“U nang sụn nắp thanh thiệt là bệnh gì?” là thắc mắc của không ít người bệnh. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Có thể chữa bằng những phương pháp nào?
Bạn đang đọc: U nang sụn nắp thanh thiệt là gì? Có chữa được không?
U nang sụn nắp thanh thiệt là cái tên còn khá xa lạ với nhiều người bệnh. Tuy nhiên, căn bệnh này được đánh giá là không quá nguy hiểm, nhưng vẫn gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Do đó, người bệnh cần phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh để được điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin cơ bản nhất xoay quanh u nang sụn nắp thanh thiệt.
U nang sụn nắp thanh thiệt là gì?
Sụn nắp nằm ở dưới đáy lưỡi, gần vùng hạ họng. Nó có nhiệm vụ đóng lại đường dẫn vào khí quản để bảo vệ bộ phận này trong quá trình nuốt thức ăn. Đây là vị trí vô cùng nhạy cảm, thường xuyên mắc phải bệnh lý viêm sụn nắp cấp, đi kèm với những dấu hiệu đặc trưng như: Vướng, mắc, nghẹn, khó chịu, đau khi nuốt thức ăn và đồ uống.
U nang sụn nắp thanh thiệt là tình trạng một hoặc vài khối u lành tính phát triển trên nắp thanh thiệt. Từ đó, làm tắc đường dẫn lưu của các các tuyến vùng sụn nắp vào tạo thành các u nang. Nếu khối u có kích thước nhỏ, không gây vướng, mắc khi nuốt và nói chuyện thì bạn không cần phải can thiệp bằng thuốc hoặc các phương pháp ngoại khoa. Ngược lại, khối u phát triển quá to, làm thay đổi giọng nói, gây khó nuốt, khó thở,… bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ u nang.
Bệnh u nang sụn nắp thanh thiệt có nguy hiểm không?
U nang sụn nắp thanh thiệt thường không quá phổ biến nên nhiều người không khỏi lo lắng khi mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, theo đánh giá của các bác sĩ chuyên khoa, đây là căn bệnh lành tính.
Trên thực tế, u nang sụn nắp chứa đầy chất dịch nhầy nên không ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa của con người. Hầu hết các khối thường có kích thước khá nhỏ nên người bệnh ít khi cảm nhận được sự xuất hiện của chúng. Một số trường hợp người bệnh chỉ phát hiện ra u nang khi thăm khám định kỳ hoặc nội soi vùng họng và hạ họng.
Rất hiếm khi người mắc bệnh u nang sụn nắp thanh thiệt cần phải phẫu thuật. Phương pháp này chỉ được áp dụng khi khối u gây ho, đau, rát cổ họng hoặc chèn ép vào đường thở.
Điều trị u nang sụn nắp thanh thiệt như thế nào?
Mổ cắt bỏ u nang sụn nắp thanh thiệt là phương pháp điều trị bệnh phổ biến nhất. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ quan sát kỹ vị trí, tình trạng và kích thước của khối u thông qua soi treo thanh quản trực tiếp. Phương pháp này thường được chỉ định với những u nang nằm ở vùng hố lưỡi thanh thiệt. Bên cạnh đó, tùy vào tính chất và kích thước của khối u mà bác sĩ có thể kết hợp nhiều cách điều trị khác nhau.
Dưới đây là quy trình phẫu thuật u nang sụn nắp thanh thiệt:
Trước khi phẫu thuật
Người bệnh được thăm khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ thăm hỏi về các triệu chứng, tình trạng hiện tại và tiểu sử mắc bệnh của bệnh nhân. Bạn cũng cần lưu ý rằng: Người bệnh cần được điều trị triệt để tình trạng trào ngược dạ dày. Nguyên nhân là do dịch dạ dày đẩy ngược lên vùng cổ họng có thể khiến cho vết mổ bị viêm, nhiễm trùng và lâu lành hơn.
Bác sĩ cũng sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán tiền phẫu thuật, bao gồm: Chụp phim cổ nghiêng, cổ thẳng, chụp CT Scan vùng cổ có tiêm thuốc cản quang, siêu âm tuyến giáp hoặc chụp xạ hình tuyến giáp nếu nghi ngờ tuyến giáp bị lạc chỗ.
Tìm hiểu thêm: Cấu tạo và chức năng của rốn
Trong quá trình phẫu thuật
Để quá trình phẫu thuật được diễn ra đúng kỹ thuật và khối u được loại bỏ triệt để, bác sĩ cần thực hiện theo từng bước sau:
- Bước 1: Người bệnh giữ cơ thể ở tư thế nằm, đầu ngửa ra sau và gối kê dưới vai.
- Bước 2: Bác sĩ bắt đầu gây mê nội khí quản hoặc gây mê tại chỗ đối với những khối u nhỏ. Khi khối u phát triển quá to, người bệnh rất có thể sẽ phải chọc hút bớt lượng dịch bên trong để làm giảm thể tích khối u.
- Bước 3: Nhân viên y tế sử dụng bộ soi thanh quản treo để quan sát kỹ hố lưỡi thanh thiệt.
- Bước 4: Dùng dụng cụ vi phẫu để loại bỏ khối u một cách an toàn.
- Bước 5: Bác sĩ kiểm tra kỹ tình trạng vết thương rồi cầm máu bằng đông điện đơn cực hoặc lưỡng cực.
Sau khi phẫu thuật
Sau quá trình phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được theo dõi trong 5 – 6 tiếng đồng hồ. Theo đó, một trong những tác dụng phụ của biện pháp này là nhiễm khuẩn và chảy máu vết thương. Nếu chỉ chảy máu ở các mạch nhỏ, bệnh nhân chỉ cần uống thuốc chống đông máu và ngậm đá lạnh. Trong trường hợp máu chảy ra quá nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật lại để cầm máu.
>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm osteocalcin và bệnh loãng xương
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã nắm được các thông tin cơ bản liên quan đến căn bệnh u nang sụn nắp thanh thiệt. Tóm lại, khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn nên thăm khám tại các cơ sở uy tín để được điều trị kịp thời nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm