ở Việt Nam, thỉnh thoảng vẫn có các vụ dịch lẻ tẻ ở các địa phương, riêng năm 1977 vụ dịch ở Thành phố Hồ Chí Minh có 1015 ca mắc, do não mô cầu nhóm C gây ra.

Đường lây của bệnh viêm màng não do não mô cầu?

Theo tổ chức y tế thế giới WHO, Viêm màng não lây truyền qua khí dung hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết đường hô hấp của người bệnh hoặc người khỏe mạnh mang mầm bệnh.

Theo dữ liệu của Bộ Y tế Việt Nam: Ngoài việc bệnh lây truyền qua đường hô hấp do hít phải các giọt nhỏ dịch tiết mũi họng bị nhiễm não mô cầu, khả năng lây truyền sẽ tăng nếu có đồng nhiễm cùng các vi rút đường hô hấp.

Viêm màng não do não mô cầu: Giải đáp các câu hỏi thường gặp cùng bác sĩ Nguyễn Văn My

Bệnh có thể lây nhiễm qua đường hô hấp do hít phải giọt bắn từ mũi họng

Các triệu chứng thường thấy của viêm màng não do não mô cầu là như thế nào?

Biểu hiện lâm sàng:

  • Thời kỳ ủ bệnh trung bình là 4 ngày (2 – 10 ngày).
  • Biểu hiện nhiễm trùng rõ: Sốt cao đột ngột, có thể có rét run, ho, đau họng, mệt mỏi, nhức đầu.

Dấu hiệu màng não – não:

  • Đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, táo bón, gáy cứng, (trẻ nhỏ có thể có tiêu chảy, thóp phồng và gáy mềm).
  • Rối loạn ý thức, li bì, kích thích vật vã, có thể có co giật, hôn mê.
  • Ban xuất huyết hoại tử (Tử ban) hình sao, xuất hiện sớm và lan nhanh, thường gặp ở hai chi dưới.

Tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng, nhanh chóng vào tình trạng sốc:

Mạch nhanh, HA hạ hoặc HA kẹt (hiệu số huyết áp tâm thu – tâm trương

Kết hợp với khai thác yếu tố dịch tễ:

Có tiếp xúc với bệnh nhân hoặc sống trong tập thể (nhà trẻ, trường học, ký túc xá, doanh trại,…) có người đã được xác định bị mắc bệnh do não mô cầu.

Viêm màng não do não mô cầu: Giải đáp các câu hỏi thường gặp cùng bác sĩ Nguyễn Văn My

Một số triệu chứng thường gặp của viêm màng não do mô cầu

Yếu tố nguy cơ của viêm màng não do não mô cầu là gì?

Do đặc điểm lây truyền của vi khuẩn não mô cầu qua đường hô hấp bởi các phần tử khí dung, giọt bắn, nước bọt… nên rất dễ lây nhiễm trong môi trường đông đúc, khép kín như trường học, doanh trại quân đội, nơi tập trung đông người – như phong trào hành hương của người Hồi giáo, trại giam…

Vi khuẩn Não mô cầu dễ dàng tấn công vào các lứa tuổi nhỏ, hệ miễn dịch còn non trẻ, chưa trưởng thành. Đặc biệt, “người lành mang trùng” là nguồn gây nhiễm rất nguy hiểm cho cộng đồng nói chung và trẻ nhỏ nói riêng.

Theo tổ chức y tế thế giới WHO, 5 – 15% trẻ em và thanh niên mang vi khuẩn não mô cầu ở mũi và họng, vì vậy điều trị dự phòng ít có giá trị trong việc kiểm soát hầu hết các bệnh dịch và lưu hành.

Tỉ lệ mang mầm bệnh ở mũi hầu cao nhất ở thanh thiếu niên và thanh niên, những người đóng vai trò như các hồ chứa để lây truyền vi khuẩn não mô cầu N. meningitidis. Tỉ lệ người lành mang vi khuẩn tăng đáng kể trong thời gian dịch bệnh.

Viêm màng não do não mô cầu có nguy hiểm không?

Tính tối cấp của bệnh thể hiện là sự tiến triển nhanh chóng của bệnh viêm màng não do não mô cầu, thường dẫn đến tử vong trong vòng 1 – 2 ngày, thậm chí là 1 vài giờ sau khi phát bệnh.

Biểu hiện lâm sàng thường gặp là viêm màng não mủ và/hoặc nhiễm khuẩn huyết, có thể gây sốc dẫn đến tử vong, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Khoảng cách giữa 2 lần chọc sinh thiết tuyến giáp là bao lâu?

Viêm màng não do não mô cầu: Giải đáp các câu hỏi thường gặp cùng bác sĩ Nguyễn Văn My
Viêm màng não do não mô cầu là bệnh đặc biệt nguy hiểm với nguy cơ tử vong cao

Não mô cầu N. meningitidis đã được ghi nhận là có thể gây viêm niệu đạo và viêm cổ tử cung. Gần đây, tỷ lệ mắc bệnh viêm niệu đạo do não mô cầu ngày càng gia tăng ở nam giới có quan hệ tình dục đồng giới và thường là sau khi quan hệ miệng sinh dục với người mang vi khuẩn não mô cầu ở miệng họng. Não mô cầu cư trú ở vòm họng N. meningitidis cũng là căn nguyên gây viêm trực tràng, chủ yếu ở nam giới có quan hệ tình dục với nam giới.

Các biến chứng thường gặp của bệnh viêm não do não mô cầu là gì?

Hơn 90% ca bệnh biểu hiện là viêm màng não. Ngoài ra còn có thể biểu hiện khác như:

  • Nhiễm khuẩn huyết.
  • Viêm phổi.
  • Viêm khớp.
  • Viêm đường hô hấp.
  • Viêm các cơ quan sinh dục tiết niệu, trực tràng.
  • Viêm mắt.
  • Viêm nội tâm mạc và ngoại tâm mạc.

Các phương pháp điều trị viêm màng não do não mô cầu là gì?

Nguyên tắc điều trị bệnh do não mô cầu khuẩn

Một số nguyên tắc điều trị bệnh viêm màng não do não mô cầu cần biết:

  • Chẩn đoán sớm ca bệnh.
  • Sử dụng kháng sinh sớm.
  • Hồi sức tích cực.
  • Cách ly bệnh nhân.

Điều trị cụ thể

Kháng sinh:

Chọn một trong các kháng sinh sau + Penicillin G: 20 – 30 triệu UI (đơn vị quốc tế)/ngày, truyền tĩnh mạch liên tục hoặc tiêm tĩnh mạch 2 – 4giờ/lần. Trẻ em 200.000-300.000UI/kg/ngày.

  • Ampicillin: 2g/lần, tiêm tĩnh mạch 6 giờ/lần. Trẻ em 200 – 250 mg/kg/ngày.
  • Cefotaxim: 2g/lần, tiêm tĩnh mạch 6 giờ/lần. Trẻ em 200 – 300mg/kg/ngày.
  • Ceftriaxon: 2g/lần, tiêm tĩnh mạch12 giờ/lần. Trẻ em 100mg/kg/ngày.

Nếu dị ứng với các kháng sinh nhóm Betalactamin:

  • Chloramphenicol 1g, dùng 2 – 3g/ngày, trẻ em từ 50 – 100mg/kg/ngày (nếu còn tác dụng).
  • Ciprofloxacin 400 mg/lần, truyền tĩnh mạch 2 lần/ngày. Trẻ em 15 mg/kg/lần truyền tĩnh mạch x 2 lần/ngày.

Thời gian điều trị kháng sinh tối thiểu từ 7 – 14 ngày hoặc 4 – 5 ngày sau khi bệnh nhân hết sốt, tình trạng huyết động ổn định, xét nghiệm dịch não tuỷ bình thường (đối với viêm màng não mủ do não mô cầu).

Điều trị hỗ trợ và triệu chứng

Hỗ trợ điều trị các triệu chứng gồm:

  • Hạ sốt;
  • An thần;
  • Chống phù não;
  • Điều trị suy tuần hoàn, sốc: Bù dịch, thuốc vận mạch;
  • Hỗ trợ hô hấp;
  • Lọc máu liên tục;
  • Điều chỉnh nước, điện giải và thăng bằng kiềm toan;
  • Vệ sinh thân thể và dinh dưỡng đầy đủ.

Có thể xem xét sử dụng corticoids trong trường hợp sốc không đáp ứng với thuốc vận mạch. Thường dùng methylprednisone liều 1 – 2 mg/kg/ngày, hoặc hydrocortisone 4mg/kg/ngày, trong thời gian 2 ngày.

Viêm màng não do não mô cầu: Giải đáp các câu hỏi thường gặp cùng bác sĩ Nguyễn Văn My

Hạ sốt là biện pháp điều trị hỗ trợ và triệu chứng cho người bị viêm màng não do não mô cầu

Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm não do não mô cầu?

Phòng bệnh chung

Bạn cần lưu ý một số biện pháp phòng bệnh chung như:

  • Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc miệng họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.
  • Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc.
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh.
  • Khi phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đi khám tại các cơ sở khám chữa bệnh càng sớm càng tốt.

Phòng bệnh trong bệnh viện

Trong môi trường bệnh viện, cần lưu ý một số biện pháp phòng tránh như:

  • Cách ly bệnh nhân.
  • Đeo khẩu trang khi tiếp xúc hoặc chăm sóc người bệnh.
  • Quản lý và khử khuẩn đồ dùng và chất thải của bệnh nhân, dịch tiết mũi họng của bệnh nhân.
  • Có thể sử dụng thuốc dự phòng cho nhân viên y tế và người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân.

Phòng bệnh đặc hiệu

Tiêm phòng vắc xin:

  • Hiện nay đã có vắc xin cộng hợp phòng bệnh não mô cầu nhóm A, C, Y và W135.
  • Có thể tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên, lịch tiêm tùy thuộc vào độ tuổi mà có chỉ định từ 01 đến 02 mũi tiêm.

Hiện tại, tất cả các trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc đều cung cấp tốt nhất dịch vụ tiêm ngừa vắc xin ngừa bệnh do vi khuẩn não mô cầu nói riêng và tất cả các loại vắc xin khác nói chung.

Viêm màng não do não mô cầu: Giải đáp các câu hỏi thường gặp cùng bác sĩ Nguyễn Văn My

Trung tâm tiêm chủng Long Châu có đủ các loại vắc xin phòng bệnh do vi khuẩn não mô cầu

Dự phòng bằng thuốc

Chỉ định dự phòng bằng thuốc:

Những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân đã được chẩn đoán chắc chắn nhiễm não mô cầu, bao gồm các trường hợp sau:

Những người sống cùng nhà và sinh hoạt cùng với bệnh nhân (sống trong cùng một nhà, cùng khu nhà trọ, cùng phòng làm việc…) trong vòng 7 ngày trước khi bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng.

Những người tiếp xúc với bệnh nhân trong thời gian ngắn (có nguy cơ bị nhiễm bệnh qua đường hô hấp như: nói chuyện với bệnh nhân, tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp của bệnh nhân…).

Thuốc điều trị dự phòng:

Các thuốc có thể dự phòng nhiễm não mô cầu bao gồm Rifampicin, Ciprofloxacin, Azithromycin.

Ciprofloxacin: Dùng liều đơn duy nhất 500mg cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.

Rifampicin: Chống chỉ định trong các trường hợp sau: đang có biểu hiện vàng da, có tiền sử tăng nhạy cảm với Rifampicin.

Dùng trong 2 ngày:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 600mg, 2 lần/ngày.
  • Trẻ em từ 1 – 12 tuổi: 10mg/kg, 2 lần/ngày.
  • Trẻ dưới 12 tháng: 5mg/kg, 2 lần/ngày.

Có thể dùng Azithromycin: Liều duy nhất 500 mg cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ em 10mg/kg.

Thời gian dùng: Nên dùng càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 24 giờ sau khi có chẩn đoán xác định ca bệnh.

Có bao nhiêu loại vắc xin viêm não do não mô cầu đang được lưu hành?

Hiện tại, trên thị trường Việt nam đang cung cấp 02 loại vắc xin ngừa bệnh do vi khuẩn não mô cầu.

Vắc xin ngừa 4 chủng huyết thanh cộng hợp A,C, Y, W135. Lịch tiêm chi tiết như sau:

  • Trẻ từ 9 – 23 tháng tuổi: 2 mũi cách nhau tối thiểu 03 tháng.
  • Trẻ từ 24 tháng đến người lớn 55 tuổi: 01 mũi.

Lưu ý: Trong trường hợp có dịch xảy ra, với người từ 15 tuổi đến 55 tuổi có thể tiêm nhắc 1 mũi khi khoảng cách tối thiểu với mũi trước đó là 04 năm.

Vắc xin ngừa 2 chủng huyết thanh B, C:

  • Khách hàng có độ tuổi từ 06 tháng đến 45 tuổi.
  • Lịch tiêm gồm 02 mũi, cách nhau 6 đến 8 tuần (45 ngày).

Vắc xin phòng ngừa viêm màng não do não mô cầu được khuyến cáo tiêm cho đối tượng và lứa tuổi nào?

Như vậy với tất cả các khách hàng thuộc độ tuổi dưới đây đều tiếp nhận được vắc xin:

  • Từ 9 tháng đến 55 tuổi: Vắc xin ngừa 4 chủng huyết thanh A,C, Y, W135.
  • Từ 6 tháng đến 45 tuổi: Vắc xin ngừa 2 chủng huyết thanh B, C.

Những đối tượng nào không nên tiêm vắc xin phòng ngừa viêm màng não do não mô cầu?

Tuy nhiên khi khách hàng có bất cứ vấn đề nào liên quan các yếu tố dưới đây sẽ không tiêm hoặc hoãn tiêm:

  • Chống chỉ định: Phản ứng quá mẫn với bất cứ thành phần nào có trong vắc xin. Đặc biệt, nếu mũi 1 đã có bất kỳ phản ứng nặng.
  • Hoãn tiêm: Sốt, đang có các bệnh cấp tính, hoặc bệnh mãn tính chưa được điều trị ổn định.

Viêm màng não do não mô cầu: Giải đáp các câu hỏi thường gặp cùng bác sĩ Nguyễn Văn My

Chống chỉ định tiêm vắc xin ngừa vi khuẩn não mô cầu nếu có phản ứng quá mẫn với thành phần của vắc xin

Khi tiêm vắc xin ngừa bệnh viêm màng não do não mô cầu cần lưu ý những gì?

Những điều bạn cần lưu ý khi tiêm ngừa viêm màng não do não mô cầu:

  • Mang theo tất các các tài liệu liên quan đến sức khỏe, các sổ, phiếu tiêm chủng trước đó.
  • Trao đổi, hợp tác với bác sĩ, nhân viên y tế trong quá trình khám sàng lọc, tiêm chủng, theo dõi sau tiêm tại trung tâm cũng như tại nhà nhằm đạt được điều kiện sức khỏe và phát huy hiệu quả của vắc xin tốt nhất khi tiêm ngừa…
  • Ở lại theo dõi ít nhất 30 phút tại trung tâm tiêm chủng.
  • Thông báo ngay cho nhân viên y tế tại trung tâm tiêm chủng khi có bất cứ dấu hiệu, biểu hiện bất thường nào.
  • Tiếp tục theo dõi, trao đổi mật thiết với đơn vị tiêm chủng khi đã được về nhà.
  • Ngoài ra, cần tạo tâm lý thoải mái, thực hiện ăn uống đủ chất, cân bằng thành phần dinh dưỡng, tránh các chất kích thích như Rượu, bia, cà phê…

Chăm sóc người bệnh viêm màng não do não mô cầu như thế nào?

Do tính chất lây nhiễm và khả năng gây bệnh của vi khuẩn não mô cầu. Nếu chẳng may chúng ta phải chăm sóc người bệnh nhiễm não mô cầu khuẩn, cần thực hiện các biện pháp sau:

Biện pháp không đặc hiệu

Một số biện pháp không đặc hiệu giúp chăm sóc người bệnh viêm màng não do não mô cầu bạn cần lưu ý:

  • Cách ly bệnh nhân.
  • Đeo khẩu trang khi tiếp xúc hoặc chăm sóc người bệnh.
  • Quản lý và khử khuẩn đồ dùng và chất thải của bệnh nhân, dịch tiết mũi họng của bệnh nhân.
  • Có thể sử dụng thuốc dự phòng cho nhân viên y tế và người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân.

Biện pháp phòng ngừa đặc hiệu

Chủ động tiêm ngừa vắc xin phòng chống não mô cầu khuẩn để bảo vệ thông qua cơ chế miễn dịch đặc hiệu, thu được. Xin lưu ý, thời gian tối thiểu để vắc xin phát huy hiệu quả là ít nhất từ 1 đến 2 tuần sau tiêm chủng.

Viêm màng não do não mô cầu: Giải đáp các câu hỏi thường gặp cùng bác sĩ Nguyễn Văn My

>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm ADN có khi nào sai không?

Chủ động tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh là biện pháp đặc hiệu để bảo vệ sức khỏe

Cần liên hệ với bác sĩ khi thấy có các biểu hiện nào nghi ngờ bị bệnh viêm màng não do não mô cầu?

Bất cứ khi nào chúng ta có yếu tố dịch tễ, phơi nhiễm, có tiếp xúc với bệnh nhân hoặc sống trong tập thể (nhà trẻ, trường học, ký túc xá, doanh trại,…) có người đã được xác định bị mắc bệnh do não mô cầu và có bất kì dấu hiệu, triệu chứng nào dưới đây, cần đến gặp bác sĩ ngay:

Biểu hiện nhiễm trùng rõ: Sốt cao đột ngột, có thể có rét run, ho, đau họng, mệt mỏi, nhức đầu.

Dấu hiệu màng não – não:

  • Đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, táo bón, gáy cứng, (trẻ nhỏ có thể có tiêu chảy, thóp phồng và gáy mềm).
  • Rối loạn ý thức, li bì, kích thích vật vã, có thể có co giật, hôn mê.
  • Ban xuất huyết hoại tử (Tử ban) hình sao, xuất hiện sớm và lan nhanh, thường gặp ở hai chi dưới.

Tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng, nhanh chóng vào tình trạng sốc: Mạch nhanh, HA hạ hoặc HA kẹt (hiệu số huyết áp tâm thu – tâm trương dưới 20 mmHg), thiểu niệu, vô niệu, đông máu nội mạch rải rác, suy thượng thận, suy đa tạng. Tiên lượng tử vong nhất nhanh (từ vài giờ đến 1, 2 ngày sau phát bệnh).

Trên là một số giải đáp các thắc mắc thường gặp của bệnh viêm màng não do não mô cầu được bác sĩ Nguyễn Văn My giải đáp, hi vọng qua bài viết trên bạn đã có thêm các thông tin hữu ích để có biện pháp chủ động phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Chúc bạn sức khỏe!

Bác sĩ Nguyễn Văn My

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *