Uống thuốc tuyến giáp có mệt không? Những điều cần biết

Uống thuốc tuyến giáp có mệt không? Những điều cần biết

Sử dụng thuốc tuyến giáp (hormone tuyến giáp) được xem như một phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân bị bệnh về tuyến giáp. Việc điều trị bằng loại thuốc này có thể phải kéo dài suốt đời, tuy nhiên nhiều người bệnh lại cảm thấy không cảm thấy thoải mái khi thực hiện liệu pháp. Vậy, uống thuốc tuyến giáp có mệt không?

Bạn đang đọc: Uống thuốc tuyến giáp có mệt không? Những điều cần biết

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề uống thuốc tuyến giáp có mệt không và sự liên quan giữa việc sử dụng hormone tuyến giáp với tình trạng mệt mỏi. Đồng thời, đưa ra những thông tin hữu ích giúp cải thiện tình trạng này để đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt nhất trong quá trình điều trị. Hãy cùng tìm hiểu bạn nhé!

Tìm hiểu về thuốc tuyến giáp

Tổng quan về tuyến giáp và bệnh suy giáp

Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong hệ thống nội tiết của cơ thể. Sự giảm sản xuất hormone từ tuyến giáp có thể dẫn đến bệnh suy giáp, tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hầu hết các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Suy giáp có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi và tác động đến mọi đối tượng, nhưng thường gặp nhiều hơn ở nữ giới. Các triệu chứng đặc trưng của suy giáp bao gồm:

  • Nhịp tim chậm.
  • Cảm giác lạnh hoặc sợ lạnh.
  • Da khô.
  • Mệt mỏi thường xuyên và giảm khả năng tập trung.
  • Tăng cân bất thường không có nguyên nhân rõ ràng.

Khi có những dấu hiệu không bình thường, thăm khám bác sĩ ngay lập tức là điều quan trọng giúp chẩn đoán xác định liệu có phải là do suy giáp hay không, từ đó quyết định được phương pháp điều trị phù hợp nhất.

uong-thuoc-tuyen-giap-co-met-khong-nhung-dieu-can-biet 1

Sự giảm sản xuất hormone từ tuyến giáp có thể dẫn đến tình trạng suy giáp

Thuốc tuyến giáp là gì?

Sử dụng hormone tuyến giáp thông qua việc uống thuốc được coi là phương pháp điều trị suy giáp hiệu quả. Bác sĩ sẽ thường xuyên theo dõi và đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, dựa trên kết quả xét nghiệm để điều chỉnh liều lượng hormone tuyến giáp sao cho phù hợp.

Thuốc tuyến giáp thường được sử dụng trong quá trình điều trị suy giáp là Levothyroxin, với những công dụng chính như sau:

  • Điều trị suy giáp do mọi nguyên nhân, phù hợp cho mọi độ tuổi, bao gồm cả phụ nữ mang thai.
  • Levothyroxin cũng có tác dụng ức chế sản xuất thyrotropin (TSH), nên còn được sử dụng trong điều trị bướu giáp đơn thuần hoặc viêm giáp mạn tính.
  • Khi kết hợp với các thuốc kháng giáp, Levothyroxin hỗ trợ ngăn chặn bướu giáp và suy giáp trong điều trị nhiễm độc giáp.

Liều lượng Levothyroxin thường được điều chỉnh linh hoạt dựa trên các yếu tố như triệu chứng lâm sàng, kết quả xét nghiệm hormone giáp, tuổi tác, và các điều kiện sức khỏe khác. Việc sử dụng thuốc thường kéo dài, thậm chí suốt cả cuộc đời, đòi hỏi sự theo dõi chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả và giảm thiểu tác dụng phụ. Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân thắc mắc liệu rằng “uống thuốc tuyến giáp có mệt không?”.

uong-thuoc-tuyen-giap-co-met-khong-nhung-dieu-can-biet 2

Thuốc tuyến giáp thường được sử dụng để điều trị suy giáp là Levothyroxin

Uống thuốc tuyến giáp có mệt không?

Tác động đến chức năng tiêu hóa

Việc sử dụng quá liều thuốc hormone tuyến giáp có thể làm tăng cảm giác thèm ăn và có thể gây buồn nôn, nôn. Mặc dù bệnh nhân có cảm giác thèm ăn, tuy nhiên việc sử dụng quá liều và trong thời gian dài của thuốc tuyến giáp có thể dẫn đến giảm cân. Điều này xảy ra do lượng hormone dư thừa kích thích tăng cường trao đổi chất, làm tăng tình trạng đốt cháy calo so với bình thường.

Thực tế, một số người giảm cân bằng cách sử dụng quá liều thuốc hormone tuyến giáp. Tuy nhiên, điều này là hết sức nguy hiểm vì thuốc này có khoảng điều trị rất hẹp, nghĩa là sự chênh lệch giữa liều hiệu quả và liều gây độc không lớn.

Tác động đến hệ thần kinh

Việc sử dụng quá liều thuốc tuyến giáp có thể gây ra cảm giác lo lắng, cáu kỉnh, hoang mang và mất phương hướng. Sự gia tăng nồng độ hormone giáp kích thích tăng chuyển hóa của cơ thể, dẫn đến việc hệ thần kinh trở nên khó thư giãn hơn. Quá liều thuốc hormone giáp còn có thể gây mất ngủ và nếu nghiêm trọng, có thể dẫn đến các vấn đề nặng như đột quỵ, hôn mê, hoặc thậm chí tử vong do xung thần kinh bị mất kiểm soát.

Tác động đến nhịp tim

Quá liều thuốc hormone tuyến giáp có thể gây tăng nhịp tim, cảm giác hồi hộp và đau ngực. Tác động này không chỉ gây khó chịu mà còn khiến bệnh nhân trở nên lo lắng thái quá. Hơn nữa, nếu nồng độ hormone giáp tăng quá cao, có thể kích thích tăng cường hoạt động của tim, và khi tim hoạt động ở mức độ cao có thể làm suy giảm khả năng co bóp của tim, dẫn đến suy tim.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng trong bào thai

uong-thuoc-tuyen-giap-co-met-khong-nhung-dieu-can-biet 3
Uống thuốc tuyến giáp có mệt không?

Tác động lên cơ bắp

Mặc dù liệu pháp uống thuốc hormone tuyến giáp giúp cải thiện tình trạng suy giáp, nhưng sử dụng quá liều có thể dẫn đến tình trạng ngược lại, bao gồm mệt mỏi và yếu cơ.

Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ thể không còn đủ khả năng thư giãn và nghỉ ngơi, dẫn đến căng thẳng cơ bắp và cuối cùng là mệt mỏi khi sử dụng quá nhiều năng lượng.

Tăng thân nhiệt

Quá liều thuốc tuyến giáp có thể kích thích tăng thân nhiệt do quá trình trao đổi chất tăng cao trong cơ thể. Kết quả là bệnh nhân có thể cảm thấy nóng bức trong khi người khác có thể cảm thấy lạnh. Người sử dụng quá nhiều hormone tuyến giáp có thể trở nên nhạy cảm hơn với nhiệt độ, dẫn đến đỏ bừng da. Để cân bằng lại, cơ thể sẽ tăng tiết mồ hôi, điều này có thể khiến cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu.

Những người bệnh tuân thủ chính xác theo hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ thường có thể duy trì tình trạng suy giáp ổn định. Ngược lại, trong những trường hợp dùng quá liều, có thể gây ra các tác dụng phụ hoặc triệu chứng tương tự như tình trạng cường giáp với các biểu hiện mệt mỏi, khó chịu.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc tuyến giáp

Uống thuốc đúng liều lượng

Levothyroxin có thể sử dụng qua đường uống, tiêm mạch hoặc tiêm bắp. Liều lượng thuốc sẽ được điều chỉnh cẩn thận bởi bác sĩ theo nhu cầu và đáp ứng cụ thể của từng bệnh nhân. Việc tự điều chỉnh liều lượng có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm, nên người bệnh suy giáp cần tuân thủ lịch hẹn kiểm tra định kỳ.

Lưu ý thời điểm uống

Thuốc hormone tuyến giáp hấp thụ chủ yếu ở hồi tràng và hỗng tràng. Do dó, nên uống thuốc trước bữa ăn sáng hoặc trước khi đi ngủ, ít nhất là 60 phút trước bữa ăn và 4 giờ so với các thuốc khác để giúp hấp thụ hiệu quả.

uong-thuoc-tuyen-giap-co-met-khong-nhung-dieu-can-biet 4

>>>>>Xem thêm: Mổ bướu cổ có nguy hiểm không? Khi nào cần phải mổ?

Uống thuốc trước bữa ăn sáng hoặc trước khi đi ngủ để thuốc hấp thu tốt nhất

Theo dõi tác dụng phụ

Người dùng thuốc tuyến giáp cần theo dõi các dấu hiệu cường giáp như sụt cân, hồi hộp đánh trống ngực, lo lắng, mất ngủ và thông báo ngay lập tức cho bác sĩ nếu gặp phải tình trạng này.

Chú ý tương tác thuốc

Việc sử dụng đồng thời với một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến hấp thụ và đào thải Levothyroxin. Không nên uống cùng lúc với thuốc kháng acid dạ dày và cần chú ý đến các tương tác với các loại thuốc khác.

Chú ý đến chế độ ăn uống

Levothyroxine kích thích tăng chuyển hóa, có thể gây cảm giác nóng trong người, sụt cân, và tim đập nhanh. Bệnh nhân nên ăn uống đầy đủ và uống bổ sung nhiều nước, cũng như xem xét việc sử dụng thuốc hỗ trợ gan khi cần thiết.

Hy vọng rằng thông qua bài viết, bạn đã có những thông tin hữu ích về thuốc tuyến giáp và trả lời được cho câu hỏi “Uống thuốc tuyến giáp có mệt không?”. Việc sử dụng thuốc tuyến giáp là biện pháp hữu hiệu cho những người bị suy giáp. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc người bệnh có thể trải qua cảm giác mệt mỏi, đặc biệt là trong trường hợp sử dụng thuốc quá liều và không tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu gặp phải tình trạng này, việc tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế là rất quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe và điều chỉnh liều lượng nếu cần thiết.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Tuyến giápTác dụng phụThông tin sức khỏe

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *