Theo thống kê về bệnh ung thư hậu môn tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 579 ca mắc mới và 321 ca tử vong. Bạn có biết người mắc bệnh ung thư hậu môn sống được bao lâu? Làm thế nào để giúp kéo dài sự sống cho người bệnh?
Bạn đang đọc: Ung thư hậu môn sống được bao lâu? Làm gì để kéo dài sự sống?
Ung thư hậu môn không nằm trong nhóm các bệnh ung thư phổ biến nhất hiện nay. Nó đứng thứ 25 trong các loại bệnh ung thư thường gặp. Thời gian sống của người bệnh ung thư hậu môn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vì vậy khó có con số cụ thể về thời gian người bệnh ung thư hậu môn sống được bao lâu. Nếu phát hiện sớm, có phương pháp điều trị phù hợp và chăm sóc cẩn thận sẽ giúp kéo dài sự sống.
Vì sao bị ung thư hậu môn?
Ung thư hậu môn là tình trạng các tế bào ung thư hình thành, phát triển trong các mô của hậu môn. Chúng tạo thành các khối u ác tính tại hậu môn và có thể di căn ra những cơ quan khác nếu không được điều trị kịp thời. Ung thư hậu môn thường gặp ở những người ngoài 50 tuổi. Có nhiều nhóm nguy cơ gây bệnh ung thư hậu môn, phổ biến là các nguyên nhân dưới đây:
- Nhiễm virus HPV – một loại virus lây truyền qua đường tình dục. Phần lớn những người mắc bệnh ung thư hậu môn đều có nhiễm HPV.
- Quan hệ tình dục không an toàn, nhất là khi quan hệ qua đường hậu môn.
- Suy giảm miễn dịch ở người bị nhiễm HIV, người dùng thuốc ức chế miễn dịch, người ghép tạng.
- Thói quen hút nhiều thuốc lá làm tăng gấp 8 lần nguy cơ ung thư hậu môn so với người không hút thuốc.
- Bị rò hậu môn kéo dài mà không điều trị kịp thời. Bệnh sẽ chuyển biến nghiêm trọng và tăng nguy cơ ung thư hậu môn.
Ung thư hậu môn sống được bao lâu?
Khi được chẩn đoán ung thư hậu môn, cả bệnh nhân và người nhà đều rất lo lắng thời gian sống còn lại được bao lâu. Mỗi người bệnh sẽ có thời gian sống sót khác nhau vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là những yếu tố tác động đến thời gian sống của bệnh ung thư hậu môn.
Thời gian phát hiện và điều trị bệnh
Cũng giống như các bệnh ung thư khác, ung thư hậu môn trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Khả năng chữa khỏi và tỷ lệ sống sót tùy theo từng giai đoạn. Nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu khi mới khởi phát khối u thì thời gian sống lâu hơn. Lúc này, các phương pháp điều trị cũng cho hiệu quả khả quan.
Trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối khi các tế bào ung thư đã di căn, tiên lượng sống của bệnh nhân không còn nhiều. Các phương pháp đặc hiệu cũng không thể kiểm soát được tình trạng bệnh. Theo thống kê, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư hậu môn qua các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Khối u có kích thước nhỏ hơn 2cm. Bệnh được phát hiện thông qua tầm soát chuyên sâu, sinh thiết. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm kể từ khi được chẩn đoán ung thư lên tới 83.7%.
- Giai đoạn 2: Khối u có kích thước từ 2 – 5cm, chưa di căn. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể thấy đau và ngứa ở hậu môn, đi ngoài ra máu, táo bón liên tục. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 67.7%.
- Giai đoạn 3: Các khối u có kích thước bất kỳ đã lan sang hạch bạch huyết gần trực tràng và các cơ quan lân cận. Người bệnh có tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 36.2%.
- Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối của ung thư hậu môn. Các khối u ác tính đã di căn đến các cơ quan ở xa như là gan, phổi, thận, xương, não,… Tỷ lệ sống sót của người bệnh chỉ khoảng 7 – 15%.
Tình trạng bệnh ung thư hậu môn
Ung thư hậu môn có nhiều dạng khác nhau như: Ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư hắc tố Melanoma, ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp,… Mỗi dạng ung thư có mức độ ảnh hưởng và cơ chế hoạt động khác nhau. Vì vậy thời gian sống của bệnh nhân cũng tùy vào tình trạng ung thư.
Độ tuổi và sức khỏe của người bệnh
Người trẻ tuổi có sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt hơn người già. Khả năng đáp ứng điều trị của người trẻ cũng tốt hơn. Người già sức khỏe yếu, khó chống chịu với các tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Cùng một giai đoạn bệnh ung thư hậu môn thì thời gian sống của người trẻ tuổi có thể kéo dài hơn. Người có tiền sử sức khỏe tốt, không mắc thêm các bệnh khác cũng được tiên lượng tốt hơn.
Phương pháp điều trị ung thư hậu môn
Y học hiện đại có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh ung thư hậu môn. Phổ biến nhất hiện nay là phẫu thuật, hóa trị ung thư, xạ trị. Ngoài ra còn có: Liệu pháp nội tiết, liệu pháp hormone, điều hòa đáp ứng sinh học,… Phác đồ điều trị sẽ dựa theo tình trạng bệnh, sức khỏe và khả năng đáp ứng của bệnh nhân. Có phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp đáp ứng tốt và mang lại hiệu quả cao.
Tìm hiểu thêm: Bệnh zona tai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Tâm lý của bệnh nhân ung thư hậu môn
Thời gian người bệnh ung thư hậu môn sống được bao lâu còn chịu ảnh hưởng của tâm lý. Khi có chẩn đoán ung thư, tâm lý chung của các bệnh nhân là hoang mang, sợ hãi, buồn chán, tuyệt vọng,… Tâm lý tiêu cực sẽ làm sa sút tinh thần, làm giảm hiệu quả điều trị và có thể khiến bệnh tiến triển nhanh hơn. Ngược lại, một tinh thần lạc quan có thể giúp người bệnh điều trị tốt hơn.
Hỗ trợ kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư hậu môn
Bên cạnh các phương pháp điều trị đặc hiệu, bệnh nhân và người nhà có thể kết hợp nhiều biện pháp giúp hỗ trợ kéo dài sự sống.
- Giữ trạng thái tinh thần tích cực: Người bệnh nên suy nghĩ lạc quan, cởi mở tâm sự và giải tỏa ưu phiền với mọi người. Có thể tìm đến những thú vui giải trí nhẹ nhàng để thư giãn và quên đi nỗi lo lắng về bệnh tật.
- Hoạt động thể chất cải thiện sức khỏe: Duy trì thói quen vận động và tập thể dục hàng ngày. Tùy theo tình trạng sức khỏe mà người bệnh có thể đi bộ, luyện tập khiêu vũ, tập thể dục, yoga,…
- Ăn uống điều độ và lành mạnh: Người bệnh nên ăn nhiều rau có màu xanh đậm giàu chất xơ và chất chống oxy hóa. Thực phẩm nên ăn còn có: Khoai lang, đu đủ, dưa hấu dâu tây,… Không uống rượu bia, thực phẩm lên men, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
- Bổ sung thực phẩm hỗ trợ điều trị ung thư: Kết hợp sử dụng thực phẩm chức năng dành cho người ung thư.
>>>>>Xem thêm: Sử dụng lá muồng trâu trị vảy nến được không?
Bệnh nhân ung thư hậu môn nên tuân thủ liệu trình điều trị và áp dụng các biện pháp hỗ trợ kể trên. Người bệnh không nên quá lo lắng về vấn đề ung thư hậu môn sống được bao lâu. Hãy giữ tinh thần lạc quan và sống tiếp những tháng ngày thật bình yên, hạnh phúc bên gia đình thân yêu nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm