U mạch máu có phải là ung thư không? Nguyên nhân và cách điều trị

U mạch máu có phải là ung thư không? Nguyên nhân và cách điều trị

Sự xuất hiện của những chấm đỏ trên da, đặc biệt là ở trẻ nhỏ khiến cho ba mẹ lo lắng và thắc mắc rằng liệu chúng có phải u mạch máu không? Hãy cùng tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách điều trị các khối u mạch máu qua bài viết sau.

Bạn đang đọc: U mạch máu có phải là ung thư không? Nguyên nhân và cách điều trị

U mạch máu là sự phát triển phổ biến của các mạch máu được tìm thấy trên da, những khối u này có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể bạn, đặc biệt là trên mặt, ngực và lưng, dưới dạng các cục màu đỏ hoặc tím. U mạch máu thường vô hại và có xu hướng tự khỏi.

U mạch máu có phải là ung thư không?

U mạch máu (hemangiomas) là một loại tăng trưởng xuất hiện dưới dạng cục màu đỏ hoặc tím trên da, được tạo thành từ sự phân chia nhanh chóng của các tế bào thành mạch máu (tế bào nội mô). Chúng có thể hiện diện ngay từ khi mới sinh ra và trở nên đáng chú ý từ khi còn nhỏ. Mặc dù u mạch máu phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ em nhưng người lớn cũng có thể mắc loại u này. Trên thực tế, khoảng 75% số người từ 75 tuổi trở lên mắc bệnh u mạch máu anh đào hay còn gọi là Cherry Hemangioma.

U mạch máu là một khối u, nhưng không phải tất cả các khối u đều là ung thư. Khối u là sự phát triển quá mức của mô, sau đó to lên và có thể xuất hiện dưới dạng một khối u trên cơ thể. Các u mạch máu không phải ung thư và sẽ không lan sang các bộ phận khác trên cơ thể, không đe dọa đến tính mạng. U mạch máu là một khối u phổ biến, có thể được cắt bỏ mà không có nguy cơ tái phát sau phẫu thuật.

U mạch máu có phải là ung thư không? Nguyên nhân và cách điều trị u mạch máu 1

U mạch máu là một loại tăng trưởng xuất hiện dưới dạng cục màu đỏ hoặc tím trên da

Các loại u mạch máu

Hai loại u mạch máu phổ biến nhất là u mạch máu mao mạch và u mạch máu thể hang.

U mạch máu mao mạch

U mạch máu mao mạch xuất hiện ở các lớp bên ngoài của da và thường có hai dạng thường gặp nhất:

  • U máu ở trẻ sơ sinh (u máu dâu tây): Những khối u mạch máu này là khối u phổ biến ở trẻ sơ sinh, xuất hiện ở 12% trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên. U mạch máu ở trẻ sơ sinh trông giống như những vết phồng đỏ trên da và thường có kích thước từ 6mm đến 20mm. Chúng thường phát triển nhanh chóng, sau đó co lại và mờ đi.
  • U mạch máu anh đào (Cherry hemangiomas): U mạch máu anh đào là những khối u mạch máu màu đỏ nhỏ, giống như dấu chấm nổi lên, thường thấy trên thân mình và đôi khi cũng có ở tay và chân. Chúng rất phổ biến ở người lớn, đặc biệt là khi họ già đi. U mạch máu anh đào thường hình thành theo nhóm từ vài đến chục u.

U mạch máu dạng hang

Hình thành ở các lớp sâu hơn của da, thường là quanh mắt. U mạch máu dạng hang thường xuất hiện ở mí mắt, bề mặt da hoặc trong hốc mắt. Chúng trông giống như những cụm mạch máu rộng có màu từ đỏ sẫm đến xanh khi chúng xuất hiện lần đầu trên hoặc dưới da. Những u mạch máu này có thể ảnh hưởng đến mắt, dẫn đến các vấn đề về thị lực như nhược thị, tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể .

Bất cứ ai cũng có thể bị u mạch máu vào bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời, thường phổ biến ở:

  • Trẻ sơ sinh, khoảng 10% trẻ sơ sinh được sinh ra sẽ mắc u mạch máu.
  • Trẻ sơ sinh da trắng có nguy cơ cao hơn.
  • Trẻ sơ sinh non tháng.
  • Người lớn ở độ tuổi trung niên.

U mạch máu dần dần biến mất theo thời gian và phần lớn không nguy hiểm đến tính mạng.

U mạch máu có phải là ung thư không? Nguyên nhân và cách điều trị u mạch máu 2

U mạch máu dạng hang

Triệu chứng và nguyên nhân

U mạch máu là do các mạch máu tăng sinh quá mức và nguyên nhân trực tiếp tạo nên u mạch máu cho đến nay vẫn chưa được biết rõ. Ở trẻ em, u mạch máu là do các mạch máu không phát triển bình thường trong thai kỳ. Một số u mạch máu phát triển ở người lớn sau một chấn thương hoặc bệnh tật.

U mạch máu phát triển trên hoặc bên trong da, chúng có thể hình thành ở bất cứ đâu trên cơ thể bạn, với hơn 50% mọc ở đầu và cổ. Đôi khi, u máu có thể được tìm thấy trên các cơ quan nội tạng như gan,….

U mạch máu trông giống như một vết phồng trên da, có màu đỏ tươi hoặc màu tím và kích thước từ vài đến vài chục mm. Vậy u mạch máu có triệu chứng gì và u mạch máu có chảy máu không?

U mạch máu nằm gần miệng – hoặc vùng mang tã ở trẻ sơ sinh – thường chảy máu do ma sát. Nếu những vị trí này chuyển sang màu đỏ, đổi màu hoặc bị loét (biến thành vết thương hở) thì sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng. Hầu hết các u mạch máu đều không đau. Vì u máu nổi bật trên da nên chúng có thể dễ dàng bị thương nếu bị va đập hoặc trầy xước.

Trong trường hợp khối u mạch máu bị rách, bạn nên xử lý nó giống như bất kỳ vết thương nào khác bằng cách vệ sinh vết thương đúng cách, sát khuẩn và băng lại. Tuy nhiên, u mạch máu dạng hang có thể gây đau tùy thuộc vào vị trí của chúng, đặc biệt nếu chúng được tìm thấy trên cơ hoặc trong xương.

Tìm hiểu thêm: Exosome là gì? Giải pháp tiềm năng giúp trẻ hóa làn da

U mạch máu có phải là ung thư không? Nguyên nhân và cách điều trị u mạch máu 3
Tăng sinh quá mức tế bào nội mô gây u mạch máu

Hướng điều trị u mạch máu

Đối với hầu hết các u mạch máu không ảnh hưởng đến sinh hoạt hay có triệu chứng, ví dụ tại vị trí gần mắt mà không cản trở tầm nhìn,… việc điều trị là không cần thiết. Chúng có xu hướng tự biến mất theo thời gian. U mạch máu nằm gần mắt của bạn có thể dẫn đến các vấn đề về thị lực nếu không được kiểm soát. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chẹn beta như propranolol uống hoặc steroid để thu nhỏ mạch máu và giảm sự xuất hiện của u mạch máu.

Nếu u máu gây khó chịu, bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ nó. Đây là thực tế phổ biến với u mạch máu anh đào (Cherry hemangiomas). Mặc dù nhiều u mạch máu không gây hại nhưng mọi người thường chọn cách loại bỏ chúng vì họ không thích vẻ ngoài của u. Điều trị bằng laser đôi khi có thể làm giảm kích thước hoặc ngăn chặn sự phát triển của u mạch máu.

Sự thoái hóa là khi khối u mạch máu thu nhỏ kích thước và thường biến mất. Gần một nửa số u mạch máu ở trẻ sơ sinh dần biến mất khi trẻ được 5 tuổi và 90% biến mất khi trẻ được 10 tuổi.

Bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và kiểm tra càng sớm càng tốt nếu u mạch máu có những dấu hiệu sau đây:

  • Thay đổi màu sắc.
  • Bắt đầu chảy máu.
  • Cản, ngăn chặn tầm nhìn (ở vị trí gần mắt).
  • Ảnh hưởng đến những sinh hoạt hay có triệu chứng gây khó chịu như ảnh hương khả năng thở hoặc ăn của bạn.

U mạch máu có phải là ung thư không? Nguyên nhân và cách điều trị u mạch máu 4

>>>>>Xem thêm: Tăng lipid máu là gì? Nguyên nhân gây tăng lipid máu ở người bệnh

Theo dõi sự thay đổi của u mạch máu

Tóm lại, phần lớn các u mạch máu là vô hại và cách điều trị u mạch máu tốt nhất là thời gian. Theo thời gian, u mạch máu sẽ tự biến mất. Việc cần làm là theo dõi các dấu hiệu cảnh báo tiềm ẩn về u máu bất thường, như thay đổi màu sắc, chảy máu, thay đổi thị lực hoặc khó nuốt, khó thở. Cần đến gặp bác sĩ tại các cơ sở y tế uy tín để thăm khám càng sớm càng tốt nếu bạn nhận thấy những điều bất thường hoặc những thay đổi đột ngột khác của u mạch máu.

Xem thêm: Cần làm gì khi phát hiện hình ảnh u máu gan trên siêu âm?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:u máuKhối uSức khỏe tổng quát

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *