Bạn đang đọc: Vì sao máu có màu đỏ? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến màu sắc của máu?
Máu là một phần không thể thiếu trong cơ thể con người. Máu có vai trò vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng tới các tế bào của các cơ quan khác trong cơ thể. Màu sắc của máu luôn gây tò mò cho nhiều người và thắc mắc vì sao máu có màu đỏ.
Máu trong cơ thể con người luôn được nhận biết là có màu đỏ. Vậy vì sao máu có màu đỏ? Những yếu tố nào làm ảnh hưởng đến màu sắc của máu? Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích để giúp các độc giả giải đáp thắc mắc trên nhé!
Vì sao máu có màu đỏ?
Để hiểu được vì sao máu có màu đỏ, trước tiên, bạn đọc cần nắm được các thành phần cấu tạo nên máu.
Theo đó, máu được hình thành từ các tế bào máu, bao gồm ba loại tế bào chính là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Trong đó, hồng cầu là loại tế bào có chức năng chính trong việc vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các tế bào, cơ quan khác trong cơ thể để nuôi dưỡng. Trong tế bào hồng cầu có chứa một loại protein là hemoglobin, đây chính là nguyên nhân làm cho máu người có màu đỏ.
Hemoglobin là loại protein có khả năng kết hợp O2 với các chất khí khác như NO2 và CO2 trong quá trình vận chuyển. Mỗi một hạt hemoglobin có chứa một nguyên tử sắt để khi kết hợp với O2 sẽ tạo ra một hợp chất có màu đỏ được gọi là oxyhemoglobin – yếu tố chính tạo nên màu đỏ của máu.
Ngoài ra, trong máu còn chứa thêm một số thành phần khác như các tế bào tiểu cầu, tế bào màu trắng và các chất lỏng khác như muối, nước, chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, những thành phần này không làm ảnh hưởng đến màu sắc của máu.
Sự khác biệt giữa màu và các loại chất lỏng khác
Song song với thắc mắc vì sao máu có máu đỏ, nhiều người cũng đặt ra câu hỏi rằng tại sao màu của máu lại khác với những chất lỏng khác như nước? Điều này có liên quan trực tiếp đến cấu trúc của sắt và hemoglobin có trong máu.
Theo đó, sắt có khả năng hấp thụ loại ánh sáng màu xanh dương và khi kết hợp với O2 thì tạo ra màu đỏ đặc trưng. Trong khi đó, tất cả các loại chất lỏng khác không chứa sắt và không có khả năng hấp thụ ánh sáng nên không có màu sắc.
Bên cạnh đó, tính nhớt của máu cũng là yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa máu và các chất lỏng khác. Trong máu chứa nhiều thành phần khác nhau nên máu có độ nhớt cao hơn so với các chất lỏng khác. Chính nhờ thế, màu có thể lưu thông qua những mạch máu nhỏ và mang oxy cũng như chất dinh dưỡng đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Những yếu tố nào làm ảnh hưởng đến màu sắc của máu?
Đến đây, chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời cho vấn đề vì sao máu có màu đỏ. Tuy nhiên, màu sắc của máu có thể thay đổi tuỳ theo nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố làm ảnh hưởng đến màu sắc của máu, cụ thể là:
Nồng độ oxy trong máu
Một số người cho rằng, máu giàu oxy thì có màu đỏ, ngược lại máu nghèo oxy thì có màu xanh lam. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không chính xác. Máu của con người luôn luôn có màu đỏ. Mỗi một phân tử hemoglobin sẽ kết hợp với 4 nguyên tử sắt và phản xạ ánh khiến cho máu có màu đỏ.
Sắc độ đỏ của máu sẽ thay đổi tuỳ theo nồng độ oxy có trong máu. Máu sẽ có màu đỏ tươi khi hemoglobin nhận oxy trong phổi, đi vào các động mạch và toả ra các mô của cơ thể. Tuy nhiên, khi trở về phổi, máu đã khử oxy sau khi tế bào máu vận chuyển oxy đến các cơ quan khác trong cơ thể sẽ chảy qua các tĩnh mạch có màu đỏ đậm hơn. Do đó, khi nồng độ oxy trong máu càng cao thì màu đỏ của máu cũng tăng lên theo. Điều này được thể hiện rõ khi con người vận động nhiều hoặc sinh sống ở những nơi có độ cao cao thì máu sẽ có màu đỏ đậm hơn do nhu cầu oxy của cơ thể tăng lên.
Sự hiện diện của những chất khác
Ngoài oxy, hemoglobin (huyết sắc tố) còn kết hợp với các loại chất khí khác như CO2 và NO2 trong quá trình vận chuyển. Do đó, màu sắc của máu sẽ có sự thay đổi khi nồng độ các chất này tăng lên. Chằng hạn, khi cơ thể không đủ oxy, lượng CO2 tăng lên và khiến cho máu có màu đỏ đậm hơn. Trong trường hợp này, màu của máu có thể biến đổi thành màu xanh tím nếu tình trạng này diễn ra nghiêm trọng hơn.
Các bệnh lý
Các bệnh lý có thể ảnh hưởng đến màu sắc của máu. Chẳng hạn, trong trường hợp cơ thể bị thiếu sắt, máu sẽ không có đủ nguyên tử sắt để kết hợp với oxy, điều này khiến cho màu sắc của máu bị nhạt bớt đi.
Ngoài ra, các bệnh gan và thận cũng có thể làm ảnh hưởng đến màu sắc của máu.
Tìm hiểu thêm: Thuốc chẹn beta giao cảm là thuốc gì? Những lưu ý khi sử dụng
Mối liên kết giữa chức năng của cơ thể và màu đỏ của máu
Máu có màu đỏ không chỉ là một đặc điểm sinh lý bình thường mà còn có sự liên kết chặt chẽ với những chức năng của cơ thể. Sau đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ đưa ra những ví dụ để minh hoạ cho mối liên kết này, cụ thể như sau:
Vận chuyển oxy đến các tế bào và các cơ quan trong cơ thể
Nhờ vào sự kết hợp của hemoglobin và oxy mà máu có màu đỏ. Chính nhờ điều này, máu có khả năng vận chuyển oxy đến các tế bào cũng như các cơ quan khác trong cơ thể. Điều này vô cùng quan trọng, bởi oxy chính là yếu tố cần thiết để giúp cho các tế bào và cơ quan khác có thể hoạt động và duy trì sự sống.
Hỗ trợ phát hiện ra các vấn đề của sức khỏe
Màu sắc của máu là một yếu tố có thể giúp chúng ta phát hiện ra các vấn đề của sức khỏe. Chẳng hạn, nếu máu có màu xanh tím hoặc màu vàng thì đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về gan thận. Ngoài ra, nếu máu có màu đỏ đậm hơn hoặc nhạt hơn thì đây có thể là một dấu hiệu cảnh của một số bệnh lý như thiếu oxy hay thiếu máu thiếu sắt.
Điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể
Một vai trò quan trọng của máu có thể kể đến là điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể. Khi thân nhiệt bị nóng, máu sẽ được vận chuyển đến các mạch máu nằm sát da để giải nhiệt. Trong trường hợp này, do lượng oxy bị giảm đi nên máu sẽ có màu đỏ đậm hơn. Ngược lại, khi cơ thể bị lạnh thì máu sẽ chuyển hướng đi đến các tế bào và cơ quan nhằm duy trì nhiệt độ. Trong trường hợp này, do lượng oxy tăng lên nên máu sẽ có màu đỏ nhạt hơn.
>>>>>Xem thêm: Nguy cơ đối mặt với nhiều bệnh lý từ việc thiếu vi chất
Tóm lại, sự kết hợp giữa oxy và hemoglobin làm cho máu có màu đỏ. Sắc độ đỏ của máu có thể thay đổi theo nhiều yếu tố khác nhau như nồng độ oxy, các chất khí khác và bệnh lý. Màu đỏ của máu không chỉ là một đặc điểm sinh lý bình thường mà còn có sự liên kết chặt chẽ với chức năng của cơ thể. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc vì sao máu có màu đỏ?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Cơ thể người