Trường hợp nào cần chụp mạch vành qua da?

Trường hợp nào cần chụp mạch vành qua da?

Chụp mạch vành qua da là phương pháp phổ biến được sử dụng trong chẩn đoán các bệnh liên quan đến động mạch vành. Nhiều người băn khoăn phương pháp này có nguy hiểm không, ai cần thực hiện. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!

Bạn đang đọc: Trường hợp nào cần chụp mạch vành qua da?

Bệnh mạch vành là tình trạng mạch máu ở tim bị hẹp hoặc tắc nghẽn khiến cơ tim không nhận đủ lượng oxy và dưỡng chất quan trọng. Dần dần, tình trạng tắc nghẽn này làm xuất hiện các cơn đau thắt ngực hoặc đau tim. Lúc này, chụp mạch vành qua da là phương pháp được nhiều bác sĩ lựa chọn để có được kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Vậy chụp mạch vành qua da là phương pháp gì? Có tác dụng gì? Ai nên và không nên thực hiện?

Chụp mạch vành qua da là phương pháp gì?

Chụp mạch vành qua da là phương pháp được sử dụng trong xác định tình trạng tắc nghẽn mạch vành. Phương pháp này sử dụng kỹ thuật chụp cản quang dưới màn hình tăng sáng để các bác sĩ nắm được giải phẫu của động mạch vành, đánh giá tình trạng hẹp và mức độ nghiêm trọng.

Ưu điểm của phương pháp chụp mạch vành qua da là có thể thực hiện điều trị tại chỗ bằng cách đặt ống thông bóng nong mạch vành. Tuy nhiên phương pháp này cũng có cũng tỷ lệ rủi ro và có thể gây ra một số biến chứng như bóc tách mạch vành, chảy máu dưới da,…

Trường hợp nào cần chụp mạch vành qua da? 01

Chảy máu dưới da là một trong những biến chứng có thể xảy ra

Ai cần thực hiện chụp mạch vành qua da?

Những trường hợp sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện chụp mạch vành qua da gồm:

Người bệnh động mạch vành

Phương pháp chụp mạch vành qua da sẽ giúp xác định được mức độ cũng như vị trí các động mạch vành tổn thương. Qua đó, giúp đánh giá tình trạng tắc nghẽn cụ thể trong lòng mạch.

Ngoài ra, tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể, người bệnh có thể được sử định thực hiện kết hợp chụp mạch vành qua da với một số phương pháp điều trị khác như nong mạch vành, đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.

Người bệnh nhồi máu cơ tim

Một trường hợp khác cũng cần thực hiện chụp mạch vành qua da là người bị nhồi máu cơ tim. Phương pháp này sẽ được chỉ định bắt buộc trong trường hợp bị nhồi máu cơ tim cấp hoặc sau cơn nhồi máu cơ tim, người bệnh xuất hiện tình trạng đau thắt ở vùng ngực nhằm xác định nguyên nhân gây ra cơn đau.

Trường hợp nào cần chụp mạch vành qua da? 02

Người bệnh nhồi máu cơ tim nên thực hiện chụp mạch vành qua da

Người nghi ngờ bị đau tim

Trường hợp người bệnh xuất hiện những dấu hiệu giống với cơn đau tim như khó thở, đau thượng vị, vã mồ hôi, nôn ói,… sẽ được bác sĩ chỉ định bắt buộc thực hiện chụp mạch vành qua da để xác định rõ ràng nguyên nhân có phải do vấn đề về tim mạch không.

Người có kết quả điện tâm đồ (ECG), xét nghiệm máu men tim và siêu âm tim bất thường

Khi các kỹ thuật như siêu âm tim, điện tâm đồ hoặc xét nghiệm máu men tim cho ra các kết quả bất thường, người bệnh sẽ cần phải thực hiện chụp mạch vành qua da để đánh giá tình trạng tim mạch, chẩn đoán rõ ràng có phải bị thiếu máu cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim hay không.

Ngoài ra, người bị rối loạn nhịp thất, bệnh về van tim, rối loạn chức năng thất trái hoặc các trường hợp phải phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, phẫu thuật ngoài tim, phẫu thuật van tim,… cũng có thể sẽ được chỉ định thực hiện chụp động mạch vành qua da.

Ai không nên chụp mạch vành qua da?

Mặc dù là phương pháp có hiệu quả nhưng trong quá trình chụp bệnh mạch vành qua da, người được chỉ định thực hiện sẽ phải tiếp xúc với tia X-quang. Bởi vậy, một số trường hợp sau nên tránh phương pháp này để hạn chế tối đa tác hại của tia X-quang tới sức khoẻ, gồm:

  • Phụ nữ mang thai;
  • Người bị suy thận nặng;
  • Người bị suy tim mất bù;
  • Người bị cao huyết áp;
  • Người bị dị ứng với thuốc cản quang;
  • Người bị nhiễm trùng tiến triển;
  • Người bị rối loạn sinh hoá, điện giải;
  • Người bị thiếu máu;
  • Người bị phình động mạch chủ ngực – bụng.

Tìm hiểu thêm: Các cách nhận biết cơ thể đang đốt mỡ thừa

Trường hợp nào cần chụp mạch vành qua da? 03
Phụ nữ mang thai là đối tượng cấm chỉ định chụp mạch vành qua da

Biến chứng có thể gặp khi chụp mạch vành qua da

Khi thực hiện chụp mạch vành qua da, cơ thể của người bệnh có thể sẽ xuất hiện một vài các biến chứng như chảy máu dưới da tại vết thương, bầm tím, phát ban do dị ứng thuốc cản quang,…

Bên cạnh những biến chứng nhẹ, phương pháp này cũng có thể làm xuất hiện những biến chứng nguy hiểm có thể đe doạ tính mạng và gây tử vong như giảm cung cấp máu đến các chi, nhồi máu cơ tim, suy thận do thuốc cản quang, tổn thương mô, tổn thương da, đột quỵ, chảy máu liên tục,…

Một số lưu ý khi thực hiện chụp mạch vành qua da

Cũng giống như những kỹ thuật khác, chụp mạch vành qua da cũng có thể gây ra một vài các biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ. Do vậy, trước khi thực hiện phương pháp này, người bệnh cần trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ điều trị về tình trạng sức khoẻ của bản thân cũng như tiền sử bệnh lý để có thể đo lường được mức độ rủi ro có thể xảy ra.

Thứ hai, trước khi tiến hành chụp mạch vành, người bệnh nên nhập viện trước 1 ngày để có đủ thời gian thực hiện được các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, chụp X-quang phổi, siêu âm tim,… Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải nhịn ăn tối thiểu 4 tiếng trước khi tiến hành chụp mạch vành để có được kết quả chính xác nhất.

Trường hợp nào cần chụp mạch vành qua da? 04

>>>>>Xem thêm: Có nên chữa u mỡ tại nhà không?

Người bệnh nên nhịn đói ít nhất 4 giờ trước khi chụp mạch vành qua da

Trên đây, Nhà thuốc Long Châu đã chia sẻ những thông tin quan trọng về phương pháp chụp mạch vành qua da. Hy vọng rằng những điều trong bài viết sẽ giúp ích được cho mọi người.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Bệnh động mạch vànhĐộng mạch vành

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *