Uống thuốc dị ứng bao lâu thì có tác dụng?

Uống thuốc dị ứng bao lâu thì có tác dụng?

Bạn đang đọc: Uống thuốc dị ứng bao lâu thì có tác dụng?

Dị ứng là tình trạng xảy ra rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Đây là phản ứng của cơ thể trước những tác động từ chất lạ gây hại hoặc gây kích ứng. Khi bị dị ứng, việc dùng thuốc thường là giải pháp hiệu quả tức thời giúp xoa dịu các triệu chứng ngứa, phát ban, khó chịu. Tuy nhiên, nhiều người sẽ thắc mắc uống thuốc dị ứng bao lâu thì có tác dụng.

Phát ban, nổi mề đay, ngứa ngáy, tiêu chảy, sưng nề, tụt huyết áp, khó thở… là những biểu hiện điển hình khi một người bị dị ứng. Tùy theo nguyên nhân gây dị ứng cũng như cơ địa của mỗi ngày mà biểu hiện sẽ khác nhau. Những triệu chứng này có thể xuất hiện ngay trong vài giây sau đó, vài ngày hoặc vài tuần sau khi cơ thể tiếp xúc với yếu tố dị nguyên. Nếu dùng thuốc kịp thời sẽ giúp bệnh nhân bị dị ứng hạn chế được các triệu chứng khó chịu.

Nguyên nhân và triệu chứng của dị ứng

Hệ miễn dịch của chúng ta có nhiệm vụ chính là giúp cơ thể chống lại các tác nhân lạ gây bệnh (ví dụ như virus, vi khuẩn, chất độc, nấm) xâm nhập vào cơ thể. Để có thể đảm nhận vai trò này, ra một loại chất trung gian gây viêm sẽ được tế bào tiết ra giúp bảo vệ cơ thể.

Thắc mắc: Uống thuốc dị ứng bao lâu thì có tác dụng 1

Dị ứng là những phản ứng quá mức với những tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể

Về cơ bản, dị ứng là tình trạng hệ miễn dịch cơ thể phản ứng quá mức với những tác nhân lạ, đó có thể là phấn hoa, mạt bụi, lông động vật, nhựa latex, nọc ong, thuốc, hóa chất hay các thành phần có trong thức ăn (sữa, trứng gà, đậu phộng,…). Mỗi bệnh nhân sẽ có biểu hiện dị ứng khác nhau phụ thuộc vào khu vực xảy ra dị ứng. Cụ thể:

  • Đối với viêm da cơ địa, bệnh nhân sẽ có triệu chứng da ngứa ngáy, sưng phù, nổi mụn nước, đỏ, chảy dịch. Nếu gãi thường xuyên vào vùng da dị ứng sẽ khiến da thêm tổn thương, dẫn đến nguy cơ viêm da tạo điều kiện cho các dị nguyên xâm nhập làm tăng thêm mức độ dị ứng;
  • Trường hợp dị ứng xảy ra ở đường thở, lúc này lớp niêm mạc đường thở bị dị nguyên kích thích sẽ nhanh chóng bị phù nề, đồng thời kèm theo tiết ra nhiều dịch;
  • Với người bị viêm mũi dị ứng, tình trạng ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi là những triệu chứng phổ biến. Trong khi đó, những người bị hen suyễn sẽ thấy xuất hiện các cơn khó thở, khò khè, thậm chí ho có đờm;
  • Với trường hợp dị ứng tại đường tiêu hóa, bệnh nhân có thể bị ngứa môi, sưng vòm miệng, tiết dịch cũng như bị phù nề niêm mạc ruột. Kết quả là bệnh nhân bị đau bụng và tiêu chảy,…

Lưu ý là không nhất thiết phản ứng dị ứng chỉ xảy ra ngay vị trí tiếp xúc với dị nguyên. Một số trường hợp dị ứng nặng bệnh nhân sẽ có thể gặp phải biểu hiện dị ứng đối với toàn bộ cơ thể.

Thắc mắc: Uống thuốc dị ứng bao lâu thì có tác dụng 2

Viêm mũi dị ứng cũng là dấu hiệu để nhận biết bệnh

Uống thuốc dị ứng bao lâu thì có tác dụng?

Khi bị dị ứng, có lẽ câu hỏi mà nhiều người quan tâm nhất đó là uống thuốc dị ứng bao lâu thì có tác dụng. Thông thường, bác sĩ sẽ kê toa cho bệnh nhân các loại thuốc dị ứng da, thuốc dị ứng ngứa tùy theo loại dị ứng. Tuy nhiên, chúng đều là các loại thuốc thuộc nhóm thuốc kháng histamin, trong đó hai loại cetirizine và loratadin phổ biến đều là thuốc kháng histamin ít gây khó chịu, buồn ngủ cho bệnh nhân.

Phần lớn thuốc kháng histamin nổi tiếng đều nhận phản hồi là gây buồn ngủ cho bệnh nhân. Tác dụng phụ này xảy ra do thuốc có khả năng dễ dàng đi vào hệ thần kinh trung ương, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự tỉnh táo của bệnh nhân. Tin vui là loại thuốc kháng histamin thế hệ mới hiện nay đã cải thiện được điều này và ít gây ra tác dụng phụ buồn ngủ, khó chịu hơn.

Hiệu quả cải thiện triệu chứng của thuốc dị ứng được đánh giá rất cao. Khi một người bị phản ứng dị ứng trầm trọng, hắt hơi liên tục, chảy nhiều nước mắt, gây cản trở thị lực, việc uống thuốc dị ứng sẽ giúp bệnh nhanh nhanh chóng khắc phục triệu chứng.

Tìm hiểu thêm: Súp cua bao nhiêu calo? Những lưu ý cần biết khi ăn món súp cua

Thắc mắc: Uống thuốc dị ứng bao lâu thì có tác dụng 3
Uống thuốc dị ứng bao lâu thì có tác dụng là quan tâm của nhiều người bệnh

Trong các loại thuốc chống dị ứng có chứa hoạt chất tên là Loratadin. Đây là hoạt chất rất phổ biến, có tác dụng giúp cải thiện hiệu quả tình trạng dị ứng trong thời gian khoảng từ 1 – 3 giờ và đạt hiệu quả cao nhất sau khi uống khoảng 8 – 12 giờ. Hiệu quả của thuốc thông thường sẽ kéo dài trong 24 giờ nên khuyến cáo bệnh nhân chỉ dùng thuốc mỗi ngày một lần.

So với một số thuốc kháng histamin thì Loratadin không giúp giảm đau nhanh chóng bằng nhưng ưu điểm của thuốc này là hầu hết người sử dụng đều không bị tác dụng phụ buồn ngủ. Đồng thời, thuốc cũng phù hợp để sử dụng hàng ngày.

Sau khi uống một liều Loratadin duy nhất, bệnh nhân sẽ cảm nhận sự thuyên giảm ít nhất 24 giờ sau đó. Tác dụng của Loratadin chậm nhưng kéo dài, trong khi Cetirizin lại hoạt động rất nhanh. Sau khi uống Cetirizin khoảng 1 giờ, người dùng đã có thể cảm thấy nhẹ nhõm.

Lưu ý: Bệnh nhân khi có những dấu hiệu dị ứng cần phải được thăm khám và chỉ định toa thuốc bởi bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân không tự ý mua thuốc bôi, thuốc uống hoặc lấy toa thuốc của người khác mà không có sự chỉ định/tư vấn từ nhân viên y tế. Việc này rất nguy hiểm, có thể gây phản ứng ngược lại, thậm chí sốc phản vệ.

Tác dụng phụ khi uống thuốc dị ứng

Cả hai loại thuốc Cetirizin và Loratadin đều thuộc nhóm kháng histamin thế hệ mới nên ít gây ra tác dụng phụ cũng như đã được công nhận an toàn cho hầu hết người dùng. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là chúng sẽ không có bất kỳ tác dụng phụ nào xảy ra.

Thắc mắc: Uống thuốc dị ứng bao lâu thì có tác dụng 5

Thuốc dị ứng cũng gây nên tác dụng phụ đau đầu

Với một số ít người, uống Cetirizin vẫn có cảm thấy buồn ngủ. Do đó, nhà sản xuất có khuyến cáo bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc Cetirizin khi có nhiều thời gian ở nhà để phòng ngừa buồn ngủ. Với thuốc Loratadin thì tác dụng phụ gây buồn ngủ ít hơn Cetirizin nếu bạn sử dụng thuốc theo liều khuyến cáo.

Bên cạnh đó, khi dùng thuốc dị ứng, một số tác dụng phụ sau đây có thể xuất hiện với mức độ nhẹ:

  • Đau đầu, chóng mặt;
  • Cảm giác buồn ngủ/ mệt mỏi;
  • Khô miệng;
  • Đau họng;
  • Đau bụng;
  • Đỏ mắt;
  • Tiêu chảy/táo bón.

Ngoài ra, một số trường hợp hiếm hoi có thể gặp phải phản ứng phụ nghiêm trọng hơn như môi/lưỡi/mặt/cổ họng sưng phù, khó thở, nhịp tim nhanh/không đều,… Nếu xuất hiện các dấu hiệu trên, bệnh nhân phải nhanh chóng được đưa đến bệnh viện để chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.

Thắc mắc: Uống thuốc dị ứng bao lâu thì có tác dụng 6

>>>>>Xem thêm: Khám sức khỏe người cao tuổi gồm những gì? Top bệnh viện khám bệnh người già

Nên thăm khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc

Tóm lại, uống thuốc dị ứng bao lâu thì có tác dụng còn tùy thuộc vào loại thuốc chống dị ứng bạn uống là loại tác dụng nhanh hay chậm. Có loại sẽ hiệu quả sau vài giờ uống nhưng cũng có loại tác dụng nhanh chỉ sau khoảng một giờ uống. Tuy nhiên, khi dự định uống thuốc dị ứng bạn nên tham khảo ý kiến của dược sĩ, bác sĩ về cách dùng thuốc, liều lượng cũng như chọn loại thuốc phù hợp để mang lại kết quả điều trị tốt nhất và an toàn cho sức khỏe.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:chữa dị ứngdị ứngThông tin sức khỏe

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *