Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), tỷ lệ mắc ung thư tại Việt Nam đang tăng lên. Năm 2020, Việt Nam có khoảng 183.000 ca ung thư mới và 123.000 ca tử vong do ung thư. Vậy ung thư thường xảy ra ở lứa tuổi nào?
Bạn đang đọc: Ung thư thường xảy ra ở lứa tuổi nào?
Ung thư là căn bệnh nguy hiểm có thể xảy ra với bất kỳ ai. Tuy nhiên, một số bệnh ung thư có nguy cơ cao xuất hiện ở những độ tuổi nhất định. Vậy thì bệnh ung thư thường xảy ra ở lứa tuổi nào?
Ung thư là gì?
Ung thư là căn bệnh của các tế bào trong cơ thể. Thông thường, các tế bào phát triển và nhân lên một cách có kiểm soát, tuy nhiên, đôi khi tế bào trở nên bất thường và tiếp tục phát triển. Các tế bào bất thường có thể tạo thành một khối gọi là khối u.
Khối u có thể là lành tính hoặc ác tính. Khối u lành tính không xâm lấn các mô xung quanh và thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Khối u ác tính, còn gọi là ung thư, có thể xâm lấn các mô xung quanh và có thể di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể. Ung thư có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể, bao gồm da, phổi, vú, đại trực tràng, tuyến tiền liệt, dạ dày, gan, tuyến tụy, máu,…
Dưới đây là một số yếu tố kết hợp gây ra ung thư, bao gồm:
- Yếu tố di truyền: Ung thư có thể là do di truyền từ cha mẹ.
- Yếu tố môi trường: Tiếp xúc với các chất gây ung thư, chẳng hạn như khói thuốc lá, tia bức xạ, chất độc,…
- Yếu tố lối sống: Chế độ ăn uống không lành mạnh, thừa cân béo phì, ít vận động, uống nhiều rượu bia,… cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
Vậy bệnh ung thư thường xảy ra ở lứa tuổi nào? Mời bạn theo dõi trong phần tiếp theo của bài viết.
Ung thư thường xảy ra ở lứa tuổi nào?
Tỷ lệ mắc ung thư theo độ tuổi là một chỉ số quan trọng để đánh giá tình hình ung thư trong cộng đồng. Theo thống kê của CDC, tỷ lệ mắc ung thư ở Mỹ đã giảm dần trong hơn một thập kỷ qua. Điều này là do một số yếu tố, bao gồm việc sử dụng thuốc lá giảm, tầm soát ung thư sớm và các phương pháp điều trị ung thư hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, vẫn có khoảng 4/10 người Mỹ sẽ mắc bệnh ung thư trong đời. Điều quan trọng là phải nhận thức được các yếu tố nguy cơ ung thư và thực hiện các bước để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 90% các trường hợp ung thư được chẩn đoán ở những người từ 45 tuổi trở lên. Người cao tuổi trên 74 tuổi chiếm gần 28% tổng số ca ung thư mới.
Tuổi tác chính là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất gây ra bệnh ung thư. Khi bạn già đi, các tế bào trong cơ thể có nhiều khả năng bị đột biến, điều đó đồng nghĩa với việc tỷ lệ mắc ung thư của bạn ngày càng tăng lên.
Đồng thời, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã công bố Việt Nam đứng ở vị trí 78/172 quốc gia và vùng lãnh thổ về tỷ lệ tử vong do bệnh ung thư. Trong đó, 5 bệnh ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam bao gồm: Ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư trực tràng, ung thư vú.
Các loại ung thư tương ứng xảy ra theo lứa tuổi
Nguy cơ mắc ung thư có thể thay đổi tùy theo loại ung thư và độ tuổi. Ví dụ, trẻ em dưới 14 tuổi thì bệnh ung thư phổ biến nhất bao gồm bệnh bạch cầu, ung thư não, ung thư hạch bạch huyết hoặc hệ thần kinh trung ương. Hơn một trong bốn trường hợp ung thư xương được chẩn đoán dưới 20 tuổi.
Tỷ lệ mắc ung thư có thể tăng theo tuổi tác. Một số loại ung thư, chẳng hạn như ung thư phổi, tuyến tụy và ung thư buồng trứng, có thể khó phát hiện cho đến khi chúng đã tiến triển.
Các loại ung thư thường được chẩn đoán ở người lớn dưới 50 tuổi bao gồm:
- Ung thư cổ tử cung;
- Ung thư tuyến giáp;
- Ung thư hạch bạch huyết;
- Ung thư vú.
Các loại ung thư thường gặp ở người trên 50 tuổi bao gồm:
- Ung thư phổi;
- Ung thư tuyến tiền liệt;
- Ung thư nhũ hoa;
- Ung thư bàng quang;
- Ung thư đại trực tràng.
Độ tuổi trung bình khi phát hiện ung thư các loại ung thư
- Ung thư vú: Khoảng 62 tuổi;
- Ung thư phổi: Khoảng 71 tuổi;
- Ung thư tuyến tiền liệt: Khoảng 66 tuổi;
- Ung thư tuyến tụy: Khoảng 70 tuổi;
- Ung thư đại tràng: Khoảng 67 tuổi;
- Ung thư da: Khoảng 65 tuổi;
- Ung thư bàng quang: Khoảng 73 tuổi;
- Ung thư cổ tử cung: Khoảng 50 tuổi;
- Ung thư buồng trứng: Khoảng 63 tuổi;
- Độ tuổi bị ung thư não: Khoảng 66 tuổi.
Nhìn chung, ung thư thường xảy ra ở lứa tuổi nào cũng đều nguy hiểm. Ta thấy nguy cơ mắc ung thư ở người lớn dưới 50 tuổi thấp hơn so với người lớn trên 50 tuổi. Tuy nhiên, ung thư có thể đã lan rộng trong một thời gian dài trước khi được bác sĩ phát hiện. Vì vậy hãy đến gặp bác sĩ khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường.
Tìm hiểu thêm: Động mạch đầu mặt cổ nằm ở đâu? Chức năng và vai trò trong y học
Phòng ngừa ung thư
Để cải thiện tình trạng bị ung thư, dưới đây là một số biện pháp giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả:
- Không hút thuốc lá, thuốc lào, uống nhiều rượu bia, chất có cồn.
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều: Tia cực tím (UV) từ mặt trời có thể làm tăng nguy cơ ung thư da. Vì vậy hãy hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bằng cách ở trong bóng râm, mặc quần áo bảo hộ hoặc bôi kem chống nắng.
- Thói quen sinh hoạt: Bạn nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên tập thể dục để đảm bảo có sức khỏe tốt.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Tình trạng thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư rất cao. Bạn nên kết hợp giữa chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên để duy trì cân nặng của mình ở mức ổn định.
- Khám sàng lọc ung thư: Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn về loại xét nghiệm sàng lọc ung thư nào là tốt nhất cho bạn dựa trên các yếu tố nguy cơ của bạn.
- Tiêm chủng ngừa: Tiêm chủng có thể giúp ngăn ngừa các loại vi-rút gây ra ung thư, bao gồm viêm gan B làm tăng nguy cơ ung thư gan và vi-rút u nhú ở người (HPV).
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân tụt huyết áp và các phòng ngừa
Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng bạn có thể giải quyết được thắc mắc về vấn đề ung thư thường xảy ra ở lứa tuổi nào. Bạn nên hiểu rằng ung thư không phân biệt giới tính và ở bất kỳ độ tuổi nào cũng đều mang tính chất nguy hiểm. Vì vậy, bạn nên quan tâm tới sức khỏe của mình nhiều hơn và thường xuyên thăm khám định kỳ để giữ cho mình một cơ thể khỏe mạnh.
Xem thêm: Tìm hiểu ngay tính chất di truyền của ung thư
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Ung thưThông tin sức khỏe