Uống thuốc kháng sinh khi thai chưa vào tử cung có ảnh hưởng gì không?

Uống thuốc kháng sinh khi thai chưa vào tử cung có ảnh hưởng gì không?

Việc sử dụng kháng sinh đối với phụ nữ mang thai đặc biệt là trong thời điểm thai chưa vào tử cung đòi hỏi sự thận trọng cao. Nhiều bà bầu thường đặt ra câu hỏi liệu việc uống thuốc kháng sinh khi thai chưa vào tử cung có ảnh hưởng gì không? Hãy cùng tham khảo thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để có câu trả lời.

Bạn đang đọc: Uống thuốc kháng sinh khi thai chưa vào tử cung có ảnh hưởng gì không?

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, sự thay đổi của nội tiết tố và các yếu tố khác khiến hệ miễn dịch của bà bầu trở nên yếu đuối, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Có nhiều trường hợp thai phụ uống thuốc kháng sinh trong liên tục mà không hề biết mình đã có thai. Vậy uống thuốc kháng sinh khi thai chưa vào tử cung có ảnh hưởng gì không? Đáp án sẽ có ngay trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu.

Dấu hiệu nhận biết thai đã vào tử cung

Trước khi đi vào tìm hiểu uống thuốc kháng sinh khi thai chưa vào tử cung có sao không thì chúng ta cùng xem qua những dấu hiệu nhận biết thai đã vào trong tử cung là gì nhé.

Trong quá trình mang thai, nếu thai đã vào tử cung thì chị em sẽ thấy có những biểu hiện như chuột rút nhẹ xuất hiện khoảng 2 – 3 ngày sau khi phôi thai đã gắn kết vào tử cung, được mô tả như cơn gò nhẹ. Căng tức ngực có thể xảy ra do tăng cao nồng độ nội tiết tố thai kỳ, kích thích sự phát triển của tuyến vú và thường giảm dần sau một khoảng thời gian, chủ yếu là trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ.

Các biểu hiện khác bao gồm việc cảm giác thèm ăn, đi tiểu nhiều lần, nhiệt độ cơ thể tăng cao do sự biến đổi nhanh chóng của hormone, gây ra cơn “bốc hỏa” sau khi phôi thai bám vào tử cung, diễn ra trong khoảng 15 phút.

Uống thuốc kháng sinh khi thai chưa vào tử cung có ảnh hưởng gì không?

Mẹ bầu cần theo dõi dấu hiệu khác lạ của cơ thể để xác định thai vào tử cung chưa

Uống thuốc kháng sinh khi thai chưa vào tử cung có sao không?

Khi bắt đầu thai kỳ, hệ miễn dịch của người phụ nữ giảm sức đề kháng, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Việc sử dụng thuốc kháng sinh là một phương pháp phổ biến và hiệu quả trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn từ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên, có trường hợp mẹ bầu uống thuốc kháng sinh khi thai chưa vào tử cung hoặc trong tuần thứ nhất, tuần thứ hai của thai kỳ gây lo ngại đến sức khỏe của em bé. Liệu rằng uống thuốc kháng sinh khi thai chưa vào tử cung có sao không?

Các giai đoạn của thai kỳ bao gồm giai đoạn tiền phôi kéo dài khoảng 2 tuần, giai đoạn phôi kéo dài từ 2 tuần đến cuối tháng thứ 2 và giai đoạn thai kéo dài từ tháng thứ 3 trở đi. Đối với việc uống thuốc kháng sinh khi thai chưa vào tử cung, nếu thuốc được sử dụng trong giai đoạn tiền phôi (1 – 2 tuần), có thể gây chết phôi và sảy thai. Nếu thai nhi vượt qua giai đoạn này có thể thuốc không đủ mạnh để gây dị tật.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu đã uống thuốc kháng sinh khi thai chưa vào tử cung và phát hiện sau đó thì nên thường xuyên đi khám thai để kiểm tra sự phát triển của thai nhi. Các buổi khám quan trọng là vào khoảng 11 – 13 tuần và 18 – 22 tuần để sàng lọc các bệnh lý sơ sinh. Siêu âm ở 11 – 12 tuần có thể phát hiện các dị tật nặng, trong khi siêu âm ở 20 – 22 tuần giúp đánh giá cơ quan của thai nhi. Cùng với đó, sử dụng các biện pháp chẩn đoán hỗ trợ khác như chọc ối thử di truyền, xét nghiệm sinh hóa là quan trọng.

Uống thuốc kháng sinh khi thai chưa vào tử cung có ảnh hưởng gì không?

Nhiều mẹ bầu lo lắng vì lỡ uống thuốc kháng sinh khi thai chưa vào tử cung

Nguyên tắc dùng thuốc đối với phụ nữ mang thai

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, việc sử dụng mọi loại thuốc là tuyệt đối không nên, đặc biệt là uống thuốc kháng sinh khi thai chưa vào tử cung. Đồng thời, ở giai đoạn nửa cuối của chu kỳ kinh nguyệt từ khi rụng trứng cho đến khi có kinh trở lại, việc tránh sử dụng thuốc là quan trọng, do đây là giai đoạn có khả năng thụ thai cao. Cần lưu ý rằng một số loại thuốc có thể tích tụ và đào thải chậm, khiến cho thuốc vẫn còn trong cơ thể sau khi thụ thai, gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

Trong những giai đoạn sau, bà bầu nên giảm thiểu việc sử dụng thuốc và thay vào đó, tìm kiếm các phương pháp điều trị không dùng thuốc. Ví dụ, bà bầu gặp vấn đề đau đầu có thể sử dụng massage và thư giãn thay vì dựa vào thuốc giảm đau. Đối với vấn đề táo bón, nên tăng cường uống nước và ăn nhiều rau quả thay vì sử dụng thuốc nhuận tràng. Mặc dù có những loại thuốc được coi là an toàn nhưng việc hạn chế sử dụng vẫn là tốt nhất.

Trong trường hợp cần thiết phải sử dụng thuốc, mẹ bầu cần lắng nghe lời khuyên của bác sĩ và tuân thủ chỉ định của họ. Bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng về mức độ ảnh hưởng của thuốc đối với bào thai, đặt ra liều lượng thấp nhất có thể trong thời gian ngắn nhất, nhằm giảm thiểu nguy cơ cho thai nhi.

Trong trường hợp nhầm lẫn khi uống thuốc kháng sinh khi thai chưa vào tử cung, thai phụ nên ngay lập tức thông báo cho bác sĩ để được kiểm tra và theo dõi định kỳ.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về bước sóng của tia X và ứng dụng của tia X trong y học

Uống thuốc kháng sinh khi thai chưa vào tử cung có ảnh hưởng gì không?
Mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc trong thai kỳ

Những loại thuốc gây hại tới thai nhi bà bầu cần tránh

Những loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi mà phụ nữ mang thai hoặc dự định có thai nên hạn chế đó là:

  • Nhóm Tetracyclin gây hỏng men răng: Thuốc kháng sinh thuộc nhóm Tetracyclin thường được sử dụng để điều trị các vấn đề như bệnh đi ngoài hoặc nhiễm khuẩn E.coli và các nhiễm trùng đường tiêu hóa khác. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc này trong thai kỳ từ tháng thứ 7 trở đi có thể gây hỏng men răng, làm cho răng trở nên vàng xám hoặc hoen ố.
  • Nhóm Quinolon gây hỏng sụn: Là một nhóm kháng sinh phổ rộng có hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn trên hệ tiết niệu và sinh dục. Tuy nhiên, chúng có thể gây rối loạn hệ xương khớp ở trẻ em nếu mẹ mang thai hoặc cho con bú. Việc uống thuốc kháng sinh khi thai chưa vào tử cung có thể tăng nồng độ kháng sinh trong cơ thể của trẻ, gây tổn thương xương và sụn, thậm chí dẫn đến tình trạng gãy gót chân và kiếng chân.
  • Nhóm Aminoglycosid gây điếc vĩnh viễn: Kháng sinh nhóm Aminoglycosid thường được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng tai – mũi – họng, ổ bụng, màng não và viêm phổi. Phụ nữ mang thai hoặc chuẩn bị mang thai không nên sử dụng các thuốc này vì chúng có thể gây tổn thương thận và gây điếc vĩnh viễn cho tai trong của thai nhi.
  • Biseptol gây thiếu máu nặng: Đây là một loại kháng sinh quan trọng và phổ rộng, sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn tiêu hóa. Phụ nữ mang thai không nên sử dụng Biseptol vì nó có thể gây thiếu máu nặng, đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển dinh dưỡng của thai nhi.
  • Ketoconazol: Sử dụng ketoconazol ở liều cao (400 – 800mg/ngày) trong thai kỳ (đặc biệt là uống thuốc kháng sinh khi thai chưa vào tử cung) đã được FDA cảnh báo có thể gây khuyết tật ở trẻ sơ sinh, bao gồm các vấn đề như dị dạng mặt, tật đầu ngắn, sứt môi hở hàm ếch, các vấn đề xương khớp, vòm sọ phát triển bất thường. Do đó, phụ nữ mang thai không nên sử dụng ketoconazol, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Các nhóm thuốc khác: Các nhóm thuốc chống đông máu, chữa tăng huyết áp, chống ung thư và dẫn xuất vitamin A liều cao cũng nên được hạn chế khi muốn có thai. Phụ nữ nên chờ đợi ít nhất 3 tháng sau khi sử dụng các loại thuốc này trước khi quyết định mang thai, nhằm đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Uống thuốc kháng sinh khi thai chưa vào tử cung có ảnh hưởng gì không?

>>>>>Xem thêm: Que thử thai 2 vạch đậm là mang thai hay không?

Phụ nữ mang thai nên hạn chế dùng thuốc kháng sinh trong thai kỳ

Như vậy, Nhà thuốc Long Châu vừa chia sẻ tới bạn đọc những thông tin chi tiết về vấn đề mẹ bầu uống thuốc kháng sinh khi thai chưa vào tử cung. Trong trường hợp đã sử dụng thuốc kháng sinh khi thai chưa vào tử cung thì ngay lập tức bà bầu cần đến gặp bác sĩ để nhận tư vấn, chẩn đoán và thực hiện theo dõi định kỳ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *